Các tổ chức chính trị xã hội tích cực tham gia giải quyết việc làm cho nông dân ngoại thành

Một phần của tài liệu ĐẶNG THANH PHƯƠNG- LUẬN ÁN (Trang 77 - 80)

làm cho nông dân ngoại thành

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh Hà Nội, từ cấp thành phố đến cơ sở đều tích cực tham gia GQVL cho nông dân trong quá trình ĐTH, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình. Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ tích cực làm công tác

tư tưởng, động viên bà con nông dân phát huy sáng kiến tự tìm kiếm việc làm; liên hệ với các doanh nghiệp, tổ chức xã hội hỗ trợ bà con về vốn, dự án đào tạo nghề, nhận nông dân bị mất đất trong quá trình ĐTH vào làm việc. Đoàn Thanh niên phải vận động thanh niên học nghề, chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện mới. Hội Cựu chiến binh với uy tín của mình vận động các doanh nghiệp, ngân hàng nhận nhân công và cho vay vốn để nông dân có cơ hội phát triển nghề nghiệp, bắt đầu khởi nghiệp và lập nghiệp. Các huyện Mê Linh, Hoài Đức, Thanh Oai, thị xã Sơn Tây, các tổ chức chính trị - xã hội đã có vai trò quan trọng trong GQVL cho nông dân.

Hội Nông dân thành phố có vai trò đặc biệt quan trọng trong GQVL cho nông dân ngoại thành Hà Nội. Hội thực sự là cầu nối giữa Ðảng, Nhà nước và thành phố với nông dân, nắm bắt kịp thời những tâm tư nguyện vọng chính đáng của nông dân, là người bạn đồng hành của nông dân, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân; tuyên truyền, vận động, tập hợp nông dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị của thành phố và chính quyền cơ sở. Hội vận động nông dân thực hiện Chương trình số 02 của Thành ủy về Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân , trong đó có chỉ tiêu về tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo.

Hội đã học hỏi kinh nghiệm, chủ động nắm bắt và ứng dụng những tiến bộ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong nông nghiệp, đẩy mạnh các hoạt động tập huấn, chuyển giao khoa học và công nghệ, vận động nông dân Hà Nội chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhằm góp phần GQVL nâng cao đời sống của nông dân ngoại thành Hà Nội trong quá trình ĐTH.

Hiện nay, Hội Nông dân Hà Nội có tổ chức hội ở 18/30 huyện, thị xã với 409 cơ sở; 2.643 chi hội; 5.365 tổ hội và 474.559 hội viên nông dân tham gia sinh hoạt. Trong giai đoạn 2014 - 2018, Quỹ Hỗ trợ nông dân đã xét duyệt 1.707 dự án, cho 46.577 lượt hộ nông dân vay với số tiền là 577, 204 tỷ đồng. Hội Nông dân các quận, huyện, thị xã và cơ sở đã tham mưu cho chính quyền cùng

cấp ngân sách bổ sung cho Quỹ số tiền là 46.840 triệu đồng. Các đơn vị có số dư cao: Hoàng Mai, Gia Lâm, Thanh Trì, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Quốc Oai, Ba Vì, Mê Linh...; đã có 155 mô hình kinh tế được vay vốn từ quỹ. Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân, phối hợp tổ chức tạo vốn cho nông dân vay đem lại nhiều cơ hội việc làm cho nông dân. Đến nay, quỹ hỗ trợ nông dân được xây dựng và củng cố ở 3 cấp, đạt 513,723 tỷ đồng. Cùng với quỹ hỗ trợ nông dân, các cấp Hội đã tích cực chủ động phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nhận tín chấp và ủy thác cho hội viên nông dân ngoại thành vay đạt hơn 2.700 tỷ đồng cho 25.420 hộ vay vốn. Tổ chức hơn 14.000 buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản chế biến nông sản, phối hợp tổ chức 1.854 lớp dạy nghề, truyền nghề cho 63.630 nông dân; tổ chức 89 lớp tập huấn về hội nhập kinh tế quốc tế, sở hữu trí tuệ, bảo hộ nhãn hiệu [168].

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được nêu trên, việc triển khai thực hiện chính sách GQVL cho nông dân ngoại thành Hà Nội cũng còn một số hạn chế:

- Chính sách và việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết, chính sách, đề án, kế hoạch của thành phố Hà Nội trong giải quyết việc làm cho nông dân còn thiếu đồng bộ, việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện còn chậm. Nguồn kinh phí đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật của nông dân chủ yếu từ gia đình 52,9%, từ chính quyền và đoàn thể chiếm tỷ lệ nhỏ là 4.0% (Bảng 6, Phụ lục 2).

- Công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn góp phần tạo việc làm cho nông dân của Thành ủy, UBND thành phố còn hạn chế nên một bộ phận nông dân không biết đến lợi ích của mình và khó tiếp cận đến chính sách. Việc làm của nông dân cả việc làm chính và việc làm thêm được chính quyền địa phương giới thiệu chiếm tỷ lệ 4,8% số người được hỏi, người thân giới thiệu là 9,5% 9 (Bảng 16, Phụ lục 2).

- Nguồn ngân sách đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nông nghiệp, nông thôn còn ít; việc triển khai chính sách hỗ trợ vốn phát triển sản xuất

chưa thật hiệu quả. Nguồn vốn nông dân vay từ ngân hàng chiếm tỷ lệ vay thấp (20,4%), tỉ lệ lao động nông thôn tiếp cận được nguồn vốn vay không cao, chưa thuận lợi . Gặp khó khăn về thủ tục, thời gian vay, số tiền vay chiểm tỷ lệ lên tới hơn 89% . Đó là những nguyên nhân khiến cho không ít nông dân ngoại thành Hà Nội đã lựa chọn phương án vay tín dụng đen với muôn vàn rủi ro (Bảng 23, Phụ lục 2).

- Chưa có chính sách hiệu quả, kịp thời để thu hút lao động mất việc làm trong quá trình ĐTH; sự liên kết giữa chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và hỗ trợ GQVL cho nông dân còn lỏng l o. Đánh giá về mức độ tác động của chính sách của Nhà nước đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nông dân về phương tiện, công cụ cho sản xuất : Rất tích cực 6,5%; không tác động 24,4%; về chuyên môn: rất tích cực: 7,3%; không tác động 9,1% (bảng 26, Phụ lục 2).

- Hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp hoạt động thiếu gắn kết, nhất là trong lĩnh vực trao đổi, cung cấp thông tin về thị trường lao động, trình độ năng lực của cán bộ làm công tác giới thiệu việc làm còn hạn chế, trang thiết bị giành cho thông tin thị trường lao động nghèo nàn, lạc hậu chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Khi hỏi về nghề chính và nghề phụ của nông dân hiện đang làm qua kênh giới thiệu nào thì câu trả lời do tự bản thân nông dân tìm kiếm chiếm tỷ lệ 63,7%; qua người thân giới thiệu 9,5%; qua trung tâm giới thiệu việc làm 1,7%; dịch vụ việc làm tư nhân 4,0%; cơ sở đào tạo: 1,3% ; Hội Nông dân giới thiệu 7,2%; Hội Phụ nữ giới thiệu 3,7%; chính quyền địa phương 4,8% (Bảng 16. Phụ lục 2 )

t n

3 2 T ự trạn ả quyết v làm n n dân n oạ t n Hn qu uyển dị ơ ấu k n tế n n n p, n n t n t eo n công

Một phần của tài liệu ĐẶNG THANH PHƯƠNG- LUẬN ÁN (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w