MẠI CỦA MỘT SỐ NƢỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển bền vững NHTM ở một số nƣớc
1.3.1.1 Tại các quốc gia đang phát triển
Bangladesh
Bangladesh đã xây dựng khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội của quốc gia, ngân hàng trung ương nước này buộc các NHTM phải thực hiện theo khung quản lý rủi ro này vào năm 2011. Ngân hàng trung ương Bangladesh đã xây dựng lộ trình thực hiện gồm 3 giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. NHTM của Bangladesh đang thực hiện mô hình ngân hàng bền vững kết hợp với kinh doanh truyền thống, tất cả các NHTM đều xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội nhằm đánh giá, phân loại dự án vay, đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện kinh doanh
theo mô hình bền vững. Để thực hiện thành công mô hình kinh doanh bền vững, hệ thống NHTM của Bangladesh đã có nhiều nổ lực nhằm xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống ESMS, và có những giải pháp thiết kế, quảng bá các sản phẩm có tính bền vững. Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương Bangladesh đã góp phần thúc đẩy thực hiện chính sách quản lý rủi ro môi trường và xã hội thành công, bằng những hành động cụ thể như: công bố danh sách các ngân hàng thực hiện quản lý rủi ro môi trường và xã hội tốt nhất để khuyến khích các ngân hàng thương mại trên toàn quốc tuân thủ theo. Thứ hai, các ngân hàng thực hiện tốt sẽ được ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi khi mở các chi nhánh mới, tạo điều kiện cho các ngân hàng này giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Giai đoạn I: (1) xây dựng và quản lý chính sách; (2) kết hợp rủi ro môi trường trong quản lý quan hệ khách hàng ; (3) khởi tạo quản lý môi trường trong hoạt động của ngân hàng; (4) giới thiệu tài chính xanh; (5) lập Quỹ rủi ro khí hậu; (6) giới thiệu Marketing xanh; (7) ngân hàng trực tuyến; (8) hỗ trợ đào tạo nhân viên, nhận thức của người tiêu dùng về ngân hàng xanh; và (9) công bố thông tin và báo cáo hoạt động ngân hàng xanh. Thời hạn cuối cùng cho việc tuân thủ các chương trình thuộc giai đoạn I là ngày 31 tháng 12 năm 2011.
Ngân hàng phải tuân thủ các quy định trong hướng dẫn chi tiết về Quản lý rủi ro môi trường được xét đến như một phần của Chính sách Ngân hàng xanh. Đối với việc đảm bảo hoàn thiện chính sách cho vay và cho vay xanh, các ngân hàng cần phải kết hợp chặt chẽ vấn đề môi trường và rủi ro biến đổi khí hậu như là một phần của phương pháp rủi ro tín dụng theo quy định để đánh giá một người vay tiềm năng. Điều này sẽ bao gồm tích hợp rủi ro môi trường trong danh sách kiểm tra, kiểm toán và định dạng báo cáo.
Giai đoạn II: (1) các ngân hàng lập kế hoạch quản lý rủi ro môi trường; (2) xây dựng kế hoạch chiến lược xanh; (3) lập chi nhánh xanh; (4) cải thiện quản lý môi trường; (5) xây dựng kế hoạch và hướng dẫn quản lý rủi ro môi trường; (6) xây dựng chương trình giáo dục khách hàng về ngân hàng xanh; (7) công bố thông tin và báo cáo hoạt động ngân hàng xanh.
Các ngân hàng cần xây dựng và thực hiện theo khung chính sách quản lý rủi ro môi trường trong các hoạt động đánh giá và giám sát các dự án và cho vay. Lập
Gold Green Blue Red
Mức đạt Mức tốt nhất
Black
Không đạt
chính sách cho các lĩnh vực cụ thể để tạo khung đánh giá môi trường cho các lĩnh vực nhạy cảm như nông nghiệp, xây dựng nhà ở, cơ khí, kim loại cơ bản và hóa chất, các ngành sản xuất và dịch vụ…Thời hạn cuối cùng cho việc tuân thủ các chương trình thuộc giai đoạn II là ngày 31 tháng 12 năm 2012.
Giai đoạn III: (1) Thiết kế và giới thiệu các sản phẩm sáng tạo và (2) báo cáo ngân hàng xanh theo mẫu với sự thẩm tra từ bên ngoài. Thời hạn hoàn thành giai đoạn này là ngày 31 tháng 12 năm 2013.
Indonesia
Indonesia tiếp cận có hệ thống trong phân loại khoản vay có đủ tiêu chuẩn “tài chính bền vững hay không. Chính phủ và các Bộ ngành đã xây dựng chính sách hỗ trợ ngân hàng trong việc phân loại các dự án vay vốn của khách hàng, dựa vào hai nguyên tắc sau (Bromund, 2014):
- Thứ nhất, Phân loại khách hàng về tính tuân thủ các quy định về môi trường. Bộ môi trường sẽ đánh giá và giám sát các công ty về tuân thủ quy định và tiêu chuẩn môi trường hiện hành, các công ty tuân thủ sẽ được cấp giấy chứng nhận PROPER, hiện nay có hơn 2000 công ty được đánh giá. Trường hợp các công ty không đủ tiêu chuẩn tối thiểu về chứng nhận “xanh có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh. Đánh giá theo PROPER gồm 5 mức độ, mức độ tuân thủ cao nhất là tiêu chuẩn vàng và thấp nhất là tiêu chuẩn đỏ và đen. Đối với tiêu chuẩn vàng chỉ có khoảng dưới 20 công ty đạt được, các khoản cho vay đối với các công ty này được Bộ môi trường đề xuất xếp loại là tài chính bền vững nếu nó được đầu tư vào tăng cường sản xuất các sản phẩm bền vững.
Hình 1.5: Phân loại dự án theo PROPER
Bromund, 2014
Tiêu chuẩn xanh là điều kiện tối thiểu để được phân loại là tài chính bền vững. Công ty bị đánh giá là tiêu chuẩn đỏ và đen thì các khoản vay của họ không
Đề xuất vay vốn
Không Không Không Có
Không được phân loại là tài chính bền
Phân loại dự án tài chính bền vững
Đề xuất đạt tài chính bền vững Tuân thủ của công ty: Bắt buộc tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trườngTuân thủ của công ty: Theo tiêu chuẩn PROPER
(Tối thiểu là Xanh)
thể “xanh ngay cả khi các khoản vay này nhằm mục đích đầu tư vào các lĩnh vực tiết kiệm năng lượng.
- Thứ hai, các dự án vay vốn sẽ được đánh giá kỹ lưỡng nếu có thể được phân loại là tài chính bền vững. Hai nguyên tắc này được minh họa dưới đây:
Có Có
Brazil
Khung pháp lý cho NHBV ở Brazil được mô tả bởi sự kết hợp của việc tự điều chỉnh của các ngân hàng và các quy định do Ngân hàng Trung ương Brazil (BCB) và các Bộ ngành liên quan đề xuất. Từ năm 2004, bốn ngân hàng Brazil đã ký các nguyên tắc xích đạo (Equator Principles- FP): Itau Unibanco (2004), Banco Bradesco S.A. (2006), Banco do Brasil S.A. (2006), và CAIXA Economica Federal (2009). Năm 1990, Nghị định thư Xanh đầu tiên được đưa ra. Thông qua khuôn khổ này, các ngân hàng thương mại nhà nước phải cam kết không tài trợ cho các dự án làm suy thoái môi trường và cung cấp tín dụng hỗ trợ cho các hệ thống sản xuất bền vững. Để đạt được điều này, các ngân hàng đã điều chỉnh các thủ tục để phân tích và cho vay tín dụng. Trong năm 2009, Hiệp hội ngân hàng Brazil (Febraban) và Bộ Môi trường đã giới thiệu Nghị định thư Xanh thứ hai, đưa ra tiêu chuẩn về tính bền vững cho các tổ chức tài chính. Bộ Môi trường và BCB cũng thành lập một thỏa thuận hợp tác kỹ thuật để giám sát các hoạt động xã hội và môi trường trong hệ thống tài chính.
Từ kinh nghiệm phát triển bền vững hệ thống ngân hàng thương mại ở các quốc gia đang phát triển, nhận thấy rằng vai trò tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước từ Chính phủ, ngân hàng trung ương và các Bộ ngành liên quan. Khung
pháp lý hoàn thiện, sự giám sát và hỗ trợ của các cơ quan quản lý là nền tảng quan trọng góp phần thúc đẩy hệ thống ngân hàng phát triển bền vững. Ở Bangladesh, ngân hàng trung ương buộc các ngân hàng thương mại phải xây dựng khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội, xây dựng lộ trình phát triển bền vững ngân hàng qua 3 giai đoạn trong vòng 3 năm. Ở Indonesia, Bộ môi trường phân loại, đánh giá các công ty về tính tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn môi trường hiện hành theo 5 mức độ làm cơ sở xếp loại các khoản vay có đạt tiêu chuẩn tài chính bền vững hay không. Tại Brazil, Hiệp hội ngân hàng Brazil (Febraban) và Bộ Môi trường đã giới thiệu Nghị định thư Xanh nhằm đưa ra tiêu chuẩn về tính bền vững cho các tổ chức tài chính. Bộ Môi trường và Ngân hàng trung ương phối hợp nhằm giám sát các hoạt động xã hội và môi trường trong hệ thống tài chính.
1.3.1.2 Tại các quốc gia phát triển
Hà Lan
Đề án quỹ đầu tư xanh tại Hà Lan là một khoản kết hợp giữa tín dụng và thuế miễn thuế cho nhà đầu tư vào các quỹ xanh. Chương trình cung cấp một sự đầu tư an toàn cho các nhà đầu tư, trong khi giảm chi phí tài chính cho các dự án đủ điều kiện thân thiện với môi trường. Kể từ khi thực hiện chương trình trong năm 1995, có 234.400 cá nhân đã đầu tư hơn 6,8 tỷ EUR trong quỹ xanh, tài trợ cho hơn 5.000 dự án. (Vikas và cộng sự, 2014).
Đề án qũy đầu tư xanh là một đề án về môi trường khá tiên tiến, hiệu quả và sáng tạo ở châu Âu. Đề án này cho thấy rằng một ngân hàng với khuôn khổ pháp lý phù hợp có thể góp phần vào các tiến bộ về môi trường. Chính phủ Hà Lan thiết lập Đề án trong năm 1995 như là một khuôn khổ chính sách toàn cầu để khuyến khích các sáng kiến môi trường. Trong đề án Quỹ Xanh, thuật ngữ "môi trường" đã được xem xét theo nghĩa rộng nhất bao gồm tài nguyên thiên nhiên và năng lượng. Những thành công ban đầu của đề án thúc đẩy các nhà quản lý Hà Lan mở rộng phạm vi ban đầu của nó ngoài các mục tiêu môi trường để phục vụ mục tiêu xã hội và văn hóa. Đề án này có thể được xem như một công cụ chính sách toàn diện để thúc đẩy phát triển bền vững tại Hà Lan.
Nhờ vào một khuôn khổ chính sách được thiết kế tốt, các tổ chức tài chính có một sự khuyến khích đầu tư vào các dự án môi trường cụ thể và xác định trước, do
đó cải thiện việc phân bổ vốn đầu tư theo hướng bền vững. Chương trình này thúc đẩy một số ngân hàng Hà Lan tài trợ các dự án xanh, bền vững và công nghệ sáng tạo và điều này sẽ giúp người dân tìm các nguồn lực để tài trợ cho các sáng kiến này.
Đề án quỹ đầu tư xanh là một khung pháp lý rõ ràng dựa trên ba trụ cột: - Ưu đãi thuế để khuyến khích công dân đầu tư vào các dự án xanh
- Chương trình xanh, trong đó vạch ra những tiêu chí mà các các ngân hàng xanh và Quỹ Xanh cần phải đáp ứng để tham gia vào chương trình này.
- Dự án xanh, trong đó chỉ ra các loại dự án đủ điều kiện dự án xanh
Đề án nhằm mục đích hỗ trợ tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp có chính sách môi trường phù hợp với chính sách quốc gia, và để nâng cao nhận thức cá nhân về các vấn đề môi trường. Việc đưa vào các vấn đề xã hội trong các quyết định đầu tư tại Hà Lan phát triển mạnh vào giữa thế kỷ 20, và vào cuối năm 2007, ngành công nghiệp đầu tư trách nhiệm xã hội ở Hà Lan là một trong những ngành đầu tư lớn nhất trên thế giới, thời gian này tổng vốn đầu tư hơn 435 tỷ EUR.
Vương quốc Anh
Ở Anh giá trị tài sản của hệ thống tài chính gấp 8 lần so với GDP, do vậy đây không chỉ tập trung các tổ chức tài chính lớn nhất trên thế giới mà còn là nơi diễn ra nhiều sáng kiến tài chính bền vững trong nước và trên thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã gây ra rất nhiều chi phí cho nền kinh tế Anh, ảnh hưởng sâu sắc đến cấu trúc và quản trị của thị trường tài chính. Điều này tạo nên các áp lực cho các nhà quản lý và các nhà lập pháp nhằm khôi phục lòng tin của công chúng vào sự toàn vẹn của hệ thống tài chính. Trong 15 năm qua, bốn “làn sóng đổi mới tài chính bền vững đã diễn ra ở Anh, bắt đầu với vấn đề đầu tư có đạo đức, chuyển sang lồng ghép các yếu tố môi trường vào đầu tư của các công ty, sự gia tăng của cải cách hậu khủng hoảng và trọng tâm hiện nay là vấn đề về rủi ro khí hậu và nguy cơ các-bon.
Trên khắp các mô hình kinh doanh đổi mới ở Anh xuất hiện các doanh nhân xã hội và các tổ chức xã hội dân sự đang nâng cao kỳ vọng đối với các định chế tài chính, để tận dụng kỳ vọng thị trường mới và cuối cùng là các quy định được truyền thông rộng rãi nhằm đảm bảo thực hiện tốt mô hình kinh doanh bền vững.
Hiện tại, có sáu lĩnh vực ưu tiên cho tài chính bền vững ở Anh, bao gồm: (UNEP, 2016)
- Thứ nhất, đổi mới xã hội: gắn kết tài chính nhằm mang lại lợi ích cho khách hàng và rộng hơn là cộng đồng.
- Thứ hai, quản lý thể chế: đặt các yếu tố bền vững vào trung tâm của các lĩnh vực tài chính chủ đạo, nhất là quản lý đầu tư.
- Thứ ba, huy động thị trường vốn: kết hợp tính bền vững vào vốn cổ phần và công bố thông tin, chẳng hạn như báo cáo bắt buộc về khí nhà kính tại Sở Giao dịch Chứng khoán Luân Đôn. Trái phiếu xanh cũng là lĩnh vực tăng trưởng quan trọng, Anh Quốc là thị trường trái phiếu xanh lớn thứ 3 thế giới vào năm 2015.
- Thứ tư, tài chính nhà ở: cải thiện hiệu suất năng lượng và môi trường của cổ phiếu nhà ở thông qua các cách thức huy động tài chính.
- Thứ năm, quản trị thận trọng: gắn tính bền vững vào sự an toàn và hợp lý của các ngành then chốt, chẳng hạn như ngân hàng của Anh xem xét bảo hiểm và thay đổi khí hậu.
- Thứ sáu, bảng cân đối tài chính công: huy động các nguồn tài chính và các nguồn lực khác để tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi sang nền kinh xanh thông qua thành lập Ngân hàng Đầu tư Xanh đầu tiên trên thế giới.
Đức
Hệ thống ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng đóng góp vào giảm lượng cacbon của các ngành công nghiệp, hướng đến nền kinh tế xanh của nước Đức. Trong đó có một nhóm các ngân hàng đang tiên phong và có những đóng góp tích cực đối với cải thiện môi trường và các vấn đề xã hội. Chiến lược kinh doanh của các ngân hàng này là hoạt động có trách nhiệm và tạo ra các tác động bên ngoài tích cực cho môi trường và xã hội. Cho đến nay các ngân hàng này đã cung cấp nhiều phương pháp tốt nhất cho tài chính xanh vì họ thường có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này.
Theo số liệu thống kê của Diễn đàn Đầu tư Bền vững (Forum Nachhaltige Geldanlage- FNG) vào năm 2015, 13 ngân hàng của Đức đã có số tiền đặt cọc của khách hàng là 29,3 tỷ Euro, khối lượng tăng đều kể từ năm 2010 cùng với các khoản đầu tư trực tiếp của các ngân hàng vào thị trường vốn là 41,9 tỷ Euro, số tiền
ĩnh vực kinh doanh của KfW
Vốn vay
Tài trợ một phần Vốn chủ sở hữu
Chương trình RE của KfW Chương trình năng lượng gió của KfW
Chương trình EE của KfW
Chương trình về môi trường của KfW Bảo vệ môi trường và khí hậu
Chương trình liên kết với xã hội
Cải tiến các chương trình của DNVVN
Quỹ khởi nghiệp của DNVVN Vốn CSH cho tăng trưởng, cải tiến
Cải tiến
Các chƣơng trình đƣợc hỗ trợ Quỹ đầu tƣ
này nhằm đầu tư vào các dự án có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Đầu tư của họ tập trung vào các nguồn năng lượng tái tạo, công nghệ xanh, đầu tư vào các công ty liên quan đến xử lý khí thải và biến đổi khí hậu. Vào năm 2015 nhóm ngân hàng này đã đầu tư 71,2 tỷ Euro dưới sự giám sát của SRI (Socially Responsible Investments đã có tác động rõ rệt góp phần cải thiện môi trường và xã hội…
Hình 1.6: Danh mục sản phẩm của KfW
Schäfer (2017)
Tập đoàn KfW của Nhà nước được biết đến như là trung tâm lớn nhất của nước Đức về các chính sách và hoạt động thân thiện với môi trường. Tập đoàn này cung cấp các khoản tài trợ liên quan đến khí hậu rất lớn trong những thập kỷ qua và đóng vai trò then chốt trong vấn đề năng lượng và các ưu đãi về tài chính cho các hộ