Những hạn chế và nguyên nhân trong phân tích và định giá cổ phiếu HPG

Một phần của tài liệu HoangMinhTri (Trang 104 - 106)

HPG của CTCP Tập đoàn Hoà Phát

4.1.1. Những hạn chế trong phân tích và định giá cổ phiếu HPG

4.1.1.1. Khó khăn trong việc xác định các dòng tiền vào doanh nghiệp

Điều quan trọng nhất trong phƣơng pháp định giá theo luồng tiền chiết khấu là xác định đƣợc dòng tiền vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc này là bất khả thi nếu thông tin về doanh nghiệp không đƣợc công bố hoặc công bố thiếu đầy đủ.

4.1.1.2. Khó khăn trong việc lập bảng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

Lập bảng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, ít nhất trong thời gian 5 năm để ƣớc tính khoản doanh thu, chi phí và luồng tiền tự do sử dụng. Nếu bảng

kế hoạch kinh doanh đƣợc sự báo trong khoảng thời gian ngắn hơn sẽ gây khó khăn rất lớn cho công tác định giá cổ phiếu HPG.

Đối với thị trƣờng, thông tƣ từ UBCK Nhà nƣớc về thông tin doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, mới chỉ giới hạn trong các thông tin khái quát nhất về doanh nghiệp mà vẫn chƣa đƣa ra đƣợc các chỉ số báo cáo tình hình tài chính về các doanh nghiệp, về các ngành cụ thể. Thông tin dàn trải và thiếu thống nhất sẽ gây khó khăn trong việc tổng hợp và phân tích của nhà đầu tƣ để có thể hiểu một cách tổng quan nhất về ngành.

4.1.1.3. Rủi ro trong các phương pháp giả định

Mặc dù các giả định về tốc độ tăng trƣởng, thời gian tăng trƣởng và tỷ lệ tái đầu tƣ dựa trên tình hình kinh doanh hiện tại của công ty cũng nhƣ bối cảnh chung của toàn ngành. Tuy nhiên, rủi ro về sai lệch là hoàn toàn có thể.

Việc dự đoán các yếu tố trên không những phụ thuộc vào đặc điểm của công ty, mà còn phụ thuộc vào tình hình ngành sản xuất kinh doanh, môi trƣờng kinh doanh, khuôn khổ pháp lý và đặc biệt là chế độ kế toán. Chỉ có bản thân doanh nghiệp mới đủ thông tin để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.

4.1.1.4. Rủi ro về chất lượng quản lý

Có thể thấy, mặc dù liên tục đƣợc đề xuất là cổ phiếu hàng đầu trong danh mục cổ phiếu ngành thép, tuy nhiên các chỉ tiêu tài chính của Hoà Phát còn tỏ ra chƣa đƣợc hiệu quả. Giai đoạn 2010-2015 chứng kiến quá trình tăng trƣởng tổng tài sản mạnh mẽ của Hoà Phát thông qua việc phát hành và chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu đồng thời tăng sử dụng đòn bẩy tài chính.

Tuy nhiên, việc huy động vốn lớn với tăng trƣởng tổng tài sản cao để đạt đƣợc hiệu quả đòi hỏi tập đoàn phải nâng cao trình độ quản lý, kiểm soát các rủi ro liên quan. Liệu Hoà Phát có đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng thu nhập dòng tiền và khai thác hết các tiềm năng từ các dự án đầu tƣ hay không phụ thuộc khá lớn vào trình độ quản lý vốn, kiểm soát các yếu tố đầu vào, đa dạng hoá rủi ro và giảm thiểu các tác động ngoại lai của các nhà lãnh đạo và bộ máy tổ chức của tập đoàn.

4.1.1.5. Thị trường định giá không hiệu quả

Một giả định mang tính trọng yếu trong phƣơng pháp định giá tƣơng đối là thị trƣờng có thể định giá sai một tài sản cụ thể nhƣng xét chung toàn thị trƣờng thì thị trƣờng định giá luôn đúng. Mặc dù trong phƣơng pháp định giá doanh nghiệp theo P/E đã sử dụng P/E điều chỉnh theo P/E của thế giới và của Việt Nam đối với ngành thép, nhƣng với thị trƣờng chứng khoán đầy biến động ở Việt Nam, việc định giá doanh nghiệp theo các phƣơng pháp tƣơng đối có thể gây những sai lệch nhất định.

4.1.1.6. Khó khăn khi xác định công ty cùng ngành

Phƣơng pháp định giá tƣơng đối chỉ phát huy hiệu quả khi công ty đƣợc định giá đƣợc so sánh với những công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh tƣơng tự, có quy mô tốc độ phát triển, tăng trƣởng lợi nhuận tƣơng đƣơng.

Một phần của tài liệu HoangMinhTri (Trang 104 - 106)