Tiếp tục hoàn thiện pháp luật, chính sách về giải quyết việc làm của n ng dân ngoại thành Hà Nội trong quá tr nh đ thị hóa

Một phần của tài liệu ĐẶNG THANH PHƯƠNG- LUẬN ÁN (Trang 128 - 135)

4 QUA ĐIỂ CƠ BẢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀ BỀ VỮ G CỦA G DÂGOẠI THÀ H HÀ ỘI TRO G QUÁ TRÌH ĐÔ THỊ HOÁ

4.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật, chính sách về giải quyết việc làm của n ng dân ngoại thành Hà Nội trong quá tr nh đ thị hóa

Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước được thể hiện sinh động trong nghị quyết của Đảng bộ thành phố Hà Nội và chính sách, pháp luật, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Thông qua đường lối, chủ trương, nghị quyết của đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các cấp ủy đảng của thành phố xây dựng, ban hành nghị quyết chỉ đạo chính quyền, đoàn thể thực hiện vai trò, chức năng nhiệm vụ của mình giải quyết triệt để những vấn đề liên quan đến việc làm, GQVL của nông dân.

Thứ nhất, Đảng bộ và chính quyền Thành phố tiếp t c tháo gỡ những rào cản về chính sách đất đai hiện nay.

Đất đai có vị trí đặc biệt quan trọng với quá trình phát triển sản xuất, GQVL của nông dân vì nó vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động. Luật Đất đai năm 2013 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2014 tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai. Không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân. Nhà nước giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân, người nông dân có các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp.

Luật nâng thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân từ 20 năm lên 50 năm; mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đáp ứng yêu cầu tích tụ đất đai phục vụ sản

xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại phù hợp với đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cho phép hộ gia đình, cá nhân tích tụ với diện tích lớn hơn (không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp). Quy định cụ thể và đầy đủ từ việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đảm bảo một cách công khai, minh bạch và quyền lợi của người có đất thu hồi, đồng thời khắc phục một cách có hiệu quả những trường hợp thu hồi đất mà không đưa vào sử dụng, gây lãng phí, tạo nên các dư luận xấu trong xã hội.

Nhờ có những thay đổi đúng đắn trong luật và chính sách về đất đai đã tạo cơ sở để Đảng bộ và chính quyền thành phố lãnh đạo, tổ chức thực hiện các chính sách đất đai liên quan đến nông nghiệp, nông dân ngoại thành trong nhiều năm qua. Tạo ra tiềm năng mới để giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của nông dân trong các lĩnh vực, các ngành kinh tế nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của nông dân, góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, trong số các chính sách đã được triển khai nhằm GQVL của nông dân trong quá trình ĐTH thì bóng dáng người nông dân khá mờ nhạt; chính sách nông nghiệp chưa khuyến khích được người nông dân bảo vệ đất và đầu tư vào đất; chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân chưa hiệu quả, tính khả thi thấp, chậm điều chỉnh…Trong những năm tới nhằm tạo cơ hội, điều kiện GQVL bền vững của nông dân ngoại thành, chính quyền các cấp cần hướng vào các giải pháp sau:

- Tiếp tục đổi mới chính sách quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của Thành phố dựa trên những căn cứ khoa học, quan điểm toàn diện và tầm nhìn xa trong bối cảnh ĐTH ngày càng phát triển. Trên cơ sở phân tích tiềm năng lợi thế của các vùng như: Sản xuất trang trại quy mô lớn thay thế cho cây độc canh, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp chịu hạn ở vùng đồi gò Sóc Sơn, Ba Vì, Thạch Thất. Phát triển có qui mô vùng thủy sản tập trung ở vùng trũng Ứng Hòa, Phú Xuyên, Hoài Đức; tạo mô hình tốt cho các tổ chức sản xuất phù hợp với các xã, làng, v.v… theo đó hạn chế tối đa lấy đất nông nghiệp trồng lúa và cây lương thực cho mục đích công nghiệp và ĐTH; kiên quyết giữ các vùng đất tốt, tránh

lấy vào vùng trọng điểm lúa đảm bảo hài hòa về kinh tế - xã hội - môi trường, đảm bảo an ninh lương thực.

- Tiếp tục nghiên cứu ban hành chính sách thuế đánh vào việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đủ mạnh nhằm ngăn chặn việc lấy đất nông nghiệp phục vụ công nghiệp và ĐTH có nhiều phần dễ dãi thiếu quy hoạch tổng thể như hiện nay. Chính quyền các cấp của Thành phố đẩy mạnh giám sát chặt việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp vùng ngoại thành một cách căn cơ và ổn định lâu dài. Thực hiện quy hoạch cứng với đất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; quy hoạch mềm với các diện tích đất mặt nước được sử dụng để tổ chức sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp lâu dài nhằm đối phó linh hoạt các phương án bố trí cây trồng, vật nuôi cho từng loại đất khi tín hiệu thị trường thay đổi. Điều chỉnh một số điều khoản của Luật Đất đai liên quan đến quản lý nhà nước và sử dụng đất lúa. Tập trung quyền giám sát, quản lý và chuyển đổi đất lúa thống nhất của Thủ tướng Chính phủ thay cho việc giao thẩm quyền quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho UBND thành phố, UBND huyện, thị xã; có chính sách chặt chẽ nghiêm cấm việc sử dụng sai mục đích và có chính sách hỗ trợ người trồng lúa khi bị thiên tai và giá lúa thấp.

- Ban hành chính sách giao đất nông nghiệp, giao đất cho hộ nông dân sử dụng lâu dài; mở rộng hạn mức sử dụng đất; thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai; công nhận quyền sử dụng đất được vận động theo cơ chế thị trường, trở thành một nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh. Cần cho tư nhân tích tụ ruộng đất để giảm sự manh mún trên đồng ruộng mới có thể khuyến khích vốn đầu tư cho nông nghiệp, tạo ra nhiều việc làm. Chính sách tích tụ ruộng đất cần đi kèm với các biện pháp quản lý chặt chẽ để ngăn chặn đầu cơ đất, sử dụng đất không đúng mục đích và không hiệu quả. Quá trình tích tụ ruộng đất sẽ khiến bộ phận nông dân không có đất đòi hỏi phải được hỗ trợ việc làm, tránh sự bất ổn về xã hội nông thôn ngoại thành. Quy định chặt chẽ về việc thu hồi đất nông nghiệp của nông dân, trong đó quan tâm đến lợi ích của nông dân về giá cả đền bù cũng như thực hiện các hỗ trợ để nông dân không bị thất nghiệp sau khi mất đất. Thực hiện

quy trình định giá đất theo thị trường do các tổ chức định giá chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ làm căn cứ cho cơ quan nhà nước quyết định bồi thường hỗ trợ tái định cư. Có quy định cụ thể về cơ chế phán quyết của tổ chức trọng tài kinh tế đối với tranh chấp giá đất giữa các bên tham gia.

- Cần xử lý tốt các mối quan hệ đất đai một cách phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động xã hội. Khắc phục tình trạng người nông dân có đất nhưng thu nhập từ đất không đủ sống, một bộ phận nông dân phải rời quê hương đi nơi khác kiếm sống, bỏ đất hoang hóa. Khẳng định giá trị quyền sử dụng đất như một loại tài sản, chuyển hóa quyền sử dụng đất thành vốn, giảm dần sự can thiệp hành chính, phân bổ lại việc sử dụng đất một cách hợp lý để người nông dân có đủ quỹ đất sản xuất, hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, có khả năng lao động sáng tạo, biết hợp tác liên kết.

- Tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách đền bù với các diện tích đất nông nghiệp Nhà nước thu hồi phục vụ mục đích phi nông nghiệp cho đối tượng nông dân vùng ngoại thành. Với nông dân, đặc biệt ở vùng ngoại vi đền bù không đơn giản là được một khoản tiền nhất định mà là triệt kế sinh nhai, một phương thức canh tác cho dù lạc hậu. Mặt khác đó chính là trách nhiệm xã hội của chính quyền các cấp của thành phố, của Doanh nghiệp, của Mặt trận, Đoàn thể, Hội Nông dân về các mặt tổ chức kinh tế- xã hội, việc làm và đời sống nông dân. Áp dụng thực hiện linh hoạt các phương án đền bù khác nhau như đền bù bằng tiền và trả phí đào tạo, nhận người vào làm việc tại các doanh nghiệp lấy đất theo, lộ trình và cam kết. Nghiên cứu, rà soát, dành lại quỹ đất cần thiết nhằm chuyển đổi nghề và kinh doanh dịch vụ cho hộ nông dân mất đất, quỹ đất phục vụ cho an ninh - quốc phòng. Phân biệt, tuyên truyền , giải thích vận động nông dân hiểu và không vi phạm lấn chiếm đất an ninh quốc phòng để phục vụ sản xuất kinh doanh để xảy ra những bất ổn trong đời sống chính trị- xã hội mà Đồng Tâm là một điển hình.

Thứ hai, tiếp t c thực hiện tốt chính sách đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ngoại thành, tạo điều kiện và cơ hội GQVL bền vững của nông dân

Tăng vốn đầu tư ngân sách cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn vùng ngoại thành, đồng thời tạo cơ chế khuyến khích thu hút vốn đầu tư từ mọi tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế. Phân bổ, điều tiết ngân sách của Nhà nước và Thành phố đảm bảo lợi ích cho các huyện có điều kiện phát triển công nghiệp và các huyện thuần nông. Khắc phục tính dàn trải, kéo dài trong đầu tư xây dựng cơ bản gây thất thoát lãng phí, thực hiện tốt công tác giám sát đầu tư. Quy hoạch và tổ chức xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn nhằm phát triển hàng hóa, thu hút công nghiệp về nông thôn.

Kinh doanh nông nghiệp có một số đặc thù so với công nghiệp dịch vụ như chu kỳ sản xuất dài, dễ bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, tỷ suất lợi nhuận thấp, thị trường nông sản luôn biến động. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp thông qua nới lỏng thời hạn thuê đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư.

Thứ ba, tiếp t c thực hiện c hiệu quả chính sách tín d ng, ph c v phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ngoại thành nhằm giải quyết tốt việc làm của nông dân.

Chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn thời gian qua hầu hết ưu ái cho khu vực chính thức và hướng vào các ngân hàng thương mại lớn. Chương trình tín dụng cho vay theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao theo Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 5/3/2014 của Chính phủ được triển khai nhưng chưa hiệu quả, dù đây là phương thức cho vay mới và rất có ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp. Nhưng hiện nay, cho vay mới chỉ tập trung vào một đối tượng chính - đó là các doanh nghiệp. Điều này vô hình chung đã tạo thế độc quyền giữa các tác nhân trong chuỗi, các tác nhân khác trong chuỗi bị hạn chế tiếp cận nguồn tín dụng chính thức.

Ở nông thôn ngoại thành hiện nay chủ yếu tồn tại hệ thống tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức. Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, tập trung quản lý thống

nhất những chương trình tín dụng ưu đãi, phối hợp lồng ghép có hiệu quả những dự án hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động.

Xuất phát từ thực trạng các tổ chức hiện có chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn của các hộ nông dân; tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn còn rất nhiều rào cản. Nhu cầu vay vốn của nông dân vùng ngoại thành để phát triển sản xuất, GQVL là rất lớn nhưng không phải ai cũng đáp ứng được điều kiện của ngân hàng về tài sản thế chấp. Do thủ tục vay ngân hàng quá phức tạp và giải ngân chậm, phải chờ đợi từng đợt vay với lượng tiền quy định, nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu đầu tư sản xuất, thậm chí, họ không đủ trình độ để xây dựng phương án kinh doanh theo yêu cầu của ngân hàng, vì vậy tất yếu hình thành khu vực tín dụng phi chính thức.

Hiện nay ở khu vực ngoại thành các HTX đã tự xoay vốn bằng cách huy động tín dụng nội bộ, hình thức cho vay này lại khá hiệu quả, rất tốt với đối tượng nông dân người nghèo. Tổ chức tín dụng vi mô này cho vay ít nhưng đi kèm là đào tạo nghề, giúp đa dạng hóa nguồn thu nhập, hỗ trợ giảm nghèo tốt, tỷ lệ nợ xấu gần như không có, thu hoàn vốn đạt trên 99,9% đã góp phần hạn chế tín dụng đen. Mặc dù khu vực tín dụng phi chính thức ở nông thôn ngoại thành cung cấp lượng vốn lớn cho vay đối với các hộ gia đình nông dân nhưng trong đó không ít là loại hình tín dụng đen nên rất nhiều rủi ro. Vì vậy, với hệ thống tín dụng chính thức, cần tạo ra cơ chế đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt những điều kiện kém lợi thế cho nông dân, giúp nông dân có thể dễ dàng, thuận tiện tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng và thực hiện kịp thời chính sách hỗ trợ nông dân khi gặp rủi ro từ nguyên nhân khách quan của kinh tế nông nghiệp. Chính sách cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải ổn định lâu dài chứ không cào bằng như chính sách đối với các khu vực khác. Cần có sự tính toán quy mô tín dụng cần thiết cho khu vực các huyện ngoại thành phát triển sản xuất phù hợp với thực tế. Nghiên cứu giảm bớt lãi suất cho nông dân vay vốn nhằm tạo điều kiện GQVL

bền vững và tăng thu nhập cho nông dân. Ngân hàng phải gắn kết thị trường tiền tệ, thị trường hàng hóa với vai trò là cầu nối trong liên kết bốn nhà.

Sửa đổi Luật Hợp tác xã, chú ý HTX nông nghiệp, không bắt buộc nông dân nghèo phải có vốn điều lệ (đóng cổ phần), miễn thuế cho HTX nông nghiệp ít nhất 10 năm, cho HTX nông nghiệp lập quĩ tín dụng để Nhà nước giúp vốn sản xuất cho nông dân xã viên, nối kết với doanh nghiệp đầu vào và đầu ra cho HTX nông nghiệp nhằm GQVL của nông dân ngoại thành đạt hiệu quả cao.

Tiếp tục nghiên cứu khảo sát mở thêm điểm giao dịch ngân hàng và tổ chức tín dụng tạo thuận lợi cho nông dân ngoại thành đến gửi tiền, vay vốn không chỉ ở các điểm giao dịch hiện nay của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp, mà phải ở các điểm giao dịch mới của Ngân hàng cổ phần đô thị về nông thôn vùng ngoại thành. Nâng mức vay 100 triệu đồng với các hộ vùng sâu, vùng xa; thời điểm vay cần chủ động linh hoạt thích ứng với sản xuất mùa vụ.

Củng cố và nâng cao năng lực tài chính, quản trị rủi ro các định chế tài chính cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tín dụng nông nghiệp. Có chính sách thu hút mở rộng quy mô hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô mở rộng cho vay hộ sản xuất, hộ nghèo. Tạo cầu nối giữa tín dụng chính thức và phi chính thức. Lựa chọn mục tiêu cho vay căn cứ trên hình thức tín dụng vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn có hiệu quả. Riêng với đối tượng nông dân nghèo cần tiếp tục hỗ trợ vốn vay dài hạn hơn và lớn hơn với thủ tục và điều kiện thế chấp đơn giản, dễ dàng và sát thực tế hơn đảm bảo mục tiêu của CNXH. Cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương cần có chế tài mạnh ngăn chặn xử lý kịp thời

Một phần của tài liệu ĐẶNG THANH PHƯƠNG- LUẬN ÁN (Trang 128 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w