Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty qua 2 năm 2007 –200 8

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn ppt (Trang 28 - 33)

Ø Về tài sản

Tình hình tài sản của công ty năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007. Góp phần vào sự tăng trưởng mạnh mẽ này là sự tăng nhanh của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Trong đó hàng tồn kho tăng mạnh: 1.499,04 tỷđồng ứng với 190,62%. Năm 2008 là một năm đầy biến động của nền kinh tế thế giới, nhu cầu về xi măng của thị trường giảm sút, bên cạnh đó đánh giá tình hình nguyên liệu Clinker tăng nên công ty tập kết về nhập kho để phục vụ cho sản xuất nhằm giữ giá thành như cũ để củng cố thị phần. Do đó lượng hàng tồn kho tăng mạnh cũng là điều lý giải được.

Vốn bằng tiền của công ty giảm 0,73 tỷđồng ứng với 0,86%. Xét 2 mặt của một vấn đề ta thấy rằng, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng sẽ dự trữ một lượng tiền nhất

định, nhằm đảm bảo không để xảy ra tình trạng thiếu hụt vốn bằng tiền. Tuy nhiên, với mức dự trữ tiền cao lại là mức hạn chế của công ty vì như thếđồng tiền sẽ không được quay vòng cũng như phần lợi nhuận được tạo ra từ nó chưa được tăng thêm. Như vậy sự giảm xuống của vốn bằng tiền là khá tốt, nhưng cũng cần phải xem xét lại vì đồng vốn được quay vòng nhanh hơn, lợi nhuận được tạo ra từ nó được tăng thêm nhưng sự

giảm xuống này cũng làm cho khả năng thanh toán tức thời của công ty sẽ gặp khó khăn.

Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 30,90 tỷ đồng ứng với 8,36% điều này cho thấy việc thu hồi vốn nhanh và tình hình sử dụng đồng vốn của công ty có phần hiệu quả hơn.

Tuy chỉ chiếm số phần trăm khá nhỏ trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (chiểm 0.77%) nhưng tài sản ngắn hạn khác cũng tăng với một con số khá lớn: 16,02 tỷđồng ứng với 167,13 %. Đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng vì công ty có thêm một số nguồn thu trong ngắn hạn, tăng khả năng thanh toán tức thời của công ty.

ĐVT: tỷđồng

Chỉ tiêu

2007 2008 2008/2007

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị (+/-) Tỷ lệ

I. Tổng tài sản 2.341,37 100 4.632,65 100 2.291,28 97,86 A. Tài sản ngắn hạn 1.251,16 53,44 2.734,58 59,03 1.483,43 118,56 1, Vốn bằng tiền 85,55 6,84 84,82 3,10 -0,73 -0,86 2, Các khoản phải thu ngắn hạn 369,60 29,54 338,71 12,39 -30,90 -8,36 3, Hàng tồn kho 786,42 62,86 2.285,46 83,58 1.499,04 190,62 4, Tài sản ngắn hạn khác 9,58 0,77 25,60 0,94 16,02 167,13 B. Tài sản dài hạn 1.090,21 46,56 1.898,06 40,97 807,85 74,10 1, TSCĐ 1.084,94 99,52 1.892,56 99,71 807,62 74,44

2, Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 5,00 0,46 5,00 0,26 - 0,00

3, Tài sản dài hạn khác 0,27 0,02 0,50 0,03 0,23 85,50 II. Tổng nguồn vốn 2.341,37 100 4.632,65 100 2.291,28 97,86 A. Nợ phải trả 1.312,51 56,06 3.452,50 74,53 2.140,00 163,05 1, Nợ ngắn hạn 309,41 23,57 516,99 14,97 207,58 67,09 2, Nợ dài hạn 1.003,09 76,43 2.935,51 85,03 1.932,42 192,65 B. Vốn chủ sở hữu 1.028,87 43,94 1.180,14 25,47 151,28 14,70

Cùng với sự tốc độ tăng mạnh mẽ của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là tốc

độ tăng của tài sản cố định và đầu tư dài hạn. TSCĐ tăng được đánh giá là tích cực cho thấy công ty có chú ý đầu tư nâng cấp, thay thế giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được ổn định và tạo tâm lý an tâm sản xuất cho cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên TSCĐ tăng cũng chưa chắc tốt, giảm cũng không hẳn là xấu, do đó cần xem xét sự tăng lên này có được sử dụng đúng mục đích không, có những tài sản được cắt giảm là những tài sản tiêu tốn nhiều chi phí hay khả năng phục vụ kém chăng? Thực tế

cho thấy TSCĐ của năm 2008 tăng lên là do trong năm này có một số công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng làm tăng giá trị TSCĐ của công ty.

Các khoản đầu tư dài hạn không đổi trong 2 năm, như thế lợi tức dài hạn cũng sẽ

không tăng. Trong điều kiện thị trường khủng hoảng và nhiều biến động như hiện nay thì đây cũng là một sách lược đúng đắn của công ty, không quá mạo hiểm để đi tìm lợi nhuận.

Ø Về nguồn vốn

Nguồn vốn tăng mạnh so với năm 2007, trong đó vốn chủ sở hữu và các khoản nợ đều tăng. Vốn chủ sở hữu tăng gần như gấp 2,5 lần so với năm 2007. Điều này cho thấy công ty đã có những biện pháp tích cực trong việc nâng cao nguồn vốn để có thể

tự tài trợ về mặt tài chính, tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh. Mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhanh so với năm 2007 nhưng công ty lại nhận thêm các khoản nợ, trong đó nợ dài hạn tăng đột biến, nợ ngắn hạn cũng tăng nhưng tăng nhẹ hơn. Điều này cho thấy công ty đang chiếm dụng được một khoản vốn khá lớn trong một thời gian dài để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh taọ ra lợi nhuận gộp cho công ty. Tuy nhiên như thế cũng có nghĩa là yêu cầu thanh toán của công ty cũng tăng lên, thêm một gánh nặng trong việc trả nợ. Điều này cho thấy công ty không tích cực thu hồi các khoản bị chiếm dụng để lấy tiền trả nợ. Điều này cũng làm giảm uy tín trên thương trường của công ty khi khách hàng, bạn hàng, cơ quan chủ quản nhà nước nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh thấy một khoản nợ khá lớn.

Tóm lại, để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được phát triển cần phải có chính sách hiệu quả hơn để quản lý các khoản phải thu để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn, các khoản phải trả tránh tình trạng nợ quá nhiều sẽ gặp khó khăn trong việc

trả nợ. Bên cạnh được cần có chính sách để quản lý vốn bằng tiền tốt hơn, để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời của công ty được tốt hơn trong những thời điểm cần thiết. Mặt khác cũng cần có những biện pháp quản lý tài sản cố định, đầu tư trang bị

máy móc thiết bị nhằm phục vụ tốt hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.1.4.2 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm 2007 - 2008

Qua bảng số liệu báo cáo kết quả kinh doanh của công ty tôi có một số nhận xét sau:

Các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận có sự biến động rõ rệt qua 2 năm:

Giá vốn hàng bán tăng mạnh, làm cho doanh thu thuần tăng theo và kéo theo là sự tăng lên của lợi nhuận gộp. Có được kết quả khả quan này là do bộ phận bán hàng

đã có chính sách cải tiến mới, hoàn thiện hơn hệ thống bán hàng của công ty. Bên cạnh

đó, các chuyên gia kỹ sư của nhà máy thường xuyên kiểm soát phân tích chất lượng nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra một cách chặt chẽ để không có bất cứ một nguyên liệu hay sản phẩm nào ngoài tầm kiểm soát mà luôn đạt và vượt chất lượng đã

đăng ký.

Chi phí bán hàng và chi phí doanh nghiệp giảm đáng kể là do công ty đã có chính sách bán hàng mới thông qua hệ thống bao tiêu, chi phí vận chuyển bên đại lý đảm nhiệm hoặc nhận làm hợp đồng vận tải. Điều này làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt

động sản xuất kinh doanh tăng 66,22 tỷđồng với số tương đối 47,90%.

Năm 2007 thu nhập khác của công ty là 8,98 tỷ đồng nhưng chi phí khác lại lớn hơn làm cho lợi nhuận khác của công ty mang dấu âm: - 0,99 tỷđồng. Tuy nhiên đến năm 2008 chỉ tiêu thu nhập khác đã tăng một lượng đột biến: 11,28 tỷđồng ứng với 1139,39%.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng, lợi nhuận khác tăng đã làm cho lợi nhuận trước thuế năm 2008 tăng so với năm 2007. Đang nằm trong thời gian miễn thuế thu nhập, cùng với sự tăng lên của lợi nhuận trước thuế, làm cho lợi nhuận sau thuế tăng lên một khoản khá lớn: tăng 77,21 tỷ đồng tương đương với 56,13%. Điều này thể hiện thành tích vượt bậc công ty.

Trong điều kiện nền kinh tế khủng hoảng, công ty vẫn duy trì và phát triển tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, cho thấy năng lực của ban lãnh đạo cùng toàn thể công

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn qua 2 năm 2007-2008

ĐVT: tỷđồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2008/2007

Giá trị Giá trị Giá trị (+/-) Tỷ lệ

1. Doanh thu thuần 1.553,48 1.936,14 382,66 24,63

2. Giá vốn hàng bán 1.172,48 1.547,09 374,61 31,95

3.Lợi nhuận gộp (1-2) 381,00 389,05 8,05 2,11

4. Doanh thu hoạt động tài chính 1,13 1,68 0,55 48,67

5. Chi phí tài chính 22,53 30,75 8,22 36,48

6.Chi phí bán hàng 135,94 75,36 -60,58 -44,56

7.Chi phí quản lý doanh nghiệp 85,41 80,15 -5,26 -6,16 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (3+4-5-6-7) 138,25 204,47 66,22 47,90

9. Thu nhập khác 8.98 19,97 10,00 100,30

10. Chi phí khác 9,97 9,68 0,70 7,80

11. Lợi nhuận khác (9 -10) -0,99 10,29 11,28 1139,39 12. Lợi nhuận kế toán trước thuế (8+11) 137,26 214,76 77,50 56,46

13.Thuế TNDN -0,29 0 0,29 -100,00

14. Lợi nhuận sau thuế (12-13) 137,55 214,76 77,21 56,13

nhân viên trong công ty là đáng ghi nhận. Vì vậy công ty cần cố gắng hơn nữa để tiết kiệm chi phí, giảm tỷ lệ phế liệu, tăng doanh thu bán hàng... để khi không còn được miễn thuế TNDN vẫn đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận sau thuếđạt được không bị giảm sút và ngày càng được nâng cao.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn ppt (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)