Có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển ngân hàng bền vững, trong đó có hai hướng tiếp cận chủ yếu: thứ nhất, nhấn mạnh tác động bên ngoài của ngân hàng thông qua cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Theo đó NHBV chỉ cung cấp các sản phẩm cho khách hàng có xem xét các tác động đến môi trường và xã hội trong hoạt động của mình. Chẳng hạn tài trợ các dự án thân thiện với môi
trường như: sử dụng hiệu quả năng lượng, năng lượng tái tạo, công nghệ sạch, giảm phát thải…Hiện nay các nguyên tắc xích đạo đã được áp dụng nhằm giúp các NHTM quản lý các rủi ro môi trường và xã hội của các dự án mà họ tài trợ trên khắp thế giới. Bouma và cộng sự (2001) định nghĩa ngân hàng bền vững là “ngân hàng chỉ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho các khách hàng có xem xét các tác động m i trư ng và xã hội trong các hoạt động của họ”. Định nghĩa này tập trung vào tác động bên ngoài của ngân hàng thông qua việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Theo quan điểm này, ngân hàng bền vững chỉ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho các khách hàng xem xét các tác động đến môi trường và xã hội trong các hoạt động của họ.
Hướng tiếp cận thứ hai, định nghĩa ngân hàng bền vững bao gồm cả hoạt động nội bộ của ngân hàng như vấn đề tiết kiệm chi phí môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng, cơ sở vật chất và các tác động bên ngoài thông qua cho vay đối với khách hàng. Theo cách tiếp cận này, ngân hàng phải đảm bảo quản lý hiệu quả các chi phí về môi trường trong hoạt động nội bộ như: các vấn đề sử dụng tiết kiệm năng lượng và nguồn tài nguyên, tiết kiệm các chi phí về sử dụng giấy in, sử dụng hiệu quả các cơ sở vật chất của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng phải xây dựng được các tiêu chuẩn nhằm đánh giá được tính bền vững của khách hàng vay vốn và cung cấp các giải pháp nhằm khuyến khích thực hiện bền vững của khách hàng. Tác động môi trường của ngân thông qua các hoạt động bên ngoài như cho vay và đầu tư là rất lớn mặc dù khó ước tính. Hơn nữa, quản lý môi trường trong kinh doanh ngân hàng giống như quản lý rủi ro, nó làm tăng giá trị doanh nghiệp và giảm tỷ lệ tổn thất, chẳng hạn danh mục đầu tư và cho vay có chất lượng cao mang lại thu nhập cao hơn. Theo hướng tiếp cận này, Ngân hàng bền vững không chỉ đem lại lợi ích cho bản thân ngân hàng, khách hàng mà rộng hơn là cho cả cộng đồng.
Imeson và Sim (2013) ngân hàng bền vững được mô tả là " là một hệ thống giá trị mà các hoạt động của ngân hàng không chỉ có lợi cho nhân viên và cổ đ ng của mình, mà còn của khách hàng và rộng hơn à nền kinh tế, bên cạnh đó, hoạt động của ngân hàng ngăn chặn, hoặc ít nhất là giảm thiểu bất kỳ tác hại không đáng có đối với xã hội và m i trư ng tự nhiên”. Cách tiếp cận này nhấn mạnh NHBV đem lại lợi ích cho các bên liên quan không chỉ cổ đông và nhân viên của
mình mà rộng hơn là cân bằng lợi ích của khách hàng và nền kinh tế nói chung. Ngoài ra, NHBV cần phải ngăn chặn, hoặc ít nhất là giảm thiểu, bất kỳ tác hại không đáng có đối với xã hội và môi trường tự nhiên.
Theo quan điểm của Jeucken (2001) định nghĩa ngân hàng bền vững là “một m hình mà trong đó các hoạt động nội bộ nhằm quản lý hiệu quả các chi phí về m i trư ng và hoạt động bên ngoài như cho vay và đầu tư tập trung vào các tiêu chuẩn đánh giá và khuyến khích sự bền vững giữa các khách hàng và các tổ chức khác trong xã hội”.
Rebai (2014) đề xuất định nghĩa ngân hàng bền vững là “một ngân hàng đáng tin cậy xét trong cả hoạt động nội bộ và các bên liên quan bên ngoài của nó. Nó đảm bảo các hoạt động trung gian quan tâm đặc biệt đến khía cạnh xã hội và m i trư ng với tầm nhìn ngắn hạn, trung và dài hạn. Nó thiết lập các giá trị đạo đức và góp phần đến sự ổn định và lành mạnh của hệ thống tài chính, quản lý rủi ro đầy đủ cũng như tìm kiếm liên tục và tối ưu sự cân bằng giữa lợi ích của các bên iên quan”.
NHTM đóng một vai trò quan trọng trong phân bổ nguồn lực tài chính cho hoạt động của con người và nền kinh tế phát triển không chỉ cho ngày hôm nay mà còn trong tương lai. Ngoài ra, vai trò của các ngân hàng là tài trợ cho một nền kinh tế ổn định và bền vững (Alexander, 2014) BankTrack, một mạng lưới toàn cầu của các tổ chức phi chính phủ hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng thương mại và phát triển bền vững, đưa ra Tuyên bố Collevecchio năm 2003. Tuyên bố đã được xác nhận bởi hơn 200 tổ chức xã hội dân sự. Nội dung tuyên bố như sau: “ ác tổ chức tài chính phải mở rộng nhiệm vụ của mình từ những tổ chức tài chính ưu tiên tối đa hóa lợi nhuận cho tầm nhìn về tính bền vững xã hội và m i trư ng. Cam kết bền vững sẽ yêu cầu các tổ chức tài chính tích hợp đầy đủ việc xem xét giới hạn sinh thái, công bằng xã hội và công bằng kinh tế vào chiến ược của doanh nghiệp và ĩnh vực kinh doanh cốt lõi (bao gồm tín dụng, đầu tư, bảo ãnh, tư vấn), đưa mục tiêu bền vững lên mức bình đẳng để tối đa hóa giá trị cổ đ ng, sự hài lòng của khách hàng, tích cực tài trợ cho các giao dịch quảng bá tính bền vững.”
(Declaration, 2003).
hình này đều tích hợp vấn đề môi trường và xã hội trong các quyết định tín dụng, giám sát vấn đề môi trường trong suốt quá trình thực hiện dự án từ lúc bắt đầu vay vốn đến khi hoàn thành các nghĩa vụ về vốn. Tuy nhiên, khái niệm về ngân hàng xanh hẹp hơn so với ngân hàng bền vững. Theo đó, ngân hàng xanh tích hợp vấn đề môi trường, năng lượng trong hoạt động của mình với mục tiêu giảm thải, giảm lượng cacbon, góp phần thúc đẩy nền kinh tế xanh. Đối với ngân hàng bền vững, ngoài đặc điểm như ngân hàng xanh là xem xét vấn đề môi trường trong tất cả các hoạt động bao gồm cả cho vay và đầu tư. Thêm vào đó, ngân hàng bền vững còn có các đặc trưng sau: một là, đảm bảo cân bằng lợi ích của các bên liên quan bao gồm cổ đông, Ban điều hành, nhân viên, khách hàng và rộng hơn là cả cộng đồng. Hoạt động của ngân hàng không chỉ tối đa hóa ích cho cổ đông mà còn đem lại lợi ích cho các bên liên quan khác. Hai là, ngân hàng bền vững xem xét đến khía cạnh xã hội như các chế độ đãi ngộ cho người lao động, xem trọng bình đẳng giới, các chế độ khen thưởng. Ngoài ra, NHBV còn tôn trọng nhân quyền, các đoàn thể, cung cấp tài chính vi mô, cho vay các hộ nghèo, các hoạt động đầu tư có trách nhiệm với xã hội.
Thông qua nghiên cứu và tổng hợp các quan điểm về phát triển bền vững ngân hàng thương mại, tác giả đề xuất định nghĩa về ngân hàng bền vững: “Ngân hàng bền vững là ngân hàng có năng ực tài chính lành mạnh, hiệu quả và bền vững. Ngân hàng có những chính sách và hoạt động nhằm cải thiện m i trư ng. Các hoạt động của ngân hàng nhằm mang lại lợi ích cho các bên liên quan và mở rộng cho cả cộng đồng”.
Từ những quan điểm về phát triển ngân hàng bền vững như trên, ngân hàng bền vững có những đặc trưng như sau: (1) NHBV có năng lực tài chính lành mạnh, hiệu quả và bền vững. Điều này có nghĩa là khi có những rủi ro xảy ra do những tác động từ bên ngoài, ngân hàng bền vững có khả năng tự duy trì và phục hồi. NHBV có các chiến lược trung, dài hạn nhằm duy trì năng lực tài chính đủ mạnh để có thể tự phục hồi khi xảy ra các tổn thất trong kinh doanh. (2) NHBV có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ các công ty, dự án đầu tư có trách nhiệm với môi trường và xã hội nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Ngân hàng có những giải pháp nhằm hướng dẫn và giám sát khách hàng thực hiện đánh giá tác
động môi trường và các biện pháp giảm thiểu những tác động đến môi trường và xã hội. (3) Hoạt động của ngân hàng bền vững không chỉ đem lại lợi ích cho các cổ đông mà còn cho các bên liên quan khác như: khách hàng, cơ quan quản lý, nhân viên, nhà cung ứng và rộng hơn là đem lại lợi ích cho cả cộng đồng. Chiến lược phát triển bền vững của từng ngân hàng được xây dựng và thực hiện dựa theo quy mô, vị thế thị trường, giá trị cốt lõi của ngân hàng. Các chiến lược phát triển bền vững nhằm đáp ứng yêu cầu của ngân hàng và của cả cộng đồng trong khi cân nhắc các giá trị trong ngắn hạn và dài hạn.
Ngân hàng có vai trò là một trung gian tín dụng, là một bộ phận cấu thành thị trường tài chính, là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, do đó hoạt động ngân hàng ảnh hưởng và định hướng phát triển kinh tế xét trên cả quy mô và hiệu suất. Lý do cho việc ngân hàng tích hợp phát triển bền vững trong hoạt động của NHTM một phần vì định hướng của các cơ quan quản lý, của các tổ chức xã hội, yêu cầu của các tổ chức tài trợ vốn thường gắn kết với yếu tố môi trường và xã hội. Các cơ quan quản lý nhà nước thường trực tiếp hoặc gián tiếp quy định về vấn đề quản lý các tác động đến môi trường và xã hội trong hoạt động ngân hàng. Mặc dù các tác động đến môi trường của bản thân ngân hàng là không lớn so với các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế, tuy nhiên ngân hàng có tác động với kích thước lớn lên môi trường và cộng đồng thông qua các khách hàng của mình. Bên cạnh đó, hợp tác kinh tế thông qua tài trợ các dự án trên toàn cầu thường yêu cầu nghiêm ngặt về vấn đề quản lý rủi ro môi trường và xã hội.
Ngoài ra, phát triển bền vững còn có chiều hướng xuất phát bên trong ngân hàng, phát sinh thông qua nhu cầu thiết lập các mục tiêu cốt lõi và tạo nên giá trị thương hiệu của mình, gắn kết và cân bằng lợi ích của nhiều bên liên quan, tạo ra lợi thế thương mại, xây dựng cơ sở của người tiêu dùng và thị phần, thu hút các đối tác tài chính từ đó tăng lợi nhuận trong ngắn hạn và dài hạn.
1.1.3 Các mô hình phát triển bền vững ngân hàng thƣơng mại
a. Theo mức độ phát triển bền vững
Dựa trên quan điểm về phát triển bền vững, các tiêu chuẩn và nguyên tắc bền vững được đề xuất bởi các tổ chức, tác giả tổng hợp mô hình ngân hàng bền vững
Ngân hàng bền vững
Ngân hàng tích hợp Phát triển chưa bền vững
gồm 3 mức độ: phát triển chưa bền vững, ngân hàng tích hợp và ngân hàng bền vững.
Hình 1.2 Các mức độ phát triển bền vững ngân hàng thƣơng mại
Tổng hợp của tác giả Mức độ thứ nhất là phát triển chưa bền vững, mục tiêu của ngân hàng là tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông, chưa quan tâm và chú trọng đến hiệu quả về môi trường và xã hội trong hoạt động cho vay, đầu tư. Ngân hàng có những hành động và nổ lực tiết kiệm chi phí về môi trường trong hoạt động nội bộ của mình và xem xét các rủi ro về môi trường trong hoạt động cho vay. Các hoạt động nội bộ như sử dụng tiết kiệm giấy, tăng cường sử dụng thư và các thông báo điện tử trong nội bộ, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất... Các ngân hàng này cũng có một số hành động bảo vệ môi trường thông qua các sản phẩm mình cung cấp như yêu cầu các đề xuất vay vốn phải đáp ứng các quy định về môi trường hiện hành, các báo cáo về tác động môi trường của dự án vay,... và từ chối các dự án gây tác hại đến môi trường. Ngân hàng sẽ bước đầu lồng ghép vấn đề môi trường trong hoạt động cho vay nhằm mục đích nhằm giảm rủi ro và những tổn thất liên quan đến vấn đề môi trường …Đa số các ngân hàng đều trải qua mức độ này bởi vì, các cơ quan quản lý nhà nước thường trực tiếp hoặc gián tiếp quy định điều kiện tiên quyết cho hoạt động ngân hàng thông qua luật và các quy định về môi trường. Ngân hàng không muốn có những hành động và chính sách xa hơn về vấn đề môi trường có thể được dự kiến xảy ra trong tương lai gần. Với tầm nhìn này, tuy ngân hàng đã có những hành động để bảo vệ môi trường nhưng vẫn chưa chủ động thực hiện các chính sách quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động.
Mức độ thứ hai là phát triển tích hợp, là ngân hàng có mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận và tích hợp vấn đề E&S trong hoạt động. Ở mức độ này, cấu trúc lợi thu nhập của ngân hàng là từ hoạt động cho vay truyền thống và cho vay các dự án có lợi cho môi trường và cộng đồng. Ở mức độ này ngân hàng tìm thấy những cơ hội trong việc chú trọng vấn đề môi trường trong hoạt động kinh doanh của mình ngay ở các sản phẩm truyền thống cũng như các sản phẩm mới. Tầm nhìn của ngân hàng ở giai đoạn này tìm kiếm lợi nhuận và các cơ hội đầu tư vào vấn đề môi trường. Ở giai đoạn này, tầm nhìn của ngân hàng là chủ động, sáng tạo và tập trung vào các tác động bên ngoài thông qua quan hệ với khách hàng. Ngân hàng tích hợp kinh doanh các sản phẩm truyền thống với các điều khoản ràng buộc với vấn đề môi trường trong hoạt động cho vay và đầu tư. Ở giai đoạn này, ngân hàng xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội (ESMS) và vận hành hệ thống này trong tất cả các hoạt động của mình. Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội của ngân hàng, các khách hàng có nguy cơ gây hại đến môi trường sẽ không được vay vốn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có những chính sách hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng giảm nhẹ các tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Giai đoạn này, ngân hàng sẽ cho vay các dự án có lợi cho môi trường có thời gian hoàn trả vốn đáp ứng yêu cầu và mức độ rủi ro hợp lý. Các hoạt động cho vay này của ngân hàng ngẫu nhiên có thể bền vững nhưng không phải là luôn luôn mang tính bền vững. Theo tầm nhìn ở giai đoạn này, ngân hàng đã chủ động, sáng tạo tiếp cận cũng như tích hợp vấn đề môi trường trong hoạt động.
Mức độ cuối cùng là ngân hàng bền vững, là ngân hàng đã xây dựng và thực thi các hệ thống chính sách về phát triển bền vững, bao gồm: các nguyên tắc và chuẩn mực phát triển bền vững, quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế, có những sáng kiến về phát triển bền vững. Các nguyên tắc và chuẩn mực về phát triển bền vững của ngân hàng được thực thi từ các cấp lãnh đạo nhằm ra các quyết định tín dụng, đầu tư. Ở mức độ này, ngân hàng đã hoàn thiện về mô hình quản trị, thực hiện các nguyên tắc và tiêu chuẩn nhằm đạt được hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển bền vững không còn là mục tiêu và sự chọn lựa nữa mà là thể hiện bằng những cam kết, tham vọng hoạt động có trách nhiệm, minh bạch ở tất cả