Tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM

Một phần của tài liệu Luan an NCS Hoai Phuong (Trang 75)

Do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2007 và tiếp sau là khủng hoảng nợ công Châu Âu, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Các tỷ lệ ROA và ROE của hệ thống ngân hàng có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2013-2017.

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu hoạt động của NHTM

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 ROA ROE ROA ROE ROA ROE ROA ROE ROA ROE NHTMNN 0,67 7,93 0,59 8,20 0,63 10,62 0,61 11,21 0,46 9,06 NHTMCP 0,31 3,60 0,46 5,60 0,36 4,43 0,39 5,44 0,50 7,07 NHTM liên doanh, nước ngoài 0,75 4,64 0,71 4,29 0,48 3,05 0,80 4,91 0,74 4,57 Toàn hệ thống 0,50 5,56 0,57 6,43 0,44 6,26 0,58 7,47 0,57 7,64

Các tỷ lệ ROA, ROE đã oại trừ các NHTM có Vốn tự có âm Nguồn: áo cáo thư ng niên của Ngân hàng Nhà nước

Bảng 2.3 cho thấy, tốc độ tăng ROA và ROE bình quân giai đoạn 2013-2017 của NHTMNN lần lượt là 0,67% và 9,06%, cao hơn so với mức 0,31% và 7,07% của NHTMCP. NHTM liên doanh, nước ngoài có tỷ lệ ROA tương đối cao trung bình đạt 0,73%, cao hơn các NHTM Việt Nam, nhưng tỷ lệ ROE thấp, trung bình chỉ đạt 4,28%. Như vậy, xét theo hiệu quả sinh lời của tài sản và sinh lời so với vốn chủ sở hữu, khối NHTMNN tốt hơn các NHTMCP.

Bảng 2.4: Hệ số CAR của NHTM Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 NHTMNN 10,28 10,91 9,40 9,42 9,92 9,33 NHTMCP 14,01 12,56 12,07 12,74 11,80 11,41 NHTM liên doanh, nước ngoài 38,83 26,53 30,78 33,80 33,20 27,58 Toàn hệ thống 13,75 13,3 12,75 13,00 12,84 12,20 Tỷ lệ CAR đã oại trừ các NHTM có Vốn tự có âm Nguồn: áo cáo thư ng niên của Ngân hàng Nhà nước

Hệ số CAR của NHTM Việt Nam có xu hướng giảm trong giai đoạn 2012- 2017. CAR của NHTMNN đạt 10,28% năm 2012 đến năm 2016 hệ số này chỉ còn 9,92% và năm 2017 chỉ đạt 9,33%, NHTMCP cũng giảm từ 14,01% năm 2012 còn 11,80% năm 2016 và 11,41% năm 2017. Khối NHTM liên doanh, nước ngoài có hệ số CAR qua các năm luôn cao hơn rất nhiều so với quy định dao động từ 26,53% đến 38,83%.

NHTMNN chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản của hệ thống ngân hàng và có hiệu quả sinh lời cao, tuy nhiên hệ số CAR thấp hơn các NHTMCP và thấp hơn trung bình của toàn hệ thống. Duy trì hệ số CAR hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng, vừa đảm bảo hiệu quả sinh lời, vừa bảo vệ khách hàng, nhà đầu tư, cổ đông khi có tổn thất trong hoạt động của ngân hàng. Trong thời gian tới, các NHTMNN cần phải nâng cao mức độ đủ vốn nhằm đảm bảo duy trì hệ số CAR theo thông lệ quốc tế.

45.000% .000% 40.000% 35.000% 30.000% 25.000% 20.000% 15.000% 10.000% 5.000%

NHTMNN NHTMCP NHTM liên doanh, nước ngoài Toàn hệ thống

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Biểu đồ 2.1: Hệ số CAR của hệ thống ngân hàng thƣơng mại

Nguồn: áo cáo thư ng niên của Ngân hàng Nhà nước

Bảng 2.5: Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của NHTM Năm

2012 Năm2013 Năm2014 Năm2015 Năm2016 Năm2017

NHTMNN 21,45 23,06 25,02 33,36 37,32 33,44 NHTMCP 17,06 19,05 21,35 36,90 39,93 34,47

Toàn hệ thống 17,16 N/A 20,15 31,00 34,51 30,65

Nguồn: áo cáo thư ng niên của Ngân hàng Nhà nước

NHNN đã kiểm soát chặt chẽ và giảm mạnh tỷ lệ tối đa sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản và an toàn trong hoạt động ngân hàng. Hiện nay, khối NHTMNN và NHTMCP đều đáp ứng tỷ lệ này theo quy định của NHTNN.

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG C C NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

2.2.1 Khung pháp lý về phát triển bền vững các ngân hàng thƣơng mại

Tăng trưởng xanh và hướng đến phát triển bền vững nền kinh tế đã được chú trọng và quan tâm của chính phủ Việt Nam. Chính phủ đã có những chủ trương và chính sách về tăng trưởng xanh và hướng đến phát triển bền vững nền kinh tế như Quyết định số1393 QĐ-TTg năm 2012 về “phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh , với mục tiêu chung nhằm hướng đến tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở

thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Quyết định số 432 QĐ-TTg về “phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu tổng quát hướng đến là Tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến độ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Quyết định này xác định các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020 bao gồm 4 nhóm chỉ tiêu, gồm nhóm các chỉ tiêu tổng hợp, nhóm các chỉ tiêu về kinh tế, nhóm chỉ tiêu về xã hội và cuối cùng là nhóm chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường. Năm 2014, Quyết định số 403 QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020. Theo nhiệm vụ tại Kế hoạch này, Ngân hàng nhà nước (NHNN) được giao hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực hoạt động tài chính, tín dụng của các ngân hàng thương mại phục vụ cho tăng trưởng xanh.

Những năm gần đây vấn đề môi trường và năng lượng tái tạo được Chính phủ và các bộ ngành đặc biệt quan tâm nhằm thúc đẩy nền kinh xanh. Ngày càng có nhiều quy định pháp luật về vấn đề môi trường, cụ thể Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Nghị định 18 2015 NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Tiếp theo đó, Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 18 2015 NĐ-CP, trong đó quy định các lĩnh vực, dự án phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường. Theo đó, báo cáo đánh giá tác động môi trường ngoài vấn đề đánh giá, dự báo tác động môi trường của dự án còn có những nội dung quan trọng như các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực và phòng ngừa, ứng phó rủi ro, sự cố của dự án; các chương trình quản lý và giám sát môi trường và đặc biệt phải có tham vấn cộng đồng dân cư nơi chịu tác động trực tiếp bởi dự án. Việc làm này nhằm đảm bảo người bị ảnh hưởng bởi dự án có thông tin đầy đủ về rủi ro môi trường và biện pháp xử lý. Báo cáo đánh giá tác động môi trường là cơ sở để doanh nghiệp biết rõ hơn về hiện trạng chất lượng môi trường khi thực hiện dự án cũng như dự báo được những tác động, rủi ro đến môi trường của dự án từ đó có những biện pháp phù hợp nhằm cải thiện chất lượng môi trường. Hơn nữa kết quả giám sát

chất lượng môi trường sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức tín dụng và cộng đồng đánh giá về công tác bảo vệ môi trường của công ty, tăng cường trách nhiệm với môi trường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của các tổ chức kinh tế nói chung. Quyết định số 76 2016 QĐ-TTg phê duyệt chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Chương trình hành động quốc gia đã đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu và các giải pháp cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững tầm nhìn đến năm 2030.

Quyết định số 1058 QĐ-TTG phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu xử lý căn bản, triệt để nợ xấu, xử lý một số tổ chức tín dụng yếu kém. Tiếp tục lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đến năm 2020, các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó ít nhất 12-15 ngân hàng thương mại áp dụng thành công Basel II (phương pháp tiêu chuẩn trở lên), có ít nhất từ 1 đến 2 ngân hàng thương mại năm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất trong khu vực châu Á.

Nhận thức được tầm quan trọng của tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNNvề thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Tháng 8 2015, Ngân hàng Nhà nước đã ra quyết định ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh đến năm 2020. Nhiều chương trình triển khai tín dụng xanh được NHNN ban hành và hướng dẫn thực hiện như Chương Trình Thí Điểm Tín Dụng Xanh, Chương Trình Tín Dụng Xanh Tích Hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng Danh Mục Dự Án Xanh. Chương trình hợp tác giữa Ủy ban Chứng khoán Quốc gia với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã xây dựng Đề án phát triển thị trường trái phiếu xanh. Các chính sách, chương trình này đã khuyến khích các NHTM xây dựng chính sách quản lý rủi ro môi trường và xã hội nhằm đánh giá và kiểm soát các tác động đến môi trường, xã hội của dự án vay vốn. Đây được coi là những bước đi đầu tiên trong định hướng hoạt động ngân hàng

hướng tới mục tiêu Quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Quyết định số 813 QĐ-NHNN về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 của Chính phủ. Đối tượng vay vốn là khách hàng có nhu cầu vay vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất – kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định. Quyết định 1604 QĐ- NHNN về việc phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam, với mục tiêu nhằm tăng cường nhận thức và trách nhiệm xã hội của hệ thống ngân hàng đối với việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, từng bước xanh hóa hoạt động ngân hàng, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ dự án thân thiện với môi trường, thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Khung pháp lý cho phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam đang từng bước được xây dựng và ngày càng hoàn thiện, tạo động lực cho toàn ngành ngân hàng thực hành phát triển bền vững. Hệ thống ngân hàng thương mại có vai trò rất quan trọng nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững.

2.2.2 Nhóm các tiêu chí đánh giá ngân hàng bền vững về kinh tế

2.2.2.1 Nhóm tiêu chí về quy mô nguồn vốn chủ sở hữu

a. Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc duy trì nguồn vốn chủ sở hữu đủ lớn nhằm giúp ngân hàng phát triển hoạt động kinh doanh, như mở thêm các chi nhánh, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cung cấp nhằm tăng thị phần. Mặt khác, tăng vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo các quy định về vốn pháp định của ngân hàng nhà nước, và các tiêu chuẩn về an toàn hoạt động theo thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng còn có ý nghĩa đảm bảo khả năng chống đỡ các tổn thất khi gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhằm bảo vệ các cổ đông, nhà đầu tư và khách hàng.

Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng đều lớn hơn mức vốn pháp định áp dụng đến năm 2011 là 3000 tỷ đồng quy định tại văn bản hợp nhất số 07/VBHN-NHNN. Tính đến cuối năm 2017, Vietinbank có tổng nguồn vốn chủ sở hữu cao nhất trong các NHTM đạt 63.765 tỷ đồng, tiếp đến là ngân hàng VCB đạt 52.558 tỷ đồng. VIB có nguồn vốn chủ sở hữu thấp nhất chỉ đạt 8.788 tỷ đồng.

0

Biểu đồ 2.2: Tổng vốn chủ sở hữu của các NHTM năm 2017

Nguồn: áo cáo thư ng niên của ngân hàng

Bảng 2.6: Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu của NHTM

ĐVT: % Ngân hàng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 VCB 3,09 19,82 24,10 38,11 45,07 2,02 2,56 3,91 6,49 9,26 Vietinbank 15,87 1,91 44,77 56,54 18,02 60,82 2,19 1,54 7,64 5,57 BIDV 60,43 30,81 37,31 0,70 8,63 20,93 3,84 2,75 29,13 10,62 ACB 24,10 30,13 12,58 5,12 5,56 -0,95 -0,86 3,15 9,97 13,99 Techcombank 57,15 30,44 28,19 33,25 6,23 4,74 7,66 9,82 19,01 37,50 MBBank 27,13 55,70 28,95 8,56 33,42 17,75 13,20 35,19 14,69 11,33 Eximbank 104 3,96 1,18 20,66 -3,01 -7,16 -10,63 0,19 2,31 5,97 SHB 4,04 6,66 73,07 39,40 63,03 8,94 1,20 7,40 17,57 11,03 Martimebank -0,58 89,70 78,10 50,13 -4,32 3,55 0,35 44,15 -0,12 0,90 VPBank 9,81 6,39 104,24 15,22 11,89 15,17 16,22 49,10 28,30 72,87 Sacombank 6,36 34,71 32,50 4,34 -5,69 27,21 5,85 22,24 0,51 3,08 VIB 5,04 28,43 123,87 23,77 2,59 -4,64 6,48 1,31 1,53 0,51

Nguồn: áo cáo thư ng niên của ngân hàng và tính toán của tác giả

Khối NHTMNN có tốc độ tăng vốn chủ sở hữu cao qua các năm. Trong đó, Vietinbank đạt tốc độ tăng vốn chủ sở hữu bình quân giai đoạn 2008-2017 đạt 21,49%, BIDV đạt 20,52% và VCB là 15,44%. 70000 Tỷ đồng 52558 031 63765 26931 29601 14251 14691 48834 13722 29696 22876 8788 60000 50000 40000 30000 20000 16 10000

Trong khối các NHTMCP, VPBank có tốc độ tăng vốn chủ sở hữu cao nhất trung bình giai đoạn này đạt 32,92%, đặc biệt trong năm 2017 vốn chủ sở hữu của ngân hàng này đạt 29.696 tỷ đồng đạt tốc độ tăng 72,87% so với năm 2016. Việc tăng vốn chủ sở hữu của VPBank đến từ việc tăng vốn điều lệ 3 đợt trong năm 2017, đợt 1 tăng hơn 1.584 tỷ đồng, đợt 2 tăng gần 3.294 tỷ đồng từ lợi nhuận để lại năm 2016 và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, đợt 3 tăng 1.647 tỷ đồng từ việc phát hành riêng lẻ cổ phần cho các nhà đầu tư. Các ngân hàng có tốc độ tăng vốn chủ sở hữu thấp trong khối này là ACB trung bình đạt 10,3%, Eximbank đạt 11,75% và Sacombank đạt 13,11%, VIB đạt 18,89%, ngoài ra cả 4 ngân hàng này đều có tốc độ tăng vốn chủ sở hữu âm trong giai đoạn 2008-2017. Cuối năm 2010, một số NHTM có tốc độ tăng vốn chủ sở hữu cao như VIB (123,87%), VPBank (104,24%), Martimebank (78,10%) nhằm đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định là 3000 tỷ đồng trong năm 2011.

b. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính

Bảng 2.7: Mô tả tỷ lệ đòn ẩy tài chính

Tỷ lệ Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Đòn ẩy tài ch nh 120 0,91909 0,03128 0,72542 0,97929

Nguồn: xử lý số liệu của tác giả sử dụng STATA 12

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính trung bình của NHTM giai đoạn 2008-2017 khá cao đạt 91,91%, các khoản nợ phải trả chiếm trên 91% tổng tài sản của các ngân hàng. Các NHTM NN có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao so với các NHTM CP. BIDV có tỷ lệ đòn bẩy tài chính bình quân giai đoạn này cao nhất đạt 94,5%.

Bảng 2.8: Tỷ lệ đòn ẩy tài chính trung bình giai đoạn 2008-2017 Ngân hàng Trung bình (%) Ngân hàng Trung bình (%)

Một phần của tài liệu Luan an NCS Hoai Phuong (Trang 75)