Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan

Một phần của tài liệu Luan an NCS Hoai Phuong (Trang 166)

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo việc thực thi các cam kết của Việt Nam khi tham gia hội nhập, tạo môi trường cạnh tranh, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi và minh bạch của hệ thống tài chính. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho xử lý nợ xấu, tiếp tục hoàn thiện thị trường mua bán nợ huy động được sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, nhằm nhanh chóng xử lý tận gốc nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, xây dựng khung pháp lý và thực thi quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh và bền vững. Xây dựng các nguyên tắc và tiêu chuẩn nhằm thu hút vốn vào các lĩnh vực bền vững như giảm khai thác năng lượng bằng than thay thế bằng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng điện từ gió, các dự án sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng nhằm chống biến đổi khí hậu và thực hiện tăng trưởng xanh. Nước ta có nguồn tài nguyên từ năng lượng tái tạo là rất lớn, Ngân hàng Thế giới (WB) đã tiến hành nghiên cứu về Tài nguyên Năng lượng gió cho bốn quốc gia Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam để hỗ trợ phát triển năng lượng gió cho các nước trong khu vực Đông Nam . Dựa trên mô hình mô phỏng Meso Map, nghiên cứu này đã cung cấp một ước tính sơ bộ về tiềm năng năng lượng gió cho thấy Việt Nam có tiềm năng về phát triển điện gió lớn nhất trong khu vực. Lượng gió của Việt Nam ước tính đạt 513.360 MW, gấp hơn 6 lần tổng công suất ước tính của toàn ngành điện vào năm 2020. Nghiên cứu của WB còn cho thấy 8,6% diện tích đất liền của Việt Nam rất giàu tiềm năng, thuận lợi cho việc lắp đặt các tuabin gió lớn. Theo Tổng cục Năng lượng, Việt Nam có tiềm năng phong điện lớn và theo Quy hoạch điện mới nhất vừa được công bố, tổng công suất phong điện của Việt Nam sẽ tăng lên 2.000 MW vào năm 2025 và 6.000 MW vào năm 2030. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính hiện nay có 50 dự án điện gió được đăng ký đầu tư tại Việt Nam và mới chỉ có 4 dự án với tổng công suất 159,2 MW đã đi vào vận hành thương mại. Như vậy, tiềm năng về năng lượng điện gió là rất lớn, tuy nhiên các dự án triển khai chưa nhiều và chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, trong thời gian tới Chính phủ và các Bộ, ngành cần xây dựng các cơ chế chính sách với những điều khoản cụ thể, chi tiết nhằm thu hút vốn và

công nghệ tiên tiến để phát triển năng lượng tái tạo, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh. Chính phủ cần đẩy mạnh hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động kiểm toán năng lượng, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và phổ biến về sử dụng năng lượng hiệu quả cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và người dân.

Thứ ba, có các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy hệ thống NHTM thực hiện phát triển bền vững từ đó lan tỏa ra các ngành khác của nền kinh tế. Khuyến khích các tổ chức tài chính cấp tín dụng vào các dự án thân thiện với môi trường, năng lượng tái tạo, góp phần phân bổ vốn đầu tư theo hướng bền vững. Có các biện pháp nhằm mục đích hỗ trợ tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp có chính sách môi trường phù hợp với chính sách quốc gia, góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề môi trường cho toàn xã hội.

Thứ 4, Xây dựng khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển của mô hình ngân hàng bền vững điển hình. Khuôn khổ này bao gồm một là, tiềm lực vốn cho ngân hàng bền vững, đây là một trong những yêu cầu quan trọng giúp ngân hàng có đủ năng lực đầu tư vào các dự án thân thiện với môi trường thường phải có vốn lớn, thời hạn đầu tư dài, lãi suất hấp dẫn. Hai là, xây dựng các tiêu chuẩn và nguyên tắc nhằm thực hiện phát triển ngân hàng bền vững như: nguyên tắc về nhân quyền, về môi trường, phòng chống tham nhũng, vấn đề về lao động…Ba là, có những giải pháp thúc đẩy thị trường vốn phát triển, đặc biệt lồng ghép các yếu tố bền vững vào vốn cổ phẩn, chẳng hạn như các loại trái phiếu xanh, nhằm huy động vốn vào các lĩnh vực đầu tư xanh, bền vững.

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

- Xây dựng lộ trình và chính sách thực hiện ngân hàng bền vững: bao gồm các nguyên tắc và chuẩn mực chung cho phát triển bền vững hệ thống NHTM, các chính sách ESMS đồng bộ, nhất quán trong toàn hệ thống, tiến tới yêu cầu NHTM kết hợp chặt chẽ vấn đề môi trường như một phần của phương pháp rủi ro tín dụng để đánh giá khách hàng vay. Song song với xây dựng chính sách, NHNN xây dựng cơ chế giám sát, điều hành thực hiện đồng bộ ESMS và công khai thông tin có biện pháp xử lý nghiêm đối với ngân hàng không tuân thủ ESMS nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và thực thi chính sách.

các dự án trong suốt quá trình cho vay. Lập khung chính sách cho các lĩnh vực cụ thể để tạo khung đánh giá môi trường cho các lĩnh vực nhạy cảm như nông nghiệp, luyện kim, cơ khí, sản xuất xi măng, kim loại cơ bản và hóa chất, các ngành sản xuất và dịch vụ.

- Thúc đẩy việc xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng các yêu cầu cung cấp và phát triển các dịch vụ mới.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính quốc gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống tài chính phát triển ổn định, lành mạnh và hiệu quả.

- Xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ bền vững của ngân hàng và có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển bền vững hệ thống NHTM. Xây dựng cơ chế chuyên gia, chuyên viên E&S chuyên trách tại các đơn vị để sẵn sàng cung cấp và chia sẻ, giải thích thông tin hỗ trợ các vướng mắc về E&S đối với các đơn vị liên quan.

- Các chính sách nâng cao nhận thức và khuyến khích khách hàng đầu tư vào ngân hàng bền vững. Tăng cường truyền thông, tập huấn và phổ biến ESMS đến toàn thể người dân, các cơ quan, đơn vị có liên quan để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong toàn xã hội.

- Xây dựng các quy định nhằm tăng cường liên kết quốc tế về hoạt động đầu tư vào các dự án xanh nhằm tận dụng kinh nghiệm quản lý và thực hành ngân hàng bền vững của các tập đoàn tài chính lớn.

3.3.3 Đối với Ngân hàng thƣơng mại

Thực thi hệ thống ESMS trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng, kết hợp đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong quản lý khách hàng; khởi tạo vấn đề môi trường trong hoạt động ngân hàng, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong xét duyệt các dự án vay vốn. Xây dựng hợp đồng tín dụng có các điều khoản ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường và xã hội. Có các giải pháp hỗ trợ khách hàng thực thi các quy định về môi trường. NHTM xây dựng chiến lược phát triển NHBV theo mô hình ngân hàng bền vững chuyên biệt, tất cả các hoạt động của ngân hàng đều bền vững và cung cấp sản phẩm tài chính bền vững toàn diện, hay mô hình ngân hàng bền vững kết hợp với kinh doanh truyền thống, tích hợp quản lý rủi ro E&S trong cấp tín dụng, vừa

cung cấp sản phẩm có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhân viên ngân hàng. Đặc biệt là các vấn đề về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong xét duyệt cho vay. Tạo niềm tin, uy tín và thương hiệu của ngân hàng với khách hàng, các nhà đầu tư. Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro môi trường và xã hội, báo cáo cho cổ đông và các bên liên quan của ngân hàng.

Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng nhằm nâng cao và phát triển giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, tạo nhiều tiện ích và thuận lợi và chú trọng an toàn thông tin cho khách hàng khi thực hiện giao dịch.

Quản lý rủi ro ESMS hiệu quả nhằm cải thiện chất lượng danh mục đầu tư của ngân hàng, tiến tới cung cấp các sản phẩm tài chính bền vững tạo ra lợi nhuận mới, thị trường mới và khách hàng mới. Thực hành theo mô hình NHBV giúp NHTM tiếp cận vốn từ các tổ chức tài chính tốt hơn.

3.3.4 Đối với các doanh nghiệp vay vốn

Hiện nay, Chính phủ và Ngân hàng thế giới xúc tiến việc thực hiện dự án hiệu quả sử dụng năng lượng cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam. Các dự án này sẽ tuân thủ quy định về môi trường và xã hội của Việt Nam và của Ngân hàng thế giới. Như vậy, các doanh nghiệp hoạt động có chính sách môi trường hướng tới công nghệ sản xuất sạch, đầu tư vào hiệu quả năng lượng…và có những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường sẽ được hỗ trợ vốn bởi Ngân hàng quốc tế về Tái thiết và Phát triển và Hiệp hội phát triển Quốc tế.

Tham gia vào dự án, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn và tư vấn các biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng, các NHTM tham gia vào liên kết sẽ giúp tăng các nhận thức và kinh nghiệm cho ngân hàng về vấn đề môi trường, hiệu quả năng lượng. Các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ việc đưa các công nghệ cải tiến và được tối ưu hóa trong sản xuất và do đó sẽ làm giảm mức năng lượng tiêu thụ cũng như giảm chi phí sản xuất, từ đó tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Các tổ chức tài chính tham gia cũng được hưởng lợi từ việc tạo ra các gói tài chính mới để cho các doanh nghiệp công nghiệp vay, để tăng cường năng lực về phê duyệt và giám sát đầu tư cho sử dụng năng lượng hiệu quả.

Tham gia vào dự án này, các doanh nghiệp công nghiệp được hưởng nhiều lợi ích, vì vậy, các doanh nghiệp cần phải có chính sách môi trường phù hợp với quy đinh của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu về môi trường của Ngân hàng thế giới. Các yêu cầu về vấn đề môi trường đối với doanh nghiệp tham gia bao gồm: công bố thông tin về Kế hoạch quản lý môi trường (EMP), Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (EIA). Tích hợp các điều khoản môi trường gồm ESMS, EIA và EMP vào hồ sơ xin vay vốn. Giám sát môi trường theo ESMS, EIA và EMP và vốn vay. Báo cáo và đánh giá tuân thủ an toàn môi trường. Như vậy chính sách về môi trường của doanh nghiệp sẽ xuyên suốt từ khi chuẩn bị dự án cho đến khi hoàn tất vay vốn, thực thi dự án và đến khi hoàn thành dự án.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chương 3 luận án phân tích xu hướng phát triển bền vững, những cơ hội và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình phát triển theo mô hình ngân hàng bền vững giai đoạn 2019-2025. Tăng trưởng xanh và hướng đến bền vững nền kinh tế đang trở mục tiêu và quyết tâm thực hiện của Đảng và Chính phủ, trong đó hệ thống NHTM có vai trò quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu này. Luận án đề xuất các nhóm giải pháp, bao gồm tập trung vào nâng cao mức độ ổn định và lành mạnh của ngân hàng, hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội, nâng cao nguồn nhân lực cho phát triển bền vững, giải pháp về ứng dụng công nghệ nhằm phát triển bền vững và giải pháp đa dạng hóa sản phẩm và cung cấp tài chính xanh.

KẾT LUẬN

Luận án đã đánh giá tính bền vững của các ngân hàng thương mại bao gồm các khía cạnh về bền vững kinh tế, môi trường và xã hội. Một số ngân hàng đã xây dựng hệ thống đánh giá rủi ro môi trường và xã hội, thay đổi mô hình quản trị nhằm tích hợp ESMS trong hoạt động cấp tín dụng. Đa số các ngân hàng yêu cầu các dự án phải có đánh giá tác động đến môi trường và xã hội khi cấp vốn, một số khác yêu cầu về vấn đề di dân…Tuy nhiên, phát triển bền vững chưa đồng đều giữa các ngân hàng, vẫn còn nhiều ngân hàng chưa có hệ thống ESMS nhằm đánh giá rủi ro E&S của khách hàng, chưa có ngân hàng nào phát triển theo mô hình ngân hàng bền vững chuyên biệt, sản phẩm tài chính bền vững chưa đa dạng.

Nghiên cứu đã khảo sát 250 cán bộ quản lý của các NHTM, kết quả cho thấy các ngân hàng đều quan tâm và cam kết phát triển bền vững, tuy nhiên có nhiều rào cản trong quá trình thực hiện. Trong đó, có những rào cản cần phải được giải quyết nhanh để thực hiện thành công chiến lược phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững hệ thống NHTM như: hoàn thiện khung pháp lý về phát triển bền vững, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng năng lực về vốn, hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội.

Trên cơ sở phân tích thực trạng cũng như đánh giá quá trình phát triển bền vững của các NHTM Việt Nam, luận án đã đề xuất các giải pháp phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế. Đầu tiên, hệ thống NHTM cần phải nâng cao mức độ ổn định và lành mạnh, bao gồm nâng cao mức độ đủ vốn nhằm chống đỡ các tổn thất bảo vệ cổ đông, nhà đầu tư và khách hàng, nâng cao chất lượng tài sản và hiệu quả hoạt động. Thứ hai, hoàn thiện hệ thống ESMS bao gồm ba giai đoạn: thứ nhất xây dựng hệ thống quản lý môi trường nội bộ, thứ hai quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cho vay và đầu tư, thứ ba, cung cấp các sản phẩm tài chính bền vững. Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất kiến nghị riêng với các bên liên quan của ngân hàng như Chính phủ, Bộ ngành liên quan, ngân hàng nhà nước Việt Nam, bản thân NHTM và khách hàng đảm bảo các giải pháp đề xuất được thực thi đồng bộ và hiệu quả nhất.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ

1. Bùi Khắc Hoài Phương, 2018, Đánh giá tác động rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí khoa học và công nghệ, ISSN- 0866-7683. trường Đại học Quảng Bình, số 03 năm 2018.

2. Bùi Khắc Hoài Phương, 2013, Kinh nghiệm cho Việt Nam từ tái cấu trúc các NHTM tại Hàn Quốc và Trung Quốc. Tạp chí ng Nghệ Ngân hàng, Số 86 năm 2013, trang 22-28.

3. Bùi Khắc Hoài Phương và Dương Thị Ngọc Sáu, 2014, Xử lý nợ xấu của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam qua công ty Quản lý Tài sản. Tạp chí ng Nghệ Ngân hàng, Số 96 năm 2014, trang 12-16.

4. Bùi Khắc Hoài Phương, 2014, Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại Việt Nam- Hướng đến phát triển bền vững. Tạp chí Ngân hàng, số 20, trang 24-29.

5. Bùi Khắc Hoài Phương, 2016, Kinh nghiệm cho Việt Nam từ phát triển ngân hàng xanh của một số nước trên thế giới. Kỷ yếu hội thảo quốc gia “ oàn thiện thể chế cho sự phát triển bền vững hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2016-2020”. Viện ngân hàng – Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân, trang 101- 113, ISBN: 978-604-946-159-0.

Một phần của tài liệu Luan an NCS Hoai Phuong (Trang 166)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w