Tập đoàn Hòa Phát là tập đoàn hoạt động đa lĩnh vực: Sắt thép; Các ngành nghề điện lạnh, nội thất, máy móc thiết bị; Bất động sản và Lĩnh vực nông nghiệp. Nhƣng nhận thấy, tỷ trọng của nhóm ngành sản xuất kinh doanh về thép là lớn nhất và chiếm phần lớn trong doanh thu (79,4%) và lợi nhuận (82,3%) của Tập đoàn Hòa Phát. Nên học viên lựa chọn ngành thép là ngành đại diện để phân tích phục vụ cho định giá cổ phiếu HPG.
Ngành thép Việt Nam là ngành sản xuất thép và những sản phẩm từ thép từ những nguyên liệu đầu vào nhƣ quặng sắt và sắt phế liệu, than cốc, đá vôi, và khí oxy. Ngành thép Việt Nam bao gồm 2 phân ngành chính: thép dài và thép dẹt. Thép dài là các loại thép đƣợc sản xuất từ phôi vuông, dùng trong xây dựng. Thép dẹt là các loại thép đƣợc sản xuất từ phôi dẹt, bao gồm thép cuộn nóng (HRC), thép cuộn nguội (CRC), ống thép, tôn mạ kim loại và sơn phủ màu.
3.2.2.1. Độ nhạy cảm của ngành thép với chu kỳ kinh doanh
Sản xuất và kinh doanh thép có quan hệ mật thiết đối với ngành xây dựng cơ bản, bất động sản và sản xuất máy móc công nghiệp, đóng tàu và công nghiệp quốc phòng. Sản phẩm của ngành gồm hai loại chính là thép xây dựng và thép công nghiệp. Nếu nhƣ sản xuất thép xây dựng có mối quan hệ mật thiết và phụ thuộc với các ngành xây dựng và bất động sản thì thép công nghiệp lại có sự tƣơng quan đến tốc độ phát triển ngành công nghiệp. Cũng chính vì những mối liên hệ đó, mà sự biến động của ngành thép gắn chặt với sự thay đổi của chu kỳ kinh doanh.
Đặc tính nổi bật của ngành thép là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trƣởng, chính phủ đầu tƣ nhiều cho xây dựng cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp và ngƣời dân có xu hƣớng bỏ tiền xây dựng nhà xƣởng và nhà ở... Do đó, doanh số và lợi nhuận của ngành sẽ tăng cao.
Ngƣợc lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì ngƣời dân không còn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầu tƣ vào các công trình cơ sở hạ tầng nhƣ cầu cống, sân bay, bến cảng, trƣờng học, bệnh viện... Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của ngành sụt giảm nhanh chóng.
Các yếu tố xác định độ nhạy cảm của ngành đối với chu kỳ kinh doanh:
Độ nhảy cảm của doanh thu
90000 80000 70000 60000 50000 40000 30000 20000 10000 0 84466 83452 75061 72275 73778 55908 35986 39537 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Tăng trưởng doanh thu ngành thép (Đơn vị: tỷ đồng)
Hình 3.10: Doanh thu ngành thép giai đoạn 2008-2015
(Nguồn:http://www.cophieu68.vn/ )
Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy doanh thu ngành thép chịu ảnh hƣởng chặt chẽ với chu kỳ kinh doanh, nó có sự biến động cùng chiều với từng giai đoạn trong chu kỳ.
Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam rơi vào chu kỳ suy thoái do chịu ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới xuất phát từ Mỹ. Trong năm này, doanh thu ngành thép thấp rõ rệt chỉ đạt 35,986 tỷ đồng. Nhƣng sau đó cùng đà hồi phục của nền kinh tế thì doanh thu ngành này liên tục có xu hƣớng tăng: doanh thu tăng nhẹ 9,8% vào năm 2009, và tăng nhanh trong hai năm 2010, 2011 với tỷ lệ tăng trƣởng lần lƣợt là 41% và 34%. Trong năm 2012, nền kinh tế hứng chịu cuộc suy thoái mới, tốc độ tăng trƣởng GDP giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm gần đây. Cùng năm này, doanh thu ngành sụt giảm 3,8% so với 2011, do chịu tác động lớn trong bối cảnh khủng hoảng nợ Châu Âu và tình hình kinh tế trì trệ. Sang năm 2013, doanh thu tăng nhẹ nhƣng ngành thép tiếp tục phải đối mặt với vấn đề công suất dƣ thừa và lƣợng nhập khẩu tràn lan từ Trung Quốc. Giai đoạn 2014-2015 ghi nhận sự phục hồi của nền kinh tế, khi tăng trƣởng GDP tăng cao kỷ lục. Và ngành
thép cũng đƣợc hƣởng lợi và đạt doanh số kỷ lục là 84.466 tỷ đồng trong năm 2014. Năm 2015, mặc dù tổng sản lƣợng tiêu thụ thép tăng 22% so với cùng kỳ năm 2014, nhƣng do giá thép đã sụt giảm liên tiếp do nguồn cung dƣ thừa trong khi nhu cầu yếu, nên doanh thu ngành thép có sự sụt giảm chỉ đạt 83,452 tỷ đồng khi kết thúc năm.
Những phân tích trên đây cho ta thấy mọi diễn biến tăng giảm doanh thu của ngành thép đều phụ thuộc chặt chẽ vào chu kỳ tăng trƣởng hay suy thoái của nền kinh tế. Một lần nữa khẳng định ngành thép là ngành có tính chu kỳ và chu kỳ của nó luôn gắn chặt với sự thay đổi của chu kỳ kinh doanh.
Đòn bẩy hoạt động (DOL)
Bảng 3.3: Đòn bẩy hoạt động của ngành thép qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Chỉ tiêu
Lợi nhuận 2361 1587 2241 3349 3759
Doanh thu 75061 72275 73778 84466 83452
Thay đổi lợi nhuận (%) 0 - 32,8 41,2 49,4 12,2
Thay đổi doanh thu (%) 0 - 3,7 2,1 14,5 - 1,2
DOL 0 8,8 19,6 3,4 10,2
(Nguồn:http://www.cophieu68.vn)
- Khi nền kinh tế đi xuống vào năm 2012, doanh thu ngành thép giảm 3,7% so với cùng kỳ năm 2011, nhƣng lợi nhuận giảm sâu 32,8%. Đòn bẩy hoạt động tƣơng đối cao, thể hiện rằng lợi nhuận giảm nhiều hơn so với đà giảm của doanh thu, biến động cùng chiều với đà suy thoái của nền kinh tế.
- Ngay sau đó vào năm 2013, nền kinh tế hồi phục, doanh thu ngành thép tăng nhẹ 2,1% nhƣng lợi nhuận có con số tăng trƣởng rất lớn 41,2%. Đòn bẩy
hoạt động rất cao (19,6) phản ánh lợi nhuận đã tăng cao so với đà tăng của doanh thu nhƣ thế nào khi nền kinh tế đang phục hồi.
- Giai đoạn 2014-2015, nền kinh tế tăng trƣởng ổn định, lợi nhuận ngành thép cũng tăng trƣởng ở mức ổn định so với doanh thu ngành. Đặc biệt trong năm 2015, doanh thu giảm nhẹ so với 2014 do giá thép trong nƣớc giảm sâu, nhƣng lợi nhuận của ngành này vẫn tăng trƣởng ở mức 12,2%.
3.2.2.2. Phân tích chu kỳ sống của ngành thép
Ngành thép Việt Nam manh nha từ đầu những năm 60 của thế kỷ thứ XX với mẻ gang đầu tiên của khu liên hiệp gang thép Thái Nguyên, do phía Trung Quốc trợ giúp. Trong sự phát triển của mình, ngành thép đã trải qua nhiều giai đoạn, từ tăng trƣởng đến bão hòa rồi suy thoái. Các giai đoạn này gắn liền với các hình thức và tính chất cạnh tranh khác nhau của ngành.
Ngành thép giai đoạn 2008-2015:
Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận ngành thép 100 80 60 40 Doanh thu 20 Lợi nhuận 0 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 -20 -40
Hình 3.11: Tốc độ tăng trƣởng doanh thu, lợi nhuận ngành thép giai đoạn 2008-2015
(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu tại cophieu68.vn)
Giai đoạn 2008-2010, ngành thép Việt Nam tăng trƣởng với tốc độ cao và có nhiều dự án đầu tƣ mới. Mặc dù doanh thu trong hai năm tăng trƣởng
nhanh, nhƣng lợi nhuận ngành chỉ tăng cao vào năm 2009, sau đó giảm sâu ở năm 2010, bởi sự cạnh tranh khốc liệt và áp lực thép nhập khẩu giá rẻ trên thị trƣờng. Sau giai đoạn tăng trƣởng này, ngành thép rơi vào giai đoạn suy thoái đến năm 2012 bởi chịu sự ảnh hƣởng từ suy thoái kinh tế, ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn. Năm 2012, tốc độ tăng trƣởng doanh thu và lợi nhuận của ngành đều là con số âm. Nhƣng ngay lập tức, cùng với diễn biến đi lên của chu kỳ kinh doanh thì ngành thép cũng phục hồi và lấy lại đà tăng trƣởng cả về doanh thu cùng lợi nhuận trong giai đoạn 2012-2014 tiếp theo, đây có thể nói là giai đoạn tăng trƣởng bền vững của ngành thép. Nhƣng sau một giai đoạn tăng trƣởng ngắn thì ngành thép có vẻ đang bƣớc sang giai đoạn bão hoà, với tốc độ tăng trƣởng âm trong năm 2015. Ảnh hƣởng lớn từ sự sụt giảm của giá thép trong nƣớc, ngành thép gặp nhiều khó khăn, doanh thu giảm nhẹ so với năm 2014. Tuy nhiên, xảy ra nghịch lý là dù giá thép lao dốc ảnh hƣởng tới doanh thu song lợi nhuận vẫn tăng 12,2% so với năm 2014. Hầu hết các doanh nghiệp thép trong nƣớc đều đạt lợi nhuận khả quan nhờ nhu cầu thép trong nƣớc tăng. Đà tăng này có phần sụt giảm so với năm 2014, minh chứng cho thấy ngành thép đã ở trong giai đoạn chín muồi với tốc độ tăng trƣởng giảm dần. Trong những năm tới, nền kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi, tăng trƣởng trong nƣớc vƣợt trội so với khu vực, sẽ là cơ hội để ngành thép tiếp tục tăng trƣởng, tuy rằng đà tăng sẽ chậm dần bởi những khó khăn trong ngành vẫn còn tồn tại và chƣa có hƣớng giải quyết trong dài hạn.
3.2.2.3. Phân tích cạnh tranh trong ngành thép
Mối đe dọa gia nhập ngành
Ngành thép là ngành có rào cản gia nhập thị trƣờng cao:
Các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành thép cần phải có một lƣợng vốn rất lớn để đầu tƣ: nhà máy, công nghệ, nguyên liệu đầu vào...
Nhu cầu ngành Thép là khó dự đoán, phụ thuộc vào sức khỏe nền kinh tế. Khi kinh tế đi xuống, tình trạng dƣ thừa thép xảy ra.
Ngành thép yêu cầu gắt gao về trình độ, công nghệ và không dễ để có hợp đồng tiêu thụ thép lớn nếu không có thâm niên lâu năm và các mối quan hệ đối tác trong nghề.
Doanh nghiệp trong nƣớc sẽ đối diện với nhiều trở ngại của hàng rào kỹ thuật. Đó là thiết bị, công nghệ của ngành thép còn hạn chế, các rào cản kỹ thuật có thể sẽ đẩy chi phí lên; những cản trở về giá cả, điều kiện vận chuyển; các nhà cung cấp muốn giữ công nghệ tốt nhất cho mình để làm lợi thế cạnh tranh... Với những trở ngại đó, nếu xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật quá cao, quá khắt khe theo chuẩn quốc tế với những công nghệ hiện đại nhất, sẽ có ít doanh nghiệp trong nƣớc đáp ứng đƣợc.
Chính phủ xem xét đƣa ra những chính sách bảo vệ và dành nhiều ƣu đãi cho doanh nghiệp trong nƣớc: Bộ công thƣơng ban hành các quyết định nhằm chống bán phá giá, hay quyết đinh áp thuế tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam.
Ngành thép lao đao vì thép giá rẻ Trung Quốc tràn vào ồ ạt bằng cả đƣờng chính ngạch lẫn nhập lậu. Từ năm 2013, nhiều doanh nghiệp thép đã phải đóng cửa, sản xuất cầm chừng, do thép Trung Quốc lấn át. Sự cạnh tranh không cân sức khiến thị trƣờng thép trầm lắng một thời gian dài. Hiện nay, Trung Quốc đang dƣ thừa nguồn cung, thép giá rẻ có khả năng tiếp tục tràn vào Việt Nam mạnh hơn. Nếu không có các biện pháp phòng vệ, liên kết tăng sức cạnh tranh, các doanh nghiệp thép trong nƣớc sẽ gặp khó khăn, thậm chí phá sản. Đây cũng là rào cản trở ngại rất lớn đối với các doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trƣờng này.
Cạnh tranh giữa các hãng đang tồn tại ở mức cao
Dự báo trong năm 2016, cạnh tranh trong ngành sẽ ngày một khốc liệt, khi những doanh nghiệp sử dụng công nghệ lò điện lạc hậu đang dần bị thị
trƣờng loại bỏ, thị phần tiếp tục cô đặc hơn và tập trung về tay những doanh nghiệp lớn, có lợi thế về chi phí sản xuất.
Ngành thép là ngành có chi phí cố định cao, do đó các doanh nghiệp có thể tăng lợi thế nhờ quy mô, doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ giảm đƣợc chi phí cố định/sản phẩm, giảm giá bán, tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.
Dù tiềm năng tăng trƣởng ngành thép là tích cực song thị trƣờng Việt Nam vẫn là một thị trƣờng “nhỏ và chật” đối với những ngƣời chơi trong nƣớc và quốc tế. Vài năm trở lại đây, thị trƣờng đang thanh lọc các nhà sản xuất yếu kém để lựa chọn những ngƣời chơi có sức cạnh tranh tốt và khả năng chống chịu với cú sốc dƣ cung từ Trung Quốc. Các doanh nghiệp gia công có công suất nhỏ, quy trình sản xuất ngắn đang dần bị đẩy lùi khỏi thị trƣờng, nhƣờng chỗ cho số ít những nhà sản xuất quy mô lớn.
Trong năm 2015, nhóm Vinasteel tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu với 21,81% thị phần, Hòa Phát bứt phá đuổi sát theo sau với 21,47%. Những vị trí còn lại trong nhóm dẫn đầu vẫn đƣợc giữ nguyên với Pomina (12,9%), Vinakyoei (8,4%), SSE (4,9%). Tuy nhiên, khoảng cách giữa 2 doanh nghiệp đầu ngành so với nhóm còn lại ngày một lớn, từ đó có thể thấy ngành thép đã phân hóa rõ nét dựa trên khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Điển hình là HPG với ƣu thế quy mô và công nghệ lò cao đƣợc hƣởng lợi khi giá quặng sắt giảm đã nhanh chóng chiếm đƣợc thị phần từ các doanh nghiệp nhỏ và kéo dãn khoảng cách trong ngành.
Rào cản ra khỏi ngành cao do việc thanh lý máy móc của các doanh nghiệp ngành không mang lại nhiều giá trị kinh tế. Điều này làm cho nhiều doanh nghiệp buộc phải ở lại ngành mặc dù hoạt động không hiệu quả nhƣ trƣớc, làm tăng tính cạnh tranh trong ngành.
Sức ép từ những sản phẩm thay thế là rất ít
Sản phẩm thay thế cho sắt thép là sản phẩm làm từ nguyên liệu khác nhƣ nhựa, gỗ. Khả năng thay thế của các sản phẩm này không cao do thép có kết cấu vững chắc hơn nhiều và ngày càng đƣợc ƣa chuộng.
Thép đƣợc coi là lƣơng thực của mọi ngành công nghiệp. Hiện nay chƣa có nhiều nguồn tài nguyên hay chất liệu khác để thay thế thép trong xây dựng, chế tạo máy móc công nghiệp hay trong quốc phòng.
Thế mặc cả của người mua ở mức trung bình đến cao
Khách hàng tiêu thụ thép là các cá nhân, doanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp sản xuất máy móc công nghiệp, trong đó áp lực từ khách hàng cá nhân không lớn do họ không có nhiều thông tin về chất lƣợng sản phẩm và giá cả cũng nhƣ khả năng đàm phán giá thấp.
Ngƣợc lại, khách hàng doanh nghiệp tạo áp lực lớn do các yếu tố sau: - Thép xây dựng và thép dẹt: nguồn cung trên thị trƣờng hiện đã dƣ thừa so với nhu cầu tiêu thụ.
- Khách hàng doanh nghiệp thƣờng có nhiều thông tin về giá cả, chất lƣợng sản phẩm, do đó khả năng đàm phán giá cao, cũng nhƣ việc lựa chọn và thay đổi nhà cung cấp dễ dàng.
- Khối lƣợng đặt mua lớn và việc ký đƣợc hợp đồng cung cấp dài hạn với khách hàng mang lại nhiều lợi ích với doanh nghiệp.
Nhƣ vậy có thể thấy sức mạnh của nhóm khách hàng này khá cao, điều này tạo áp lực cho các doanh nghiệp trong việc cải tiến công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hạ giá bán để có thể thu hút và giữ chân các khách hàng lớn và truyền thống, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh.
Thế mặc cả của nhà cung cấp ở mức trung bình
Các nhà cung cấp thép và nguyên liệu cho ngành thép phân bố ở nhiều nƣớc trên thế giới nên mức độ tập trung của các nhà cung cấp thấp, hơn nữa không có doanh nghiệp nào nắm độc quyền trong lĩnh vực này nên không có tình trạng độc quyền bán. Thép và nguyên liệu cho ngành thép không phải là các hàng hoá đặc biệt nên ngƣời mua có thể lựa chọn một hoặc nhiều nhà
cung cấp đầu vào cho sản xuất. Tuy nhiên với 50% phôi phải nhập khẩu thì khả năng đàm phán về giá của các doanh nghiệp Việt Nam cũng thấp, hầu nhƣ hoàn toàn chịu biến động của giá thị trƣờng thế giới. Nhƣ vậy có thể thấy áp lực từ phía nhà cung cấp đối với các doanh nghiệp trong ngành thép Việt Nam ở mức trung bình.