Định giá cổ phiếu HPG

Một phần của tài liệu HoangMinhTri (Trang 82 - 98)

Thông tin cổ phiếu HPG đến hết ngày 31/12/2015:

- Tên cổ phiếu: Cổ phiếu CTCP Tập đoàn Hoà Phát - Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông

- Mã chứng khoán: HPG

- Mệnh giá cổ phiếu: 10.000 đồng/cổ phiếu - Ngày bắt đầu niêm yết: 15/11/2007

- Tổng số cổ phiếu: 732.951.419 cổ phiếu - Tổng số cổ phiếu quỹ: 63.850 cổ phiếu

- Tổng số cổ phiếu đang lƣu hành: 732.887.569 cổ phiếu

- Số lƣợng cổ phiếu chuyển nhƣợng tự do: 722.857.969 cổ phiếu - Số lƣợng cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhƣợng : 10.029.600 cổ phiếu

Tình hình thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu trong năm:

- Ngày 13/02/2015 Sở giao dịch chứng khoán TP HCM chấp thuận niêm yết bổ sung 6.735.000 cổ phiếu phát hành cho CBCNV theo chƣơng trình lựa chọn cho ngƣời lao động.

+ Vốn điều lệ trƣớc khi phát hành cổ phiếu là: 4.819.081.750.000 đồng. + Vốn điều lệ sau khi phát hành cổ phiếu là: 4.886.431.750.000 đồng.

- Ngày 15/06/2015 Sở giao dịch chứng khoán TP HCM chấp thuận niêm yết bổ sung 244.308.244 cổ phiếu phát hành để trả 20% cổ tức năm 2014 và 30% cổ phiếu phát hành để tăng vốn cổ phần từ nguồn VCSH.

+ Vốn điều lệ trƣớc khi phát hành cổ phiếu là: 4.886.431.750.000 đồng. + Vốn điều lệ sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu để tăng vốn là: 7.329.514.190.000 đồng.

Giao dịch cổ phiếu quỹ:

- Tổng số cổ phiếu quỹ tại 31/12/2015: 63.850 cổ phiếu

- Giao dịch cổ phiếu quỹ trong năm: Từ ngày 25/04/2015 đến ngày 04/11/2015 công ty có thu hồi 63.850 cổ phiếu của Cán bộ công nhân viên thôi việc làm cổ phiếu quỹ.

Danh sách cổ đông lớn của tập đoàn:

Hình 3.12: Danh sách cổ đông lớn của Hoà Phát cuối năm 2015

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Tập đoàn Hoà Phát năm 2015)

Giá cổ phiếu HPG trong vòng 2 năm trở lại đây (2013-2015)

Hình 3.13: Biến động giá cổ phiếu HPG giai đoạn 2013-2015

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Tập đoàn Hoà Phát năm 2015)

Tình hình chi trả cổ tức HPG qua các năm (2007-2015)

Hình 3.14: Tỷ lệ trả cổ tức của HPG giai đoạn 2007-2015

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Tập đoàn Hoà Phát năm 2015)

3.3.1. Phương pháp sử dụng dòng tiền chiết khấu

3.3.1.1. Phương pháp chiết khấu dòng tiền cổ tức (DDM)

Ước tính cổ tức (D)

Trong ngành thép, Tập đoàn Hoà Phát và Tập đoàn Hoa Sen là hai doanh nghiệp có mức chỉ trả cổ tức cao nhất, tốc độ tăng trƣởng cổ tức cũng lớn hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp còn lại và trung bình ngành. Hoà

Phát duy trì tỷ lệ trả cổ tức khá đều đặn bằng cả cổ phiếu và tiền mặt trong nhiều năm. Cuối năm 2015, Tập đoàn thông báo tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt là 15%.

=> D2015 = EPS x tỷ lệ chi trả cổ tức = 4517 x 15% = 678 (đồng)

Ước tính tốc độ tăng trưởng cổ tức (g)

Việc ƣớc tính tỷ lệ tăng trƣởng cổ tức của HPG phải dựa trên việc đánh giá tiềm năng phát triển của Hoà Phát trong dài hạn chứ không chỉ đơn thuần trong một số năm tới, vì tốc độ tăng trƣởng đƣợc giả định là mức tăng trƣởng đều đặn của công ty trong suốt cả quãng đời hoạt động. Do vậy, các số liệu để tính toán g phải là mức dự đoán bình quân trong dài hạn.

Bước 1: Ước tính g bình quân trong quá khứ:

Cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hoà Phát bắt đầu đƣợc niêm yết vào năm 2007. Đến năm 2015, HPG đã lƣu hành trên thị trƣờng đƣợc 8 năm.

Theo số liệu báo cáo thƣờng niên 2007 của Hoà Phát tính đƣợc: D2007 =

424 =>

Bước 2: Ước tính g tăng trưởng bền vững: g = RR × ROE

Theo Báo cáo thƣờng niên của Tập đoàn Hoà Phát năm 2015: ROE = 24,2%

RR =

g = RR x ROE = 0,85 x 24,2% = 20,57%

=> tỷ lệ tăng trƣởng cổ tức trung bình là (6,04+20,57)/2 = 13,3%. Lấy mức thận trong g = 13%

Ước tính tỷ suất sinh lời mong đợi trên VCSH

- Lãi suất phi rủi ro (rf):

Lãi suất phi rủi ro phải là một lãi suất mà nhà đầu tƣ chắc chắn sẽ nhận đƣợc trong một giai đoạn đầu tƣ nhất định của mình. Thƣớc đo lãi suất này phải từ một tài sản không có rủi ro vỡ nợ và kỳ hạn của thƣớc đo lãi suất phi rủi ro phải trùng với kỳ hạn đầu tƣ của nhà đầu tƣ để rủi ro tái đầu tƣ không phát sinh.

Từ những luận điểm đó, lựa chọn lãi suất phi rủi ro là lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm phát hành trong năm 2015. Theo Bản tin thị trƣờng trái phiếu tháng 12/2015 của Hiệp hội thị trƣờng trái phiếu Việt Nam thì lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm là 6,58% => rf = 6,58%

- Mức bù rủi ro thị trường (rm - rf ):

Mức bù rủi ro thị trƣờng phản ánh lãi suất tăng thêm mà nhà đầu tƣ đòi hỏi khi chuyển từ việc đầu tƣ vào một tài sản phi rủi ro sang đầu tƣ vào một danh mục thị trƣờng có mức rủi ro trung bình. Mức bù rủi ro đƣợc đo bằng chênh lệch giữa lợi suất của danh mục thị trƣờng và lãi suất phi rủi ro.

Danh mục thị trƣờng phải là danh mục chứa tất cả các tài sản tài chính trong nền kinh tế. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn thì ta không thể nào thiết lập đƣợc một danh mục nhƣ thế này. Cách làm phổ biến là chọn một chỉ số chứng khoán có tính đại diện cho cả thị trƣờng để làm danh mục thị trƣờng và tỷ lệ thay đổi chỉ số chứng khoán này là thƣớc đo suất sinh lợi của danh mục thị trƣờng. Đối với Việt Nam, VN-Index đƣợc sử dụng làm danh mục thị trƣờng.

Xác định giai đoạn cụ thể để lấy số liệu. Nếu sử dụng giai đoạn ƣớc lƣợng dài sẽ cho kết quả có độ tin cậy cao nhƣng sẽ có thể bao gồm những

thông tin quá khứ không còn phù hợp với hiện tại và tƣơng lai. Ngƣợc lại, việc sử dụng giai đoạn ƣớc lƣợng ngắn sẽ có độ tin cậy không cao, nhƣng phản ánh đƣợc những thông tin sát thực với tình hình hiện tại nhất. Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động từ năm 2000, nhƣng lựa chọn giai đoạn 2009-2015 sẽ phù hợp hơn về mặt thông tin và giai đoạn này cũng chứng kiến cả đà tăng và giảm của chỉ số Vn-Index:

Bảng 3.8: Tốc tộ tăng VN-Index giai đoạn 2009-2015 Kết thúc năm Tốc độ tăng VN-Index (%)

2009 56.7 2010 -2 2011 -27.4 2012 18 2013 19 2014 8.1 2015 6.1 Trung bình cộng 11,2

(Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM)

Vậy: lãi suất danh mục thị trƣờng: rm = 11,2% Mức bù rủi ro thị trƣờng: 11,2 - 6,58 = 4,62%

- Rủi ro hệ thống của công ty (β):

Đây là thƣớc đo tƣơng quan giữa sự biến thiên lợi suất của HPG với lợi suất của danh mục thị trƣờng. Để nhất quán, chỉ số VN-Index vẫn đƣợc sử dụng để đại diện cho danh mục thị trƣờng. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng hệ số beta trên thực tế phổ biến nhất là dựa vào số liệu lịch sử. Lựa chọn kỳ tính toán theo tháng, độ dài số liệu quá khứ trong 2 năm 2014-2015.

Bảng 3.9: Giá và suất sinh lợi hàng tháng của HPG và chỉ số VN-Index Lợi suất

Giá HPG Lợi suất HPG

Ngày VN-Index VN-Index

(nghìn đồng) (%) (%) 04/01/2016 28,8 574,4 -4,95 0,7 01/12/2015 30,3 570,4 -2,88 -5,37 02/11/2015 31,2 602,8 1,63 6,97 01/10/2015 30,7 563,5 0,99 -1,5 10/09/2015 30,4 572,1 -6,46 -6,14 03/08/2015 32,5 609,5 15,25 3,04 01/07/2015 28,2 591,5 -0,7 2,18 17/06/2015 28,4 578,9 2,53 4,93 11/05/2015 27,7 551,7 -3,48 2,38 01/04/2015 28,7 538,9 -4,65 -8,77 02/03/2015 30,1 590,7 -2,59 3,56 02/02/2015 30,9 570,4 -10,43 4,76 05/01/2015 34,5 544,5 -1,99 -4,14 01/12/2014 35,2 568 -4,35 -5,82 03/11/2014 36,8 603,1 -2,65 -1,02 01/10/2014 37,8 609,3 -2,58 -4,92 03/09/2014 38,8 640,8 10,8 1,27 01/08/2014 44,1 648,4 15,7 3,29 05/07/2014 39,8 640,3 -1,71 3,47 02/06/2014 34,4 619,9 20,69 7,29 03/05/2014 35 599,1 5,84 -0,57 01/04/2014 29 558,4 2,62 3,88 03/03/2014 27,4 561,6 -7,29 -5,88 01/02/2014 26,7 540,6 4,7 5,84 03/01/2014 25,5 530,7 0 0

Thu thập số liệu về giá quá khứ của HPG, sử dụng hàm SLOPE ƣớc tính đƣợc β = 1.1. Ở đây beta của cổ phiếu HPG là 1,1 có nghĩa là HPG có biên độ dao động nhiều hơn thị trƣờng 10%.

Vậy lợi suất đòi hỏi trên VCSH:

k = 6,58 + 1,1 x 4,62 = 11%

Mô hình tăng trưởng cổ tức

Nhƣ phân tích ta thấy ngành thép đang trong chu kỳ tăng trƣởng suy thoái. Thị trƣờng thép giai đoạn tới tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn do áp lực từ thép nhập khẩu giá rẻ Trung Quốc và cạnh tranh trong nƣớc. Do vậy dự đoán tốc độ tăng trƣởng thu nhập trung bình ngành sẽ có xu hƣớng giảm. Tuy vậy với vị thế đầu ngành của mình, Hoà Phát sẽ không bị ảnh hƣởng đáng kể do tập đoàn có uy tín lâu trên thị trƣờng, có lợi thế rất lớn trong cạnh tranh nhƣ đã phân tích và khi mà càng mở rộng quy mô, họ càng thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn. Nhƣ đã thấy ngành thép trong năm 2015 xảy ra một nghịch lý, khi mà giá thép lao dốc nhƣng lợi nhuận hầu hết các công ty trong ngành đều tăng trƣởng cao do nhu cầu thép trong nƣớc tăng. Hoà Phát đứng đầu ngành về tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận và dự đoán còn sẽ duy trì đƣợc đà tăng trƣởng này trong thời gian tới.

Giả định các giai đoạn tăng trƣởng cổ tức: + Giai đoạn tăng trƣởng cao:

Trong 3 năm tới (2016-2018), sẽ không có mối lo ngại nào đáng kể đối với Hoà Phát, vì với những lợi thế sẵn có tập đoàn vẫn đủ sức cạnh tranh với thép Trung Quốc giá rẻ, Formosa và các công ty khác trong ngành. Dự đoán đà tăng trƣởng cổ tức trong giai đoạn này sẽ vẫn duy trì ở tốc độ 13%/năm.

+ Giai đoạn tăng trƣởng giảm dần:

Tuy nhiên mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng và với việc các đối thủ khác sẽ dần dần bắt kịp về công nghệ, thị phần, làm cho tăng trƣởng lợi nhuận

của công ty sẽ có xu hƣớng giảm dần. Kéo theo tốc độ tăng trƣởng cổ tức tập đoàn sẽ giảm dần trong 5 năm tiếp theo (2019-2023). Giả định rẳng tốc độ tăng trƣởng cổ tức giảm 1% mỗi năm.

+ Giai đoạn tăng trƣởng ổn định:

Mặc dù Hoà Phát là công ty thép lớn dẫn đầu ngành về các chỉ số tăng trƣởng nhƣng vẫn chịu tác động rất lớn bởi chu kỳ sống của ngành. Ngành thép đang trong chu kỳ tăng trƣởng suy yếu, đối mặt với nhiều sức ép nên đà tăng trƣởng đƣợc dự báo sẽ giảm dần trong những năm tới. Dự báo tốc độ tăng trƣởng cổ tức của Hoà Phát sau một số năm duy trì ở tốc độ cao sẽ giảm dần xuống một mức tăng trƣởng ổn định, tốc độ này giả định bằng với tốc độ trung bình của ngành hiện tại là 8%. Giai đoạn tăng trƣởng cổ tức ổn định đƣợc dự báo từ năm 2024 trở đi.

Bảng 3.10: Dòng cổ tức kỳ vọng của Tập đoàn Hoà Phát

(D2015 = 678)

Giai đoạn Giai đoạn

Năm tăng trƣởng cao Năm tăng trƣởng giảm

g (%) D (đồng) g (%) D (đồng) 2016 13 766 2019 12 1096 2017 13 866 2020 11 1216 2018 13 978 2021 10 1338 2022 9 1458 2023 8 1575

- Giá trị hiện tại của dòng cổ tức giai đoạn tăng trƣởng nhanh:

- Giai đoạn ổn định:

- Giá trị hiện tại của dòng cổ tức giai đoạn ổn định:

Giá trị nội tại của cổ phiếu HPG chính là tổng giá trị hiện tại của dòng cổ tức ở cả 3 giai đoạn:

P2016 = 2.108 + 3.545 + 24.604 = 30.257 (đồng) Vậy theo phƣơng pháp chiết khấu luồng cổ tức, giá trị thực của cổ phiếu HPG đƣợc định giá tại thời điểm 4/1/2016 vào khoảng 30.300 đồng.

3.3.1.2. Phương pháp chiết khấu dòng tiền VCSH (FCFE)

Ước tính tốc độ tăng trưởng g của FCFE

Dự đoán tốc độ tăng trƣởng của thu nhập ròng trong năm 2016 là:

Ước tính chi phí VCSH (k)

Chi phí VCSH chính là lợi suất đòi hỏi của nhà đầu tƣ trên VCSH đã xác định đƣợc ở mô hình DDM là: 11%

Ước tính giá trị dòng tiền FCFE2015

FCFE = Thu nhập ròng + Khấu hao - Đầu tư vốn - ∆Vốn lưu động - Hoàn trả nợ gốc + Phát hành nợ mới

Bảng 3.11: Thay đổi vốn lƣu động 31/12/2015 1/1/2015 (tỷ đồng) (tỷ đồng) Tài sản ngắn hạn (lƣu động) 11.915 11.745 Nợ ngắn hạn (9.993) (9.966) Vốn lƣu động 1.922 1.779

Thay đổi vốn lƣu động 143

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Hoà Phát năm 2015)

Bảng 3.12: Vay nợ ròng 31/12/2015 (tỷ đồng) Phát hành nợ mới 22.541 Hoàn trả nợ gốc 22.361 Vay nợ ròng 180

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Hoà Phát năm 2015)

Bảng 3.13: Dòng tiền FCFE của Hoà Phát năm 2015: 31/12/2015 (tỷ đồng) Thu nhập ròng 3.504 (+) Khấu hao 1.281 (-) Đầu tƣ vốn 4.266 (-) Thay đổi VLĐ 143 (+) Vay nợ ròng 180 FCFE 556

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Hoà Phát năm 2015)

Mô hình FCFE

Trong năm 2015, Hoà Phát dẫn đầu ngành thép về lợi nhuận, mức tăng trƣởng cao mặc cho thị trƣờng thép thế giới và trong nƣớc suy giảm. Triển vọng sang năm 2016 của HPG còn sáng sủa hơn khi Dự án KLH sản xuất gang thép tại Hải Dƣơng hoàn thành giai đoạn 3 đi vào hoạt động. Mặt khác, sang năm 2016 Bộ Công thƣơng sẽ ban hành áp thuế tự vệ đối với một số sản phẩm ngành thép, đây là giải pháp tạm thời trong tình thế giá thép lao dốc, và dự đoán giá thép trong năm 2016 sẽ tăng nhanh khiến doanh thu các doanh nghiệp trong ngành đƣợc cải thiện. Và Hoà Phát với lợi thế cạnh tranh sẽ ngày càng thu về nhiều lợi nhuận và nới rộng khoảng cách với các doanh nghiệp trong ngành. Dự báo trong 3 năm tới, Hoà Phát sẽ vẫn duy trì đƣợc mức tăng trƣởng lợi nhuận 12%, khi áp lực cạnh tranh từ phía thép giá rẻ Trung Quốc và các doanh nghiệp trong ngành là chƣa đáng kể.

- Giai đoạn tăng trƣởng giảm dần: 4 năm tiếp theo (2019-2022)

Tuy nhiên mức độ cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành ngày càng gia tăng, giải pháp tự về ngành thép cũng chỉ mang tính chất tạm thời. Hơn nữa chu kỳ ngành thép đang trong giai đoạn bão hoà, tốc độ tăng trƣởng giảm dần nên dự báo tốc độ tăng trƣởng của Hoà Phát sau khi duy trì đƣợc ở 3 năm đầu cũng sẽ có xu hƣớng giảm dần trong những năm tiếp theo. Dự đoán tốc độ tăng trƣởng sẽ giảm xuống mức bằng với mức tăng trƣởng trung bình ngành, dự báo là 8%. Giai đoạn tăng trƣởng giảm dần này sẽ kéo dài trong 4 năm, mỗi năm giảm 1% trƣớc khi bƣớc vào giai đoạn tăng trƣởng ổn định.

- Giai đoạn tăng trƣởng ổn định: Từ 2023 trở đi

Sau chu kỳ tăng trƣởng giảm dần, Hoà Phát sẽ có mức tăng trƣởng lợi nhuận ổn định ở mức bằng với tăng trƣởng trung bình ngành là 8%.

Bảng 3.14: Dòng tiền FCFE kỳ vọng của Tập đoàn Hoà Phát qua các năm:

( FCFE2015 = 556)

Giai đoạn Giai đoạn

Năm tăng trƣởng cao Năm tăng trƣởng giảm

gFCFE (%) FCFE (tỷ) gFCFE (%) FCFE (tỷ)

2016 12 623 2019 11 867

2017 12 697 2020 10 954

2018 12 781 2021 9 1040

2022 8 1123

- Giá trị hiện tại của dòng FCFE giai đoạn tăng trƣởng nhanh:

- Giá trị hiện tại của dòng FCFE giai đoạn tăng trƣởng giảm dần:

- Giai đoạn ổn định:

- Giá trị hiện tại của dòng FCFE giai đoạn ổn định:

- Giá trị hiện tại của VCSH:

- Số cổ phần của Hoà Phát tại thời điểm 31/12/2015 là: 732.887.569 cổ phần

Một phần của tài liệu HoangMinhTri (Trang 82 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w