Theo quan niệm của tác giả, du lịch là những hoạt động của cá nhân liên quan đến sự di chuyển ngoài nơi cư trú của con người nhằm đáp ứng nhu
3.3.1.2. Hạn chế về sử dụng con người trong phát triển kinh tế du lịc hở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
Quá trình sử dụng con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào thời gian qua còn những hạn chế nhất định. Điều này thể hiện qua những điểm như sau:
Thứ nhất, việc tuyển chọn con người trong phát triển kinh tế du lịch
Trong giai đoạn vừa qua, việc sử dụng con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào cũng còn những hạn chế nhất định, thể hiện trước hết ở quá
trình tuyển chọn con người phục vụ cho công tác đào tạo về kinh tế du lịch nói chung, cũng như đào tạo nghề về du lịch nói riêng vẫn chưa thu hút được sự quan tâm theo học của các học sinh sau khi tốt nghiệp trường trung học phổ thông. Đây là hạn chế rất lớn đối với quá trình xây dựng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch bền vững trong những năm tới đây, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ, hiệu quả của nguồn nhân lực phục vụ trong nền kinh tế du lịch, vì những cá nhân có trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ chưa sẵn sàng làm việc trong môi trường du lịch tư nhân. Đồng thời quá trình tuyển chọn những người có động lực, tính tích cực, đam mê phục vụ tận tâm, tận lực để mong muốn đóng góp, phát huy vai trò của bản thân trong lĩnh vực kinh tế du lịch còn chưa được nhiều. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực một cách bài bản để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, am hiểu chuyên sâu về kinh tế du lịch trong và ngoài nước cũng vẫn chưa có được thành quả khả quan trong thời gian vừa qua.
Bên cạnh đó, việc tuyển chọn người trong ngành kinh tế du lịch nói chung, cũng như việc tuyển chọn nguồn nhân lực từ các dân tộc thiểu số, nhất là những nguồn lực từ chính các địa điểm du lịch nổi tiếng ở các vườn quốc gia, các thác nước, hang động nổi tiếng ở các huyện trong cả nước vẫn chưa được các cơ quan, các công ty trong ngành kinh tế du lịch chú trọng. Vấn đề này sẽ cần được thực hiện tốt hơn để tuyển dụng được những người am hiểu về ý nghĩa, về tầm quan trọng của địa điểm du lịch, cũng như những tác động của sự phát triển kinh tế du lịch đối với địa phương, qua đó tăng cường sức mạnh đồng bộ với nhiều yếu tố hợp thành nhằm phát huy được nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào.
Thứ hai, việc bố trí con người trong phát triển kinh tế du lịch
Công tác bố trí con người trong phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch thời gian qua cũng vẫn còn một số hạn chế nhất định được thể hiện qua những yếu tố sau đây:
Việc bố trí nguồn nhân lực vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả khi ở Lào có nhiều ngành phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho ngành kinh tế du lịch không có người làm. Bên cạnh đó, các công việc đòi hỏi có tay nghề cao với trình độ, khả năng, chuyên môn mà thị trường đang cần thì không có sẵn với số lượng đầy đủ. Nhất là việc quy hoạch cũng như thực hiện những quy hoạch về bố trí nguồn nhân lực của ngành kinh tế du lịch trong tổng thể nguồn lực lao động của đất nước vẫn chưa được nghiên cứu thực hiện bài bản, để từ đó làm cơ sở cho quá trình thực hiện trong thực tiễn.
Ngoài ra, việc bố trí nhân tố con người trong ngành kinh tế du lịch trong thực tiễn cũng chưa được hiệu quả, thể hiện qua việc đội ngũ hướng dẫn viên không được đào tạo bài bản, nhiều hướng dẫn viên du lịch không có kiến thức về lịch sử đất nước, đặc biệt là lịch sử gắn với các điểm du lịch, thiếu kỹ năng ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Nhiều người lao động còn chưa được làm đúng với năng lực, cũng như bố trí đúng theo sở thích và thế mạnh của bản thân và còn nhiều người chưa phát huy hết khả năng của mình trong quá trình làm việc.
Thứ ba, việc sắp xếp con người trong phát triển kinh tế du lịch
Quá trình sử dụng con người trong phát triển kinh tế du lịch thời gian qua cũng còn những hạn chế nhất định trong quá trình sắp xếp con người. Chúng ta có thể thấy qua những nội dung sau:
Trong những năm qua, sự phát triển của nền kinh tế du lịch trên thế giới đã bước sang những trang mới với những thành tựu có tính đột phá nhờ phát huy được yếu tố trung tâm quyết định đến sự thay đổi này đó chính là nguồn nhân lực chất lượng cao được sắp xếp phù hợp để có thể phát huy được hết khả năng của mình. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua việc sắp xếp nguồn nhân lực trong phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào vẫn chưa được thực hiện tốt, do vậy chưa thể phát huy được tốt nhất được trình độ, khả năng, động lực, sự nỗ lực cố gắng của mỗi người.
Đặc biệt, quá trình nước CHDCND Lào tham gia hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, và hội nhập khu vực ASEAN trong phát triển kinh tế du lịch nói riêng đã làm cho các yếu tố truyền thống như nguồn đất đai, lao động, nguồn vốn đã có nhiều thay đổi. Do vậy, việc sắp xếp nguồn nhân lực để tận dụng chất xám nhằm gia tăng hàm lượng tri thức kết tinh trong các sản phẩm du lịch trong phát triển kinh tế du lịch để cạnh tranh với các công ty đa quốc gia, các chiến lược phát triển du lịch của các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới vẫn chưa được thực hiện tốt.
Thứ tư, việc quy hoạch con người trong phát triển kinh tế du lịch
Cùng với tuyển dụng, bố trí và sắp xếp nguồn nhân lực, giai đoạn vừa qua việc quy hoạch con người trong phát triển kinh tế du lịch cũng còn một số hạn chế nhất định, điều này được thể hiện rõ qua các nội dung chính như sau:
Quy hoạch về nguồn lực trong phát triển kinh tế du lịch vẫn chưa đáp ứng được thực tiễn phát triển của ngành kinh tế du lịch, vì vậy, tuy các quy hoạch cũng đã được thực hiện khá tốt nhưng tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nguồn lực trong phát
triển kinh tế du lịch vẫn còn diễn ra. Thừa vì nguồn lực cung cấp khá nhiều nhưng chất lượng của nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng tốt về trình độ, kỹ năng, phong cách làm việc và sự nỗ lực cố gắng, do đó các cơ sở kinh doanh du lịch vẫn gặp khó khăn trong việc đáp ứng đúng nhu cầu thực tiễn.
Đồng thời, quy hoạch con người trong phát triển kinh tế du lịch cũng chưa thực hiện hiệu quả việc quy hoạch cụ thể, đặc thù cho từng vùng phát triển kinh tế trong cả nước. Do vậy, vẫn chưa thể có được nguồn nhân lực có những nét riêng, đặc thù phát huy được những điểm khác biệt, sự sáng tạo của nhân tố con người trong mỗi địa phương nhằm tạo ra những điểm riêng biệt để qua đó thu hút khách du lịch. Mặt khác, công tác quy hoạch còn chưa tính đến tính đồng bộ trong nguồn nhân lực được đào tạo trong và ngoài nước cũng như sự cạnh tranh của nguồn nhân lực nước ngoài trong ngành kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào.
Bên cạnh đó, quá trình giải quyết những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 trong giai đoạn vừa qua cũng thể hiện sự hạn chế trong việc chưa tính đến quy hoạch phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch để phản ứng tốt trước những thách thức mà các yếu tố an ninh phi truyền thống có thể tác động trực tiếp đến tăng trưởng của ngành kinh tế du lịch, nhất là ảnh hưởng đến công việc, thu nhập cũng như cuộc sống của nguồn nhân lực phục vụ cho ngành kinh tế du lịch trong cả nước. Điều này cần được đưa vào quy hoạch phát triển nguồn lực trong phát triển kinh tế du lịch trong thời gian tới, để qua đó có thể giúp cho nguồn nhân lực luôn đảm bảo có sự phản ứng tốt trước sự tác động bởi các yếu tố khách quan.
3.3.1.3. Hạn chế trong tạo môi trường thích hợp cho nhân tố con ngườihoạt động trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào