Phân tích CTCP Tập đoàn Hòa Phát

Một phần của tài liệu HoangMinhTri (Trang 74 - 82)

3.2.3.1. Chiến lược cạnh tranh

Tập đoàn Hòa Phát lựa chọn cho mình chiến lƣợc tổng chi phí thấp bởi những lợi thế về thị phần, khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu, công nghệ và giá thành. Kết hợp với việc phân tích SWOT để thấy đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Hoà Phát trong cạnh tranh ngành thép.

Những lợi thế trong cạnh tranh của Hoà Phát:

- Lợi thế về tiềm lực tài chính và thị phần:

Hòa Phát là một trong những công ty có quy mô vốn lớn nhất thị trƣờng thép hiện nay. Cuối năm 2015, tổng nguồn vốn của công ty đạt trên 25.506 tỷ đồng, VCSH của toàn tập đoàn là 14.466 tỷ đồng, tăng trƣởng đáng kể so với thời điểm đầu năm là 11.965 tỷ đồng. Điểm chung của các doanh nghiệp trong ngành thép là đều cần một lƣợng vốn rất lớn để đầu tƣ nhà máy. Phần lớn số vốn này phải đi vay, nên tỉ lệ nợ trên VCSH trung bình của các công ty thép trên sàn hiện nay khoảng 2,7 lần. Trong khi đó, nợ vay của Hòa Phát chỉ bằng 0,8 lần VCSH. Đây là một lợi thế rất lớn cho Hòa Phát trong việc duy trì lợi nhuận.

Hiện nay, Hòa Phát là một trong ba doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng lớn nhất Việt Nam với thị phần gần 22%. Ngoài ra, các sản phẩm khác của Tập đoàn nhƣ ống thép, nội thất đang là thƣơng hiệu dẫn đầu và có độ bao phủ rộng khắp cả trên nƣớc.

- Lợi thế về công nghệ: Công nghệ sản xuất ƣu việt, quy trình khép kín luôn là một thế mạnh của Hòa Phát: Dự án Khu liên hiệp sản xuất gang thép tại Hải Dƣơng là minh chứng rõ ràng nhất cho lợi thế quy mô sản xuất khép kín. Công nghệ lò cao hiện đại của Hòa Phát có thể giúp giá thành sản xuất của Hòa Phát thấp hơn đối thủ ít nhất 5%.

- Lợi thế về nguyên liệu đầu vào: Việc mua đƣợc nguồn quặng đầu vào giá rẻ kết hợp công nghệ lò cao, chi phí sản xuất phôi thép của Hòa Phát có thể thấp hơn ít nhất 10% so với các công ty nội địa khác sử dụng công nghệ lò điện. Ngoài ra, nếu so với phôi thép nhập khẩu, sản phẩm của Hòa Phát cũng rẻ hơn khoảng 16%. Đây thực sự là lợi thế cạnh tranh rất lớn của Hòa Phát để chiếm lĩnh thị phần.

Những điểm còn hạn chế của Hoà Phát:

- Hàng tồn kho cao nên khả năng thanh toán nhanh kém an toàn. Theo số liệu báo cáo thƣờng niên cuối năm 2015, hàng tồn kho của Tập đoàn tuy đã

giảm 6% so với cùng kỳ năm trƣớc, nhƣng vẫn ở mức tƣơng đối cao 6.937 tỷ, chiếm đến 58% tổng tài sản ngắn hạn. Hàng tồn kho lớn là một trở ngại làm cho vòng quay hàng tồn kho của Hoà Phát không cao. Mặt khác hàng tồn kho lớn cũng gây trở ngại cho Tập đoàn trong khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn bằng việc chuyển hóa tài sản ngắn hạn thành tiền mà không cần phải bán đi hàng tồn kho. Chỉ số về khả năng thanh toán nhanh của Hoà Phát trong năm nay vẫn ở mức trung bình và không có dấu hiệu tăng so với năm 2014 khi vẫn giữ ở mức 0,47 lần.

- Hoạt động kinh doanh thua lỗ của các công ty liên kết. Trong năm, phần lỗ trong công ty liên kết mà tập đoàn thông báo là 190 triệu, con số này tăng so với năm 2014 là 11%, thể hiện các hoạt động kinh doanh liên kết còn thiếu hiệu quả.

Những cơ hội trong cạnh tranh dành cho Hoà Phát: 63

- Hòa Phát là một tên tuổi lớn trong ngành thép với thị phần tập trung chủ yếu ở miền Bắc (78%). Vì vậy, công ty sẽ đƣợc hƣởng lợi khi dòng vốn FDI đầu tƣ vào miền Bắc đƣợc dự báo tăng mạnh, nhiều KCN đƣợc xây dựng thêm cũng nhƣ việc tiếp tục đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, công ty còn nhiều tiềm năng mở rộng thị trƣờng vào miền Nam (thị phần 11%) và miền Trung (thị phần 11%) khi thị phần ở những vùng này vẫn còn khiêm tốn.

- Thị trƣờng bất động sản sôi động và hồi phục trở lại từ cuối năm 2014. Bên cạnh đó, Luật Bất động sản sửa đổi với nội dung cho phép ngƣời nƣớc ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam cũng là động lực giúp cho bất động sản tiếp tục tăng. Dẫn đến lƣợng thép và các loại vật liệu xây dựng liên quan sẽ đƣợc tiêu thụ nhiều hơn khi xây dựng gia tăng.

Nhƣng cũng tồn tại thách thức không nhỏ:

- Nhìn chung thì triển vọng ngành thép khá tiêu cực do tình trạng dƣ thừa nguồn cung và áp lực cạnh tranh khá mạnh mẽ trong ngành này. Tình trạng thừa cung sẽ còn gia tăng mạnh hơn khi nhà máy Formosa Hà Tĩnh đã đang đi vào hoạt động.

- Mảng thép Hòa Phát sẽ gặp phải khá nhiều thách thức trƣớc biến động của giá cả hàng hóa thế giới. Khó khăn lớn nhất của ngành thép hiện nay là

cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc do thép Trung Quốc đang ồ ạt vào Việt Nam.

- Thêm vào đó, khi KLH gang thép giai đoạn 3 của Hòa Phát đi vào hoạt động sẽ gây ra áp lực gia tăng thị phần, từ đó dẫn tới phát sinh thêm các chi phí vận chuyển vào thị trƣờng miền nam và chi phí khấu hao từ nhà máy mới. Theo đó, biên lợi nhuận đƣợc dự báo sẽ thu hẹp lại trong năm 2016.

- Ngoài ra, tình hình cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn sau khi giảm thuế thép nhập khẩu từ khu vực ASEAN xuống còn 0-5% kể từ 2018 và cạnh tranh với

thép Nga sau khi các hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) đi vào hiệu lực, đơn cử là FTA Liên Minh Kinh tế Á - Âu và Liên minh hải quan Nga - Belarus - Kazakshtan. Nga đƣợc biết là quốc gia có sản lƣợng đứng thứ 5 toàn cầu với công nghệ sản xuất cao và nguồn nguyên liệu sẵn có giúp giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm thép.

Những điều trên sẽ gây khó khăn cho ngành thép nói chung nhƣng với vị thế của mình, thì Hoà Phát sẽ không bị ảnh hƣởng đáng kể do tập đoàn có uy tín lâu trên thị trƣờng, cạnh tranh bằng chất lƣợng với thép Trung Quốc và Hoà Phát có đƣợc lợi thế chi phí nhờ chu trình sản xuất thép khép kín, tiết kiệm chi phí, đặc biệt là sau khi đƣa vào vận hành giai đoạn 3 của dự án gang thép Hòa Phát.

Phải nói, ngành thép không phải là sân chơi dễ dàng cho những tay mơ với quy mô nhỏ và thiếu liên kết trong chuỗi sản xuất. Những doanh nghiệp lớn đƣợc đầu tƣ bài bản nhƣ Hòa Phát sẽ còn nắm thế thƣợng phong một thời gian dài nữa, khi mà càng mở rộng quy mô, họ càng thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn và càng tăng khả năng cạnh tranh trong ngành.

3.2.3.2. Phân tích báo cáo tài chính

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 3.4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Hoà Phát (31/12/2015) 31/12/2015 (tỷ) 1/1/2015 (tỷ) Doanh thu 27.864.558.436.964 25.825.123.626.163

Các khoản giảm trừ doanh (411.626.322.631) (299.774.803.450) thu

Doanh thu thuần 27.452.932.114.333 25.525.348.822.713

Giá vốn hàng bán (21.858.956.167.813) (20.338.346.539.679)

Lợi nhuận gộp 5.593.975.946.520 5.187.002.283.034

Doanh thu tài chính 248.607.642.113 160.287.779.327 65

Chi phí tài chính (566.233.897.606) (563.834.231.079)

Trong đó: Chi phí lãi vay (251.337.896.345) (350.628.944.467)

Phần lỗ trong công ty liên kết 190.801.524 171.255.307 Chi phí bán hàng (424.150.105.358) (366.087.885.891) Chi phí quản lý doanh (760.822.612.994) (607.214.249.307) nghiệp

Lợi nhuận thuần từ HĐKD 4.091.186.171.151 3.809.982.440.777

Thu nhập khác 314.546.263.699 257.727.314.747

Chi phí khác (415.903.770.054) (298.189.027.092)

Lợi nhuận trƣớc thuế 3.989.828.664.796 3.769.520.728.432

Chi phí thuế TNDN (485.446.177.017) (519.306.138.228)

Lợi nhuận sau thuế 3.504.382.487.779 3.250.214.590.204

Phân bổ lợi nhuận:

Cổ đông của công ty mẹ 3.485.462.964.249 3.144.252.845.971 Cổ đông không kiểm soát 18.919.523.530 105.961.744.233

Lãi cơ bản trên cổ phiếu 4.517 4.290

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Tập đoàn Hoà Phát năm 2015)

Kết thúc năm 2015, toàn Tập đoàn đạt 27.864 tỷ đồng doanh thu và 3.504 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế vƣợt 24% và 8% so với kế hoạch đề ra, tăng trƣởng 8% so với cùng kỳ năm trƣớc. Sự tăng trƣởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế ấn tƣợng này chủ yếu đến từ năng lực sản xuất đƣợc mở rộng từ nhóm ngành hàng thép: Sản lƣợng thép xây dựng đạt hơn 1.380.000 tấn, tăng gần 38% so với cùng kỳ; Ống thép tiêu thụ tăng hơn 40% so với cùng kỳ. Nhóm ngành sản xuất và kinh doanh cốt lõi là các mặt hàng về thép tiếp tục tăng trƣởng mạnh và chiếm tới 79,4% doanh thu và 82,3% lợi nhuận toàn Tập đoàn.

Bảng 3.5. Bảng cân đối kế toán hợp nhất của Hoà Phát (31/12/2015) 31/12/2015 (đồng) 1/1/2015 (đồng) A - TÀI SẢN

1. Tài sản ngắn hạn 11.915.177.133.485 11.745.859.365.753

Tiền và tƣơng đƣơng tiền 2.372.761.840.865 2.026.280.467.705 Đầu tƣ tài chính ngắn hạn 758.094.875.121 506.641.791.271 Các khoản thu ngắn hạn 1.608.216.522.801 1.723.031.959.315

Hàng tồn kho 6.937.441.787.064 7.386.389.048.165

Tài sản ngắn hạn khác 238.662.107.634 103.516.099.297

2. Tài sản dài hạn 13.591.592.052.060 10.343.245.032.050

Các khoản phải thu dài hạn 16.485.258.954 9.225.561.499 Tài sản cố định 8.211.430.447.399 8.728.652.459.845 Bất động sản đầu tƣ 192.494.292.820 197.343.763.931 Tài sản dở dang dài hạn 4.342.159.437.952 429.472.156.988 Đầu tƣ tài chính dài hạn 102.545.479.270 61.184.828.523 Tài sản dài hạn khác 726.477.135.665 917.366.261.264 TỔNG TÀI SẢN 25.506.769.185.545 22.089.104.397.803 B - NGUỒN VỐN 1. Nợ phải trả 11.040.058.800.235 10.123.764.654.194 Nợ ngắn hạn 9.992.832.755.685 8.966.332.083.327 Nợ dài hạn 1.047.226.044.550 1.157.432.570.867 2. Vốn chủ sở hữu 14.466.710.385.310 11.965.339.743.609 Vốn cổ phần 7.329.514.190.000 4.819.081.750.000 Thặng dƣ vốn cổ phần 674.149.437.068 2.207.350.817.068 Cổ phiếu quỹ (638.500.000) -

Quỹ đầu tƣ phát triển 891.436.091.839 674.783.632.921 Lợi nhuận sau thuế chƣa phân 5.549.332.356.102 4.094.767.826.367 phối

Lợi ích cổ đông không kiểm 22.916.810.301 169.355.717.253 soát

TỔNG NGUỒN VỐN 25.506.769.185.545 22.089.104.397.803

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Tập đoàn Hoà Phát năm 2015)

VCSH của toàn Tập đoàn tại ngày 31/12/2015 là 14.466 tỷ đồng, tăng trƣởng đáng kể so với thời điểm đầu năm là 11.965 tỷ đồng. Nợ phải trả toàn

Tập đoàn tại ngày 31/12/2015 là 11.040 tỷ đồng, tăng 916 tỷ đồng tƣơng ứng 9% so với tại thời điểm đầu năm. Hệ số nợ phải trả trên VCSH đƣợc cải thiện, giảm xuống từ 0,86 chỉ còn 0,76 lần vào thời điểm cuối năm 2015. Riêng nợ ngân hàng, nợ ngắn hạn là 6.117 tỷ đồng và nợ dài hạn 739 tỷ đồng, tổng cộng nợ ngân hàng là 6.856 tỷ đồng. Nhƣ vậy nếu tính hệ số nợ ngân hàng trên VCSH thì chỉ số này là 0,47 lần. Đây là chỉ số đƣợc đánh giá rất an toàn đối với một tập đoàn công nghiệp nặng.

Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bảng 3.6: Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ hợp nhất của Hoà Phát (31/12/2015) 31/12/2015 (đồng) 1/1/2015 (đồng) LƢU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT

ĐỘNG KINH DOANH

Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động 4.542.949.540.971 2.762.273.318.349 kinh doanh

LƢU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ

Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động (3.763.774.366.325) (1.250.083.322.879) đầu tƣ

LƢU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động (432.809.044.847) (1.611.348.733.435) tài chính

Lƣu chuyển tiền thuần trong năm 346.366.129.799 (99.158.737.965)

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 2.026.280.467.705 2.125.322.390.697 đầu năm

Ảnh hƣởng của thay đổi tỷ giá 115.243.361 116.814.973 hối đoái quy đổi ngoại tệ

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng 2.372.761.840.865 2.026.280.467.705 tiền cuối năm

Đến cuối năm 2015, dòng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền của Hoà Phát đạt gần 2.373 tỷ, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2014.

Các hệ số tài chính

Áp dụng công thức tính các hệ số tài chính và sử dụng các số liệu từ các bảng báo cáo tài chính của Hòa Phát, ta có bảng các hệ số tài chính của công ty nhƣ sau:

Bảng 3.7: Các hệ số tài chính của Hoà Phát (31/12/2015)

Hệ số tài chính Đơn vị 2015 2014

tính Khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán hiện hành Lần 1,19 1,29

Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,47 0,47

Hiệu quả hoạt động

Vòng quay hàng tồn kho Lần 3,15 2,75

Vòng quay tổng tài sản Lần 1,08 1,16

Cơ cấu vốn

Hệ số nợ/Tổng tài sản Lần 0,43 0,46

Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu Lần 0,76 0,86

Khả năng sinh lời

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế % 12,77 12,73

Thu nhập trên vốn chủ sở hữu % 24,2 27,6

(ROE)

Thu nhập trên tổng tài sản (ROA) % 13,7 14,7

Tỷ suất EBIT % 15,69 16,53

Hệ số giá thị trƣờng

EPS VNĐ 4.517 4.290

Nguồn: Báo cáo thường niên của Tập đoàn Hoà Phát năm 2015

Chỉ số khả năng thanh toán nhanh và thanh toán hiện thời của Tập đoàn tại thời điểm cuối năm 2015 lần lƣợt là 0,47 và 1,19 lần. Điều này cho thấy sức khỏe tài chính của Tập đoàn hoàn toàn khỏe mạnh.

Do trong năm 2015 Tập đoàn tiếp tục đầu tƣ các dự án lớn nên giá trị tài sản tăng trong khi các dự án đó chƣa đi vào hoạt động và mang lại doanh thu làm cho hai chỉ số tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên VCSH (ROE) giảm nhẹ nhƣng vẫn duy trì ổn định là 14% và 24%. Về dài hạn, khi các dự án đi vào hoạt động, các chỉ số trên sẽ cải thiện tốt nhờ doanh thu từ đầu tƣ các dự án này mang lại.

Một phần của tài liệu HoangMinhTri (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w