Thành tựu về tạo môi trường thích hợp cho nhân tố con người hoạt động trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

Một phần của tài liệu Luận án KHAMPHETH SENGSOULATTANA (Trang 96 - 101)

Theo quan niệm của tác giả, du lịch là những hoạt động của cá nhân liên quan đến sự di chuyển ngoài nơi cư trú của con người nhằm đáp ứng nhu

3.2.1.3. Thành tựu về tạo môi trường thích hợp cho nhân tố con người hoạt động trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

hiện nay

Việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào đã đạt nhiều thành tựu, nhất là về việc tạo môi trường thích hợp cho nhân tố con người hoạt động. Chúng ta có thể thấy điều này qua những nội dung chính sau đây:

Thứ nhất, về môi trường, cơ chế, chính sách

Trong những năm qua sự phát triển kinh tế nói chung của nước CHDCND Lào đã đạt được những thành tựu khá quan trọng bắt nguồn phần lớn bởi khai thác tài nguyên thiên nhiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, với sự phát triển thiếu bền vững do phụ thuộc vào thiên nhiên mà hiện nay chính phủ nước CHDCND Lào đã có những cơ chế, chính sách nhất định trong việc thúc đẩy phát triển du lịch. Điều này thể hiện qua các văn bản pháp lý với các nội dung sau:

Trong Luật Du lịch năm 2013 (sửa đổi): Để đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn nhằm thúc đẩy ngành du lịch, Quốc hội nước CHDCND Lào năm 2013 đã thông qua Luật du lịch 2013 (sửa đổi), trong đó tại Điều 6 đưa ra một số qua điểm và quy định chính sách về du lịch đó là:

Nhà nước có chính sách quan tâm tới ngành du lịch và coi đây là ngành trọng điểm để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhằm tăng cường thương mại, dịch dụ, việc làm, tăng thu nhập và giúp đảm bảo đời sống của nhân dân các dân tộc. Nhà nước tập trung vào thúc đẩy phát triển du lịch tự nhiên, văn hóa và lịch sử nhằm thu hút du khách và phát triển ngành du lịch bền vững góp phần vào quá trình hiện đại nền kinh tế. Nhà nước phát huy, tạo điều kiện, tôn trọng, bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức trong và ngoài nước, các nhà đầu tư vào ngành du lịch, đẩy mạnh quảng cáo các hoạt động, lễ hội, sự kiện văn hóa, nghi lễ, phong tục tập quán, truyền thống dân tộc, di sản thế giới nhằm quảng bá du lịch trong nước và thu hút khách du lịch nước ngoài. Nhà nước thúc đẩy hợp tác quốc tế về du lịch để trao đổi thông tin, xây dựng và đào tạo cán bộ, thu hút hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư và quảng cáo du lịch Lào, nhằm thúc đẩy phát triển du lịch và cung cấp tiêu chuẩn quốc tế về du lịch dịch vụ [137, tr.6].

Trong Hiến pháp Lào năm 2015: Điều 12 (sửa đổi) Hiến pháp nước CHDCND Lào năm 2015 đã chỉ rõ nội dung quan trọng về chính sách đối ngoại của nước CHDCND Lào, làm cơ sở để tiến hành điều chỉnh chính sách liên quan đến phát triển kinh tế du lịch trong giai đoạn hiện nay đó là:

Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào thực hiện chính sách ngoại giao, hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác; phát huy mối quan hệ và hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi. CHDCND Lào hỗ trợ cho công cuộc đấu tranh của nhân dân trong thế giới nhằm góp phần cho hòa bình độc lập quốc gia, dân chủ và tiến bộ trong xã hội [136, tr.5].

Trong Luật lao động năm 2015: luật lao động sửa đổi bổ sung năm 2015 đã coi trọng việc hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý và bổ sung những quy định xuất phát từ thực tiễn quan hệ lao động tại Lào trong giai đoạn hiện nay để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kỹ năng lao động và quản lý lao động trong nước và

quốc tế, đồng thời cải thiện mức lương tối thiểu cho người lao động trong các đơn vị kinh doanh, sản xuất và khu vực dịch vụ từ 626.000 kíp lên 900.000 kíp; sửa đổi bổ sung các quy định liên quan đến tuyển dụng, phát triển kỹ năng nghề, hỗ trợ lao động, bảo vệ quyền và lợi ích cơ bản cho người lao động ở các ngành nghề nói chung cũng như ngành kinh tế du lịch nói riêng. Từ đó, công tác quản lý lao động đã thanh tra 6.582 đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động cho 998 đơn vị lao động và bảo vệ quyền lợi cho 90.601 lao động Lào.

Trong Luật đầu tư năm 2016: Thời gian qua nước CHDCND Lào đã thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó hướng đến những ưu đãi đối với việc đầu tư phát triển vào lĩnh vực du lịch trên cả nước, bao gồm các ưu đãi theo lĩnh vực kinh doanh du lịch, ưu đãi theo khu vực phát triển du lịch, ưu đãi liên quan đến thuế, ưu đãi liên quan đến sử dụng đất và các ưu đãi khác. Ngoài ra, luật này cũng đưa ra các hình thức đầu tư có thể được tiến hành với “5 hình thức đầu tư là đầu tư hoàn toàn thuộc sở hữu trong nước hoặc nước ngoài; liên doanh giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước; hợp tác kinh doanh theo hợp đồng; liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân và hợp tác phát triển công tư” [88, tr.3].

Trong chính sách quảng bá và nhập cảnh đối với khách du lịch: Giai đoạn vừa qua Chính phủ cũng như các cơ quan du lịch đã thực hiện các bước để thực hiện quảng bá du lịch ở trong và ngoài nước, nhất là đã tận dụng internet để quảng bá các điểm tham quan ở các địa phương, cung cấp miễn phí các bức ảnh độ phân giải cao của Lào và các tài liệu tiếp thị khác cần thiết để “thúc đẩy kinh doanh trên trang web www.southern-laos.com cũng như lập các tài khoản truyền thông xã hội như Facebook và Instagram nhằm giới thiệu tới du khách từ Mỹ, Châu Âu, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia khác” [114, tr.3]. Ngoài ra, những năm qua Chính phủ CHDCND Lào đã đưa ra các chính sách mới để giảm bớt khó khăn cho du khách, đặc biệt là “bằng cách cải thiện các thủ tục tại các cửa khẩu biên giới, cải thiện tiêu chuẩn chất lượng và dịch vụ, điều chỉnh giá tính cho thực phẩm, chỗ ở và lệ phí thu tại các điểm du lịch khác nhau cũng đã được xem xét” [87, tr.1,3].

Thứ hai, về môi trường dân chủ, công bằng

Về môi trường dân chủ, công bằng trong giáo dục và xã hội: Điều 22 Hiến pháp nước CHDCND Lào năm 2015 đã đưa ra căn cứ : “Nhà nước quan tâm thực hiện dân chủ, công bằng trong giáo dục quốc gia để xây dựng thế hệ công dân tốt, có đạo đức, có kiến thức, khả năng và có nghề nghiệp. Nhà nước tạo cơ hội và điều

kiện cho nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc, phụ nữ, trẻ em, người không có cơ hội và người khuyết tật được giáo dục đồng bộ” [136, tr.7]. Cùng với đó, Điều 8 (sửa đổi) cũng đã đưa ra căn cứ pháp lý về “Nhà nước thực hiện chính sách đoàn kết và công bằng giữa các dân tộc, tất cả các dân tộc đều có quyền giữ gìn, phát huy phong tục tập quán và văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình và của quốc gia. Nhà nước sử dụng mọi quy phạm pháp luật để phát huy và nâng cao trình độ kinh tế xã hội cho mọi dân tộc” [136, tr.4].

Về môi trường dân chủ, công bằng trong đầu tư, kinh doanh: Những năm qua Chính phủ Lào đã đưa ra các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh, giải quyết các vấn đề còn gây cản trở cho hoạt động kinh doanh tại Lào, quyết tâm tạo điều kiện dân chủ, công bằng cho hoạt động phát triển kinh tế du lịch của các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như người dân bằng cách loại bỏ các thủ tục không cần thiết và các rào cản khác. Điều này được thể hiện qua “Nghị định số 02/CP đang được triển khai tích cực và chủ động hơn để tăng cường sự ổn định của ngành kinh tế du lịch, giải quyết việc tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm thiểu thời gian đăng ký kinh doanh và thúc đẩy việc sản xuất các sản phẩm du lịch tại Lào” [108, tr.11].

Về dân chủ, công bằng trong đề bạt nhân sự của Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch: Nhằm có được nguồn nhân sự có chất lượng, đội ngũ lãnh đạo có năng lực để giúp Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng được giao về quản lý hoạt động phát triển kinh tế du lịch, nên giai đoạn vừa qua Bộ đã xây dựng môi trường dân chủ, công bằng giữa mọi người, nhất là đề bạt các cán bộ trẻ có năng lực thay thế cho những người về hưu trong công tác xây dựng cán bộ. Ngoài ra, công tác cán bộ luôn căn cứ trên các tiêu chí do trung ương, cũng như Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch đưa ra cho mỗi vị trí “phù hợp với yêu cầu về trình độ, năng lực và kiến thức thực tiễn trong công việc và quá trình lựa chọn cán bộ đã minh bạch hơn, không dựa trên các mối quan hệ đặc biệt để tác động” [113, tr.3].

Về môi trường dân chủ, công bằng giữa chủ sở hữu lao động và người lao động: Với Luật Lao động và Nghị định về an toàn lao động được Thủ tướng Thongloun Sisoulith ký ban hành ngày 25/02/2019 đã giúp người lao động có quyền pháp lý yêu cầu người sử dụng lao động đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động. Người lao động có thể kiến nghị các cơ quan quản lý lao động can thiệp nếu người sử dụng lao động không cải thiện môi trường làm việc để đáp ứng các

tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn lao động. Ngoài ra, người lao động có quyền đòi hỏi thông tin hoặc kiến thức liên quan đến điều kiện lao động rủi ro hoặc nguy hiểm và được thông báo trước về các giải pháp phòng ngừa để phòng tránh. Đây là “hướng dẫn toàn diện đối với công tác đảm bảo môi trường sức khỏe và an toàn toàn lao động qua đó giúp các doanh nghiệp cải thiện môi trường lao động để đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ” [91, tr.1,2]. Đặc biệt, những năm qua đã tổ chức Hội chợ Lao động tại tỉnh Champasack và Thủ đô Viêng Chăn nhằm tạo cơ hội cho người sử dụng lao động (217 đơn vị) và người lao động (13.208 người) gặp gỡ, chia sẻ thông tin về nhu cầu thị trường lao động.

Thứ ba, về môi trường cơ sở vật chất

Về môi trường cơ sở vật chất phục vụ giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng: Trong lĩnh vực giáo dục, Chính phủ đã coi trọng đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục ở các bậc học khác nhau và đặc biệt chú trọng tới ưu tiên đến lĩnh vực đào tạo nghề qua việc đầu tư nhiều cơ sở vật chất, cải thiện kết cấu hạ tầng để phục vụ phát triển kỹ năng lao động. Điều này thể hiện qua việc xây dựng trung tâm phát triển kỹ năng phía Nam tại các tỉnh Champasack và Savannakhet; nâng cấp hai trung tâm phát triển kỹ năng phía Bắc ở Oudomxay và Bokeo; xây dựng trung tâm phát triển kỹ năng tại tỉnh Attapeu, nâng cấp Trung tâm dạy nghề Lào

- Hàn để phát triển kỹ năng lao động. Nhờ đó ở CHDCND Lào đã có tổng cộng 45 trường nghề, 165 trung tâm đào tạo và phát triển kỹ năng (10 trung tâm do MoLSW điều hành, 52 trung tâm do các cơ quan chính phủ khác điều hành, 13 trung tâm do các tổ chức đoàn thể điều hành và 90 trung tâm còn lại do khu vực tư nhân quản lý). Các trung tâm tuyển dụng đã mở rộng sang một số tỉnh như

Sayabouly, Oudomxay, Savannakhet, Champassak, Khammouan, Bolikhamxay, Vientiane và Luang Prabang.

Về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch: Bên cạnh việc tạo môi trường nói chung, trong những năm qua nước CHDCND Lào cũng đã hết sức coi trọng đến việc tạo dựng điều kiện cơ sở vật chất để phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế du lịch trên cả nước, nhất là tại các địa phương trọng điểm về du lịch. Điều này thể hiện rõ qua việc Chính phủ nước CHDCND Lào đã tiến hành nhiều biện pháp thúc đẩy kinh tế du lịch qua việc đầu tư vào cơ sở vật chất, bao gồm việc Chính phủ đã đầu tư khoản tiền lớn vào phát triển du lịch, xây dựng

đường xá mới đến các điểm tham quan, du lịch như đường nối Viêng Chăn với Văng Viêng, đường vào chùa Vatphu, đường vào Namkan Youlapa; Chính phủ cũng đã tạo điều kiện để các tỉnh xây dựng các điểm vui chơi mới, cung cấp nhiều tiện ích hơn cho khách du lịch. Đặc biệt, với việc hoàn thiện hệ thống giao thông vận tải, Chính phủ cũng đã phê duyệt nhiều chuyến bay hơn giữa Lào và các nước khác như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan. Bên cạnh đó, Chính phủ Lào cũng đã lên kế hoạch và thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc từ Viêng Chăn đến các tỉnh Bắc và Nam Lào để giúp giao thông được thuận lợi cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch. Trong đó nổi bật nhất là tuyến đường cao tốc Viêng Chăn - Văng Viêng dài hơn 113,7 km đang được thi công với chi phí khoảng 1,4 tỷ USD và được triển khai song song với Đường 13 đã có ở miền Bắc và dự án đường sắt Lào - Trung Quốc. Ngoài ra, cơ sở vật chất của các cơ quan, doanh nghiệp phục vụ cho việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào cũng đã được chú trọng hơn. Điều này thể hiện qua việc các cơ quan quản lý, xúc tiến đầu tư về phát triển kinh tế du lịch, các trường đào tạo nghề cũng đã được chú trọng đầu tư xây dựng mới.

Một phần của tài liệu Luận án KHAMPHETH SENGSOULATTANA (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w