Bài học về phát triển bền vững cho các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Luan an NCS Hoai Phuong (Trang 62)

Thứ nhất, khung pháp lý hoàn thiện về phát triển bền vững NHTM

Khung pháp lý được thiết kế tốt và hoàn thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng phát triển bền vững. Ở các nước phát triển khung pháp lý được thiết kế tốt và các sáng kiến về tính bền vững có vai trò quan trọng thúc đẩy hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện phát triển theo mô hình bền vững.

Khung pháp lý được thiết kế bao gồm xây dựng lộ trình và các giai đoạn phát triển bền vững của hệ thống NHTM, trong đó xác định rõ các mục tiêu cần đạt được và có hệ thống đánh giá, đo lường mức độ bền vững của hệ thống NHTM. Chính phủ, Ngân hàng trung ương và các Bộ ngành liên quan xây dựng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ hệ thống NHTM thực hiện kinh doanh bền vững. Các chính sách này bao gồm: xác định các dự án đủ tiêu chuẩn dự án “xanh , giúp NHTM ra quyết định tín dụng nhanh và chính xác. Tăng cường công tác truyền thông, cung cấp thông tin môi trường về các ngành, lĩnh vực khác nhau.

Công bố các NHTM thực hiện tốt mô hình kinh doanh bền vững nhằm nâng cao uy tín, thương hiệu của ngân hàng, tạo động lực cho NHTM cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động và thực hiện kinh doanh theo mô hình bền vững.

Bên cạnh đó, khung chính sách bao gồm các biện pháp ưu đãi về thuế cho người gửi tiền và đầu tư vào các dự án, chương trình xanh, có hình thức xử phạt

1 KfW (2014), KfW (2015), KfW (2016). 2 Green for Growth Fund (2016) .

NHTM vi phạm các quy định về môi trường, điều này nhằm đảm bảo các quy định về môi trường hiện hành phải được thực thi trong toàn hệ thống ngân hàng.

Khung pháp lý phải bao gồm các tiêu chuẩn và nguyên tắc phát triển bền vững, bộ tiêu chuẩn đánh giá, đo lường hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.

Thứ hai, khung chính sách quốc gia về quản lý rủi ro m i trường và xã hội:

Có nhiều quốc gia xây dựng khung chính sách nhằm khuyến khích hoặc bắt buộc hệ thống NHTM thực hành phát triển bền vững. Bảng 1.1 trình bày một số quốc gia có khung chính sách về môi trường, xã hội nhằm hướng dẫn ngành ngân hàng thực hiện lộ trình phát triển xanh và hướng đến bền vững.

Bảng 1.1: Các quốc gia thành lập khung chính sách phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Các quốc gia Tên khung chính sách Năm phát

hành Tự nguyện hoặc bắt buộc

Bangladesh Hướng dẫn quản lý rủi ro môi

trường (ERM) 2011 Tự nguyện

China Hướng dẫn tín dụng xanh 2007,

2012, 2014 Bắt buộc Indonesia Lộ trình phát triển tài chính bền

vững ở Indonesia 2014 Bắt buộc Brazil Nghị định Verde 2009, 2012 Tự nguyện Nghị định thư xanh Chính sách trách nhiệm với

môi trường Bắt buộc

Nigeria Các nguyên tắc phát triển ngân

hàng bền vững ở Nigeria 2012 Bắt buộc

Colombia Nghị định thư xanh 2012 Tự nguyện

Nguồn: Adeboye Oyegunle và Olaf Weber3

Ngân hàng trung ương Bangladesh xây dựng các hướng dẫn về quản lý rủi ro môi trường (ERM), yêu cầu các NHTM có chính sách đào tạo và nâng cao nhận thức của nhân viên về vấn đề E&S, NHTM tự xây dựng khung quản lý rủi ro E&S của riêng mình, có chính sách E&S cụ thể theo ngành và báo cáo về các vấn đề E&S. Mục tiêu của khung chính sách này nhằm giúp các NHTM hạn chế những rủi ro về môi trường và xã hội có thể gặp phải trong kinh doanh. Từ năm 2007, các ngân hàng Trung Quốc được kỳ vọng sẽ đánh giá rủi ro môi trường trong hoạt động

3Oyegunle, A., và Weber, O. (2015). Development of Sustainability and Green Banking Regulations: Existing Codes and Practices.

cho vay và tích hợp vấn đề môi trường vào hoạt động đầu tư. Nhằm giúp các NHTM đánh giá đầy đủ những rủi ro E&S, các nguyên tắc tín dụng xanh đã được đưa ra trong 2012. Các nguyên tắc chỉ định cách các ngân hàng nên tích hợp tính bền vững trong thực tiễn cho vay của họ, cả ở trong nước và tài trợ ở nước ngoài. Bước cuối cùng, Hướng dẫn tín dụng xanh được triển khai trong Năm 2014, yêu cầu các ngân hàng Trung Quốc báo cáo số dư cho vay trong 12 lĩnh vực xanh dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế về tính bền vững. Lộ trình phát triển tài chính bền vững ở Indonesia đặt ra mục tiêu tài chính bền vững đạt được trong trung hạn (2015–2019) và dài hạn (2015–2024). Mục tiêu trung hạn tập trung vào khung pháp lý cơ bản và báo cáo toàn hệ thống. Mục tiêu dài hạn tập trung vào các rủi ro E&S tích hợp vào quá trình quản lý, quản trị doanh nghiệp, xếp hạng ngân hàng và tích hợp hệ thống thông tin tài chính bền vững (OJK,2014).

Theo một cuộc khảo sát của IFC, danh tiếng và thương hiệu đã trở thành lý do hàng đầu cho nhiều ngân hàng nhằm lồng ghép tính bền vững vào thực tiễn quản lý của họ. Cuộc khảo sát này cũng kết luận hầu hết các ngân hàng xếp hạng rủi ro do những thông tin tiêu cực và mất uy tín từ việc liên kết với các hoạt động xã hội và môi trường như một rủi ro lâu dài quan trọng hơn rủi ro tín dụng. Theo đó, rủi ro xuất phát từ khách hàng vay vốn như: vấn đề pháp lý, bảo hiểm, không công bằng trong sử dụng lao động (an toàn lao động, lao động trẻ em) sẽ tác động đến rủi ro trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động ngân hàng. Rủi ro trực tiếp là người cho vay chịu trách nhiệm về các thiệt hại xã hội và môi trường do khách hàng gây ra. Rủi ro gián tiếp bao gồm rủi ro tín dụng, do khách hàng giảm khả năng trả nợ; rủi ro thị trường do giảm giá trị tài sản thế chấp của khách hàng; và rủi ro danh tiếng đến uy tín của ngân hàng do quyết định tín dụng có tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Cuối cùng, các rủi ro liên quan đến môi trường và xã hội của khách hàng sẽ tác động đến danh tiếng của ngân hàng, làm mất mát tài sản, giảm lợi nhuận.

Thứ ba, Áp dụng các sáng kiến về tính bền vững

Tại các nước phát triển, khung pháp lý và các đề án, các sáng kiến phát triển bền vững được xây dựng khá tốt đã có tác dụng thúc đẩy phát triển bền vững không chỉ riêng hệ thống ngân hàng thương mại mà bao gồm các ngành, lĩnh khác của nền kinh tế. Trong đó, NHTM được xem là khu vực có sức ảnh hưởng và lan tỏa phát

triển bền vững vào các ngành, các lĩnh vực khác của nền kinh tế thông qua các sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. Tại Hà Lan, đề án quỹ đầu tư xanh đã huy động và khích lệ sự tham gia của cả người gửi tiền, ngân hàng thương mại, các nhà đầu tư và các nhà điều hành doanh nghiệp cùng thực hiện đầu tư vào các lĩnh vực, dự án có tính bền vững. Để làm được điều này, cần phải có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các bên cùng tham gia. Đối với người gửi tiền và nhà đầu tư, khi gửi tiết kiệm vào các quỹ đầu tư xanh, họ được giảm 2,5% mức thuế phải đóng phát sinh từ các khoản thu nhập từ gửi tiết kiệm vào các quỹ này. Về phía các doanh nghiệp họ được hỗ trợ tiếp cận tài chính để đầu tư vào các dự án thân thiện với môi trường. Các ngân hàng khi tham gia vào đề án này sẽ gắn kết với khách hàng, nâng cao danh tiếng và uy tín của mình. Ở Đức, nhiều ngân hàng thương mại tích hợp mô hình kinh doanh vừa truyền thống vừa kinh doanh bền vững thông qua các khoản đầu tư của khách hàng và của chính ngân hàng nhằm cải thiện môi trường và nâng cao đời sống xã hội. Các ngân hàng Đức không chỉ tài trợ vốn cho các dự án về năng lượng, công nghệ sạch ở trong nước và còn trên thị trường quốc tế, góp phần thúc đẩy đầu tư có trách nhiệm trên toàn thế giới.

Thứ tư, cung cấp các sản phẩm tài chính bền vững

Tính bền vững của sản phẩm xem xét trên phương diện sản phẩm có thể mang lại lợi ích kinh tế cho các công ty đồng thời cung cấp các lợi ích cho môi trường và xã hội. Nghĩa là các sản phẩm này đem lại lợi ích cho ngân hàng, khách hàng và rộng hơn là lợi ích cho cộng đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiên cứu của Dyllick và Rost (2017), chỉ ra rằng sản phẩm của một công ty là đòn bẩy quan trọng nhằm thúc đẩy kinh doanh bền vững và cách tiếp cận về sản phẩm bền vững hiện nay của các công ty là chưa thực sự đầy đủ và toàn diện. Theo đó, một sản phẩm bền vững không chỉ có những đóng góp cải thiện môi trường, mà còn phải được cải thiện toàn diện nhằm giải quyết được tất cả những thách thức về phát triển bền vững chung.

Tính bền vững sản phẩm cũng bao gồm ba giai đoạn được trình bày bởi Dyllick và Rost (bảng 1.2). Giai đoạn 1, tính bền vững của sản phẩm được chuyển từ chọn lọc cải tiến sang cải tiến toàn diện. Cuối giai đoạn 1, một sản phẩm bền vững tích hợp được ba yếu tố mấu chốt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

bao gồm quản lý rủi ro tài chính, môi trường và xã hội. Trong giai đoạn 2, sản phẩm dịch vụ chuyển từ sản phẩm tốt hơn sang sản phẩm tốt. Sản phẩm bền vững không chỉ giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường mà cần phải gia tăng các tác động tích cực và cuối cùng là tối ưu hóa các tác động tích cực đến môi trường. Như vậy, ngân hàng cung cấp sản phẩm bền vững toàn diện là các sản phẩm xanh, hướng tới công nghệ sản xuất sạch, các dự án hiệu quả năng lượng, năng lượng tái tạo,… nhằm tạo các tác động tích cực đến môi trường và xã hội. Đến giai đoạn 3, tính bền vững của sản phẩm chuyển từ giá trị tư nhân sang giá trị cho cộng đồng, từ các sản phẩm có lợi ích cho khách hàng sang đem lại lợi ích chung cho xã hội, đây được xem là giá trị bền vững cao nhất của sản phẩm là đem lại lợi ích chung cho cộng đồng.

Bảng 1.2: Các giai đoạn phát triển sản phẩm bền vững toàn diện

M hình cũ (“Từ”) Khái niệm mới Mô hình mới (“Đến”)

1. Chọn lọc các cải tiến Cải tiến toàn diện

Sản xuất trung tâm Thiết kế sinh thái Vòng đời sản phẩm Tập trung vào môi trường Thiết kế tính bền vững Tập trung tính bền vững Hiệu quả vật chất Hệ thống dịch vụ sản phẩm Hiệu quả phi vật chất

2. Sản phẩm tốt hơn Sản phẩm tốt

Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường

Tăng các tác động tích cực Tối ưu hóa các tác động tích cực

Cải tiến tương đối Tăng tính tích cực Cải tiến tuyệt đối

3. Giá trị cá nhân Giá trị cộng đồng

Lợi ích cho khách hàng Góp phần giải quyết các vấn đề xã hội

Lợi ích cho xã hội

Nguồn: Dyllick và Rost (2017)

Như vậy, sản phẩm bền vững có vai trò quan trọng trong việc hình thành mô hình kinh doanh bền vững của ngân hàng. Mô hình Ngân hàng bền vững kết hợp với kinh doanh truyền thống có đặc trưng là ngân hàng cung cấp các sản phẩm truyền thống vừa tạo ra các tác động tích cực cho môi trường và xã hội sẽ cung cấp các sản phẩm bền vững ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Vì ở các giai đoạn này, ngân hàng có những tập trung vào sản phẩm truyền thống và có những nổ lực nhằm cải tiến nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tiến tới tối ưu hóa các tác động tích cực đến môi trường.

1.4 ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Thứ nhất, năng lực tài chính ổn định và lành mạnh

Hoạt động của ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, do vậy để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, trước tiên các NHTM phải có năng lực tài chính ổn định và lành mạnh nhằm đảm bảo an toàn và khả năng tự phục hồi trong hoạt động ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng đến phát triển ổn định và hiệu quả. NHTM cần đảm bảo mức độ an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế nhằm chống đỡ với những tổn thất khi rủi ro, bảo vệ các bên liên quan như cổ đông, khách hàng, nhà đầu tư. Bên cạnh đó, NHTM cần một nguồn vốn lớn để cho vay các dự án thân thiện với môi trường, đầu tư vào các dự án năng lượng sạch, chống biến đổi khí hậu. Các dự án này cần phải có sự hỗ trợ của các ngân hàng trong việc tiếp cận tài chính vì mức đầu tư cao, thời hạn vay vốn thường trung và dài hạn,…nên NHTM phải có tiềm lực tài chính mạnh để cung cấp nguồn tài chính xanh, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đảm bảo các tiêu chí về an toàn vốn, NHTM phải có chất lượng tài sản lành mạnh nhằm duy trì hoạt động an toàn và hiệu quả. Một số các nghiên cứu trên giới chỉ ra rằng chất lượng tài sản kém là trong những nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của NHTM. Nghiên cứu của Nurazi và Evans (2005) ứng dụng các tiêu chí của CAMEL để dự đoán sự thất bại trong hoạt động của ngân hàng. Kết quả cho thấy các tiêu chí an toàn vốn, chất lượng tài sản, khả năng thanh khoản và quy mô ngân hàng rất có ý nghĩa trong việc giải thích thất bại ngân hàng. Olweny và Shipo (2011) phát hiện ra rằng chất lượng tài sản thấp và ở mức độ thanh khoản thấp là hai nguyên nhân chính dẫn đến phá sản của ngân hàng. Chất lượng tài sản kém dẫn đến nhiều ngân hàng phải đóng cửa ở Kenya vào đầu những năm 1980. Đề đảm bảo an toàn và phát triển lành mạnh, NHTM cần quản lý tốt khả năng thanh khoản nhằm mục tiêu vừa tạo thu nhập cho ngân hàng vừa đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng và các nhà đầu tư.

Mô hình ngân hàng bền vững chuyên biệt có năng lực tài chính lành mạnh và hiệu quả hơn so với mô hình Ngân hàng bền vững kết hợp với kinh doanh truyền thống. Năng lực tài chính lành mạnh là một trong những điều kiện trước tiên khi ngân hàng thực hiện mô hình bền vững. Hoạt động của NHBV đảm bảo các mục tiêu về hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, do vậy NHBV cần phải có năng

lực tài chính mạnh nhằm chống đỡ rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động. Ngoài ra, NHBV cần có nguồn vốn để tài trợ cho mô hình kinh doanh bền vững, bao gồm nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị, nguồn nhân lực nhằm thực hiện tiết kiệm năng lượng và đảm bảo hiệu quả sử dụng năng lượng bên trong ngân hàng và nguồn vốn để tài trợ, cho vay các dự án xanh. Các dự án công nghệ sạch, năng lượng tái tạo, sử dụng hiệu quả năng lượng cần phải có nguồn vốn lớn, thời hạn vay dài, với các điều kiện ưu đãi…Do vậy, ngân hàng cần có tiềm lực vốn lớn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro m i trường và xã hội

Hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội (ESMS) hỗ trợ ngân hàng đánh giá, phân loại tác động đến môi trường và xã hội của khách hàng vay vốn. Việc xây dựng và áp dụng quản lý rủi ro môi trường - xã hội có nhiều ý nghĩa quan trọng. NHBV sẽ tạo ra giá trị dài hạn cho khách hàng của mình khi ngân hàng đó quản lý hiệu quả các cơ hội và rủi ro về môi trường và xã hội. Một hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội hiệu quả có thể mở rộng phạm vi lợi ích và tạo ra lợi nhuận gián tiếp cho một ngân hàng bằng cách giảm chi phí và rủi ro, quản lý rủi ro cải thiện chất lượng của danh mục đầu tư, làm giảm trách nhiệm bảo hiểm, yêu cầu bồi thường. NHTM tận dụng các cơ hội bằng cách giới thiệu và theo đuổi và áp dụng các giải pháp tài chính mới và các sản phẩm tạo ra lợi nhuận trực tiếp tại các thị trường mới, với các khách hàng mới.

Một phần của tài liệu Luan an NCS Hoai Phuong (Trang 62)