Theo quan niệm của tác giả, du lịch là những hoạt động của cá nhân liên quan đến sự di chuyển ngoài nơi cư trú của con người nhằm đáp ứng nhu
3.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế về sử dụng con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
Những hạn chế đã được chỉ ra về sử dụng con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào ở trên bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan cũng như những nguyên nhân chủ quan, cụ thể:
Một là, việc tuyển người vào học những nghề liên quan đến kinh tế du lịch còn khó khăn
Một trong những hạn chế trong quá trình sử dụng con người trong phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch những năm qua đó là tuy hàng năm các nhà chức trách cố gắng khuyến khích những người trẻ tuổi vào làm việc trong ngành du lịch bằng cách truyền thông rằng nếu họ được đào tạo các kỹ năng họ sẽ có thể có được việc làm và tiền lương để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Nhưng thanh niên có vẻ không quan tâm đến các trường dạy nghề và nhiều thanh niên ở CHDCND Lào chỉ muốn học để lấy bằng đại học, không muốn học nghề tại các trường dạy nghề về du lịch. Thực trạng này dẫn đến nhiều người tốt nghiệp đại học nhưng vẫn chưa tìm được việc làm, do đó làm dấy lên quan ngại về tỷ lệ thất nghiệp ngày càng cao trong khi nguồn nhân lực phục vụ cho ngành kinh tế du lịch lại thiếu cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, ở CHDCND Lào, hầu hết các bậc cha mẹ đều muốn con trai và con gái của họ học tại các trường đại học nước ngoài và làm việc ở các bộ hoặc cơ quan chính phủ sau khi tốt nghiệp, do đó “không có nhiều cha mẹ nghĩ rằng con trai hay con gái của họ nên bắt đầu kinh doanh riêng hoặc làm việc với các công ty tư nhân nói chung cũng như ngành kinh tế du lịch nói riêng” [68, tr.12].
Hai là, việc bố trí nguồn nhân lực để nâng cao hiệu quả công việc chưa được thực hiện tốt
Tổng dân số hiện nay của Lào đạt gần 6,5 triệu người, trong đó 50% dân số trong độ tuổi dưới 25, đây là tiềm năng lớn đối với tăng trưởng kinh tế. Theo IMF
trong khi già hóa dân số không phải là vấn đề đáng lo ngại ở Lào, thì năng suất lao động trong ngành kinh tế du lịch đang là một vấn đề đáng quan ngại khi về cơ bản việc bố trí nguồn nhân lực trong lĩnh vực này còn chưa thực sự hiệu quả. Đặc biệt, khi tăng trưởng của Lào chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, và để đảm bảo tăng trưởng bền vững, hội nhập vào cộng đồng kinh tế ASEAN, nước CHDCND Lào vẫn chưa có nhiều thay đổi về cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất và dịch vụ thông qua việc bố trí nhiều nguồn nhân lực để phục vụ cho ngành kinh tế du lịch trong khi đây đang là ngành có giá trị gia tăng cao hơn.
Ba là, việc sắp xếp nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng để phục vụ ngành kinh tế du lịch còn chưa được coi trọng
Thời gian qua, bên cạnh việc cải thiện các tiêu chuẩn, kỹ năng lao động của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế du lịch để đáp ứng nhu cầu của thị trường việc làm, thì việc bảo vệ quyền của người lao động trong ngành kinh tế du lịch đến nay vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Hiện tại, ở CHDCND Lào có nhiều người được đào tạo, bài bản về các kiến thức chuyên sâu, kỹ năng mềm cũng như ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Hàn, Tiếng Trung, tiếng Việt, tiếng Nhật - là những nước có du khách đến với nước CHDCND Lào nhiều trong những năm qua) nhưng lại chưa có mong muốn phục vụ trong ngành du lịch và làm việc tại các điểm du lịch xa trung tâm. Do vậy, việc sắp xếp bố trí nguồn lực này để phát huy hết khả năng của họ vẫn chưa thể thực hiện được, xuất phát từ những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan.
Bốn là, thực hiện công tác quy hoạch, bảo vệ người lao động còn chưa được thực hiện có hiệu quả
Những năm qua tuy các cơ quan lao động đã hợp tác với khu vực tư nhân trong ngành kinh tế du lịch để cải thiện và thúc đẩy các dịch vụ việc làm và tự làm chủ, tăng cường bảo vệ người lao động trong ngành kinh tế du lịch. Tuy vậy, việc quy hoạch phát triển lao động theo khu vực cũng như đảm bảo tiêu chí trên các mặt xã hội, an ninh, quốc phòng cũng chưa thật sự được tốt. Mặt khác, với sự phát triển nhanh của lĩnh vực du lịch kéo theo nhiều lao động chưa được quản lý và do đó ngày càng nhiều người lao động trong ngành kinh tế du lịch còn chưa được các chủ sở hữu lao động đối xử công bằng và việc xem xét, đánh giá vấn đề này đang gặp khó khăn vì “các quan chức chính phủ bảo vệ người lao động cũng như quản lý phát triển kinh tế du lịch đã không có số liệu thống kê cụ thể về vấn đề này, trong khi mà các tổ chức công đoàn được thành lập chỉ chiếm 30% trong số 124.870 doanh nghiệp tư nhân ở Lào” [83, tr.3].
3.3.2.3. Nguyên nhân của hạn chế trong tạo môi trường thích hợp chonhân tố con người hoạt động trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hoà Dân