Trong gần 40 năm qua, nền kinh tế toàn cầu có sự phát triển và tăng trưởng đáng kể cùng với đó là sự gia tăng các tình trạng tiêu cực như chênh lệch về thu nhập, đói nghèo, các vấn đề về tiêu thụ quá nhiều nguồn tài nguyên và suy thoái môi trường. Phát triển bền vững nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, giảm đói nghèo và đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái trở nên cần thiết và cấp bách. Từ những năm 1980 trong ấn phẩm chiến lược bảo tồn Thế giới (được công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung: "Phát triển bền vững là sự phát triển của nhân loại không chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái".
Đến năm 1987 quan điểm phát triển bền vững được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED, 1987), theo đó phát triển bền vững là "sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương ai". Định nghĩa này nhấn mạnh đến khía cạnh lâu dài của phát triển bền vững, không vì sự phát triển hiện tại mà làm ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai.
Theo hình 1.1, trung tâm cuả phát triển bền vững là các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và m i trư ng phải được tích hợp với nhau, bổ sung và gắn liền với nhau trong quá trình phát triển (OECD, 2002).
Khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững nghĩa là chúng ta phải duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái môi trường, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý, đảm bảo sự phục hồi tái tạo của các nguồn tài nguyên. Khuyến khích sử dụng các năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong sản xuất, kinh doanh, tránh các hoạt động gây tổn hại đến môi trường, biến đổi khí hậu.
p Quan Điểm p F p F: Tích hợp hoàn toàn P: Tích hợp từng phần
trong vấn đề sử dụng lao động như bình đẳng giới, chính sách thu nhập, khen thưởng, các cơ hội thăng tiến, nghiêm cấm lao động trẻ em…tôn trọng quyền con người trong mọi hoạt động của tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người đều có khả năng phát huy tốt nhất năng lực của bản thân.
Hiệu quả kinh tế là rất quan trọng đối với phát triển bền vững. Các tổ chức cần phải duy trì mức độ phát triển ổn định, lành mạnh, đạt được hiệu quả kinh tế mà không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên, đảm bảo các công bằng trong sử dụng lao động và minh bạch thông tin.
Xét tổng thể, để phát triển bền vững, một tổ chức cần phải chú trọng và tích hợp các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường trong các chính sách cũng như trong thực tiễn hoạt động. Địa phương Quốc gia Toàn cầu Hình 1.1: Các trụ cột của phát triển bền vững Nguồn: OECD (2002)