CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI PHÁP PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH

Một phần của tài liệu Luận án KHAMPHETH SENGSOULATTANA (Trang 29 - 34)

PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH

1.3.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Trần Hữu Nam, “Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam” [25]. Tác giả đã phân tích những nội dung về: (1) Quan điểm phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước: phát triển nguồn nhân lực du lịch xuất phát từ mục tiêu của công cuộc đổi mới, phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội; phát triển nguồn lực du lịch đủ về số lượng,

có cơ cấu hợp lý với định hướng phát triển du lịch và cần hướng tới mục tiêu hội nhập khu vực và thế giới; (2) Làm rõ phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch Việt Nam giai đoạn hiện nay, đó là đào tạo đội ngũ chuyên gia có trình độ trong lĩnh vực du lịch; nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên, giáo viên tại các cơ sở đào tạo; bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý nhà nước về du lịch cho đội ngũ cán bộ quản lý; xã hội hóa đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch và chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Ngô Trung Hà, “Đẩy mạnh liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp hướng tới bảo đảm chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch” [11]. Bài viết đã đề xuất một số giải pháp tăng cường mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực du lịch như: (1) Các cơ sở đào tạo cần chủ động, thường xuyên, tích cực hơn nữa trong việc mở rộng mối quan hệ với doanh nghiệp hoạt động trong ngành kinh tế du lịch trong và ngoài nước, qua đó đảm bảo chương trình đào tạo gắn với thực tiễn; (2) Xây dựng các cơ chế thích hợp, thu hút doanh nghiệp tham gia vào mối liên hệ liên kết trong quá trình đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực từ các cơ sở đào tạo và (3) Kịp thời cung cấp cho nhà trường thông tin về nhu cầu tuyển dụng, nghiên cứu và ban hành các quy định chung về liên kết đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong từng giai đoạn.

Nguyễn Tuấn, “Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam thực trạng và giải pháp” [49]. Bài viết ngoài việc làm rõ một số vấn đề về phát triển du lịch bền vững đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững trong giai đoạn tới như: (1) Xây dựng chính sách đầu tư tập trung cho các khu du lịch trọng điểm quốc gia có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; (2) Xây dựng chính sách đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng vùng, quốc gia có sức cạnh tranh với khu vực và quốc tế với việc tăng cường nghiên cứu thị trường; (3) Áp dụng chính sách bảo vệ môi trường tại các khu, tuyến, điểm, cơ sở dịch vụ du lịch, khuyến khích đào tạo và chuyển giao tại chỗ, thu hút chuyên gia, nhân tài trong và ngoài nước phục vụ cho đào tạo du lịch; (4) Khuyến khích các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch nông thôn, nông nghiệp, làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái.

Nguyễn Ngọc Dương; Nguyễn Thị Thu Hoa, “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành du lịch Việt Nam” [5]. Các tác giả đã làm rõ một số giải pháp

nhằm phát triển ngành du lịch như: (1) Đẩy mạnh công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên thông qua việc giới thiệu, tuyên truyền và tư vấn trực tiếp hoặc thông qua các hoạt động được tổ chức thường niên qua các hình thức khác nhau phù hợp với thực tiễn; (2) Đổi mới chương trình đào tạo, chú trọng đến thực hành cho sinh viên tại các doanh nghiệp kinh doanh các loại hình kinh tế du lịch và (3) Đưa ra các tiêu chí, chuẩn mực trong lực lượng hướng dẫn viên du lịch để đáp ứng được khung chung của ASEAN và của các tổ chức du lịch quốc tế.

Nguyễn Văn Tuấn, “Du lịch Việt Nam và những giải pháp đẩy mạnh phát triển trong thời kỳ mới” [51]. Tác giả đã làm rõ một số những giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời gian tới, gồm: (1) Huy động các nguồn lực tham gia vào phát triển du lịch, trong đó đặc biệt chú trọng tới nhân tố con người, nhất là nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cao, được đào tạo bài bản; (2) Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát triển du lịch trong đó đặc biệt chú trọng đến các cơ quan, ngành và các doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến các hoạt động phát triển kinh tế du lịch; (3) Tăng cường sự hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp trong ngành kinh tế du lịch thông qua các công cụ trực tiếp hoặc gián tiếp như hỗ trợ thuế, hỗ trợ chính sách và (4) Đẩy mạnh sự quản lý của nhà nước và hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch.

Nguyễn Sơn Hà, “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiện nay” [12]. Bài viết đã làm rõ một số giải pháp nhằm đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiện nay như: (1) Nâng cao nhận thức và dự báo đúng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong đó chú trọng tới công tác tuyên truyền, nhận thức; (2) Xây dựng và phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo, giảng viên và cán bộ quản lý; (3) Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng nâng cao kỹ năng thực hành nguồn nhân lực cho ngành du lịch; (4) Huy động các nguồn lực và điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch.

Nguyễn Thị Thúy Hường, “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong cộng đồng ASEAN” [20]. Tác giả đã làm rõ những nội dung cơ bản về: (1) Khái quát chung về cộng đồng kinh tế ASEAN, yêu cầu đòi hỏi nguồn nhân lực cần phải tự nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu hội nhập, cũng như làm rõ thực trạng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam về số lượng, chất lượng; (2) Đưa ra một số giải pháp về phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN như: tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực ngành du lịch theo chuẩn ASEAN và quốc tế, đổi mới toàn diện công tác đào tạo nguồn nhân lục du lịch

Việt Nam tại các cơ sở đào tạo du lịch, đẩy mạnh xã hội hóa trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, tích cực, chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế và đẩy mạnh giáo dục văn hóa du lịch trong cộng đồng.

Trần Sỹ Phán, “Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay” [28]. Bài viết đã phân tích một số giải pháp nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay: (1) Tạo lập môi trường kinh tế, văn hóa, chính trị - xã hội trong sạch, lành mạnh - điều kiện cơ bản để phát huy nhân tố con người; (2) Giải pháp về lao động, việc làm và tạo cơ hội cho người lao động tăng thêm thu nhập, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần ngày một cao, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho mỗi người; (3) Giải quyết tốt vấn đề lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết để mỗi người phát huy tối đa năng lực của mình trong mọi lĩnh vực hoạt động; (4) Nâng cao hiệu quả giáo dục-đào tạo về kiến thức chuyên môn, tri thức khoa học, giáo dục chính trị, tư tưởng; (5) Thực hiện chính sách xã hội đúng đắn trong việc đặt con người vào trung tâm của sự phát triển, lấy việc phục vụ con người, phát triển toàn diện con người là mục tiêu cao nhất của chính sách.

Phan Văn Đoàn, “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030” [10]. Bài viết đã phân tích một số nội dung chính về giải pháp đào tạo và phát triển nhân lực ngành du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đó là: (1) Đổi mới nhận thức, tăng cường tuyên truyền về đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong ngành; (2) Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; (3) Tập trung xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm, đầu tư, xây dựng và phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo về du lịch; (4) Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo trong lĩnh vực du lịch và (5) Huy động các nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ cho đầu tư đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trên cả nước.

Vũ Thị Lan Hương, “Một số giải pháp phát triển du lịch làng nghề ở nước ta hiện nay” [19]. Ngoài việc minh chứng một số thành tựu phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam trong thời gian qua, tác giả đã đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch làng nghề trong thời gian tới, như: (1) Cần có sự quy hoạch các địa điểm làng nghề du lịch truyền thống nhất là tại các tỉnh có ưu thế về làng nghề truyền thống và văn hóa phong tục đặc sắc; (2) Đưa vào chương trình du lịch và phát triển

thị trường cho sản phẩm, lập dự án riêng cho từng làng nghề, tạo sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa các làng nghề trong các địa phương; (3) Chú trọng đến công tác vệ sinh môi trường ở các làng nghề; xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp và (4) Tăng cường hợp tác liên ngành, liên vùng để phát triển du lịch bền vững.

Trần Thị Hồng Hạnh, “Một số đề xuất đối với vấn đề nghiên cứu chính sách du lịch ở Việt Nam hiện nay” [13]. Bài viết đã tập trung vào các giải pháp về chính sách du lịch, như: (1) Các bên liên quan đến việc hoạch định và thực hiện chính sách du lịch cần đánh giá đúng tầm quan trọng của ngành du lịch; (2) Cần tiếp tục đầu tư cho vấn đề nghiên cứu học thuật liên quan đến việc thúc đẩy du lịch và phát triển du lịch bền vững, hiện đại cùng với sự thay đổi của tình hình xã hội; (3) Xây dựng chính sách hỗ trợ các chuyên gia, học giả, nhà hoạch định chính sách du lịch để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình xây dựng đánh giá chính sách và (4) Thực hiện các dự báo về biến động xã hội cũng như có biện pháp nhằm khắc phục mặt tiêu cực do du lịch để lại.

1.3.2. Các công trình nghiên cứu ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Keo Chănthavixay, “Sự di cư tự do của lực lượng lao động, ảnh hưởng và thử thách khi gia nhập AEC” [131]. Bài viết đã làm rõ một số giải pháp có liên quan trực tiếp đến vấn đề tập hợp, huy động và phát triển tốt nhất nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trong đó nhấn mạnh một số vấn đề như: (1) Coi trọng việc tăng cường phát triển lực lượng lao động trẻ đảm bảo có đầy đủ các yếu tố về tri thức, năng lực, tay nghề và kỷ luật trong lao động;

(2) Khuyến khích các loại hình kinh tế phát triển đa dạng để qua đó tạo việc làm cũng như gián tiếp đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu của thị trường lao động; (3) Các cơ quan nhà nước cần nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng nguồn lực lao động trong cả nước để qua đó, giúp bảo vệ lợi ích cho cả các chủ thể, pháp nhân sử dụng lao động và đặc biệt bảo vệ là chính người lao động; (4) Xây dựng hệ thống các trường đào tạo nguồn lực lao động cũng như chú trọng tới công tác thông tin tuyên truyền định hướng nghề nghiệp cho người lao động trẻ tuổi; (5) Nâng cao hiệu quả quan hệ hợp tác với nước ngoài, như tranh thủ vốn đầu tư và kỹ thuật để nâng cao trình độ cho người lao động.

Phutsady Phanyasith, “Pháp luật về du lịch và việc thực hiện pháp luật về du lịch ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [134]. Bài viết đã làm rõ một số giải pháp

nhằm điều chỉnh và bảo vệ các quan hệ du lịch trên các khía cạnh đó là: (1) Tạo hành lang pháp lý cho xây dựng, phát triển kinh tế du lịch và hoạt động du lịch; xác lập các chuẩn mực, các cơ sở pháp lý điều chỉnh trực tiếp hành vi của cơ quan trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực du lịch theo một trật tự nhất định; (2) Tiến hành khảo sát đánh giá thực hiện pháp luật về du lịch ở nước CHDCND Lào, nhất là tập trung vào việc làm rõ pháp luật đã đi vào cuộc sống hay chưa, vai trò của pháp luật trong công tác quản lý du lịch; việc thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào về quản lý, phát triển du lịch theo hướng đa dạng hóa các thành phần kinh tế.

Sysomphone Vongphachanh, “Phát huy nhân tố con người ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [36]. Tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy nhân tố con người đáp ứng yêu cầu hiện nay, cụ thể là: (1) Nâng cao vị thế của người lao động trong quá trình gia tăng chất lượng, sản lượng trong quá trình làm việc; (2) Nâng cao trình độ của cán bộ, đảng viên và nhân dân về nhận thức chính trị, thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Kaysone Phomvihane và quan điểm của Đảng NDCM Lào về nhân tố con người; (3) Giáo dục tinh thần yêu nước, nâng cao ý thức tự lực tự cường của dân tộc, trách nhiệm của công dân gắn liền với việc giảm dần sự chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng lãnh thổ và (4) Tập trung đổi mới công tác giáo dục, đào tạo và đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng chống lại các khuynh hướng trái chiều.

Sysomphone Vongphachanh, “Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” [38]. Luận án đã đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế xã hội ở CHDCND Lào trong thời gian tới, như: (1) Nhóm giải pháp về tăng cường sử dụng hợp lý, hiệu quả nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội nhất là đối với nguồn nhân lực có trình độ và năng lực trong những ngành trọng điểm của nước CHDCND Lào; (2) Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng con người nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới và (3) Nhóm giải pháp về gia tăng động lực, tích chủ động của mỗi chủ thể nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Luận án KHAMPHETH SENGSOULATTANA (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w