Giải pháp chung

Một phần của tài liệu NguyenDangHop-KLTN (Trang 63)

Hoàn thiện hệthống chính sách, chế độvà nội quy, quy định của nhà máy. Hệ thống chính sách, chế độhợp lý làđiều kiện quan trọng đểkhuyến khích và kích thích sựlàm việc hăng say của người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho người lao động. Chính sách lương, thưởng, đềbạt và thuyên chuyển lao động phải được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sởhiệu quảsản xuất kinh doanh của Nhà máy và trìnhđộchuyên môn, kỹthuật cũng như tay nghềcủa người lao động.

Tăng cường đào tạo, huấn luyện, kèm cặp đểnâng cao trìnhđộtay nghềcho công nhân.Đào tạo nguồn nhân lực hiện có tại Nhà máy sẽnâng cao tính hiệu quảcủa tổchức bằng việc giúp lao động hiểu rõ hơn vềtrang bịthêm kiến thức cho người lao động, công việc nắm vững vàng hơn và thực hiện các chức năng, nhiệm vụcủa mình một cách tựgiác hơn, với thái độtốt hơn cũng như nâng cao khảnăng thíchứng của họ đối với công việc trong tương lai. Công ty nên nghiên cứu và áp dụng các phương pháp đào tạo thích hợp như đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc, đây là hai phương pháp được áp dụng phổbiến hiện nay. Với phương pháp đào tạo công ty có thể tổchức các lớp đào tạo giữa những người lao động của các nhà máy của mình vừa giúp nâng cao năng lực vừa có thểmởmang thêmđầu óc hoặc có thểgửi lao động đi đào tạoởcác trường dạy nghề.

Có các chính sách khuyến khích lao động làm việc hiệu quả, trong đó có tiền lương, tiền thưởng, y tế, bảo hiểm, văn hóa văn nghệ, mối quan tâm của ban lãnhđạo, thai sản, nghỉhưu. Sựgắn bó lâu dài của người lao động đối với một tổchức phụthuộc hoàn toàn vào các chính sách khuyến khích này. Do đó, Công ty cần phải hiểu rõđiều này sau đó điều chỉnh cho phù hợp nhất.

Hàng năm tổchức các cuộc thi tay nghề, nâng bậc lương cho công nhân. Tuy hiện tại công ty đã ngừng đánh giá lao động qua bậc thợthay vào đó là tổtrưởng của mỗi lao động sẽphụtrách việc đánh giá, chấm điểm này. Tuy nhiên, nhiều lao động thực sựmuốn thểhiện được trìnhđộcủa mình dođó khi không thực hiện đánh giá qua bậc thợthì họhầu như chán nản. Do đó, công ty cần phải tổchức các cuộc thi tay nghề, nâng bậc lương cho các lao động có mong muốn này, lúc này các lao động vừa được thỏa mãn mình, công ty lại có thêm những lao động có trìnhđộcao hơn.

Công ty nghiên cứu, áp dụng phương pháp quản lý 5S.Đây là phương pháp mà hầu như xí nghiệp nào nếu có hiểu biết thìđều áp dụng. Do đó, công ty nên nghiên cứu, áp dụng phương pháp này đểnăng suất của các nhà máy của mình tăng cao hơn, đây cũng là cơ sở đểcác đối tác mong muốn hợp tác đối với Công ty.

Tăng cường cơ sởvật chất kỹthuật cho công tác tổchức và phục vụnơi làm việc. Tăng cường đầu tư trang bịcơ sởvật chất như nhà xưởng máy móc, phương tiện phục vụcho hoạt động sản xuất kinh doanh được tốt hơn. Mua sắm và cấp phát đầy đủ trang thiết bịbảo hộlao động cho người lao động cụthểnhư: quần áo, dép, mũ, khẩu trang.Định kỳtổchức sửa chữa máy móc, thiết bịthường xuyên hơn nữa, hàng tuần, hàng tháng bộphận bảo trì cần phải tiến hành kiểm tra máy móc tại nhà máy, không để khi hư hỏng mới tiến hành kiểm tra và sửa chữa.

Nâng cao trách nhiệm trong công việc của người lao động. Trách nhiệm trong công việc của người lao động phụthuộc rất lớn vào mức độhợp lý, khoa học của tổ chức lao động. Chẳng hạn như khi phân công lao động không rõ ràng, không chặt chẽ, quy định trách nhiệm quyền hạn của từng người lao động không cụthể, các chế độ khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần không công bằng, điều kiện lao động không đảm bảo, tổchức phục vụkhông kịp thời... đều sẽdẫn đến tình trạng sửdụng thời gian không hợp lý, lãng phí công suất máy móc, vật tư, nguyên liệu... Do đó, các biện pháp tác động đểnâng cao trách nhiệm của họtrong công việc là hết sức quan trọng, có thể kể đến như: Tuyên truyền phổbiến nội quy của Công ty, Nhà máy; Thảo luận tình hình

trách nhiệm công việc tại các cuộc họp của nhà máy và công ty; Dùng các phương tiện thông tin đại chúng đểthông báo kịp thời tình hình trách nhiệm thực hiện tại trong toàn Công ty và Nhà máy; Tổchức các cuộc nói chuyện, tâm sựgiữa những nhân viên tiên tiến lâu năm, có uy tín với các công nhân trẻvềkỷluật lao động. Ngoài ra, những người lãnh đạo cần phải đi sâu vào đời sống của từng người lao động đểhiểu tâm tư, nguyện vọng của họsau đó nên có các cách thức quản lý họtốt hơn. Từ đó, người lao động sẽcó trách nhiệm trong công việc không chỉdừng lại là hoàn thành tốt công việc mà còn có những sáng kiến giúp Công ty cũng như Nhà máy phát triển hơn.

2. Giải pháp về phân công lao động

Xây dựng hệthống định mức lao động khoa học đểlàm cơ sởphân công lao động và giao khoán.Định mức lao động là cơ sởkhoa học cho việc xây dựng đơn giá tiền lương được xác định. Việc áp dụng hình thức trảlương sản phẩm hiện tại của Nhà máy phụthuộc rất lớn vào công tác định mức lao động. Bởi đơn giá tiền lương của người laođộng lại phụthuộc hoàn toàn vào đơn giá và sốlượng sản phẩm thực tếlàm ra của công nhân. Do đó, Nhà máy cũng như Công ty cần hoàn thiện hơn vềcông tác định mức lao động đểlàm cơ sởkhoa học cho việc xây dựng đơn giá tiền lương được chính xác, đảm bảo công bằng trong phân phối tiền lương, trảlương đúng với giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏra. Do đó, Công ty nên tuyển thêm cán bộcó chuyên môn về định mức lao động để đảm bảo có căn cứkhoa học dựa trên các phương pháp định mức lao động như phương pháp chụpảnh, bấm giờthời gian làm việc nhằm đưa ra được hệthống các mức laođộng phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao độngởtrong nhà máy.

Xác định đúng trìnhđộ, kỹnăng, tay nghềlao động đểbốtrí lao động cho phù hợp. Văn phòng nhà máy nên dựa vào những chỉsốcủa mỗi công nhân mà tổtrưởng chấm đểphân công lao độngởtừng bộphận, vịtrí được hợp lý hơn. Có như vậy người lao động mới cốgắng và mới có khảnăng phấn đấu hoàn thành tốt. Nếu phân công không phù hợp sẽdẫn đến sựchán nản cũng nhưlãng phí, tránh tình trạng bộphận này

cần lao động có kĩ năng thấp hơn mà phân công vào đây lao động có trìnhđộ, kĩ năng cao hơn và ngược lại. Như vậy sẽgây lãng phí laođộng cũng như năng lực của lao động khôngđược tận dụng hết. Do đó, phải nắm bắt được năng lực của từng lao động cũng như phải biết rõ nội dung công việc của từng công đoạn đểbốtrí sao cho phù hợp nhất.

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụcủa từng bộphận trong dây chuyền. Người lao động sẽcảm thấy công việc mìnhđang làm không bịnhàm chán, họcó ý thức, trách nhiệm cao hơn khi biết được bộphận của mình có chức năng gì trong một dây chuyền. Các bộphận nói chung và các tổtrong Nhà máy nói riêng sẽcó từng nhiệm vụkhác nhau, những nhiệm vụnày phải khác nhau giữa từng bộphận đểtránh tình trạng chồng chéo, đổthừa trách nhiệm cho nhau khi không hoàn thànhđược nhiệm vụmà Giám đốc nhà máy giao. Mặt khác, khi quy định rõ chức năng, nhiệm vụcủa từng bộphận thì sẽdễdàngđánh giá được năng lực của từng bộphận từ đó có thểtính toán trảcông, trả lương cho từng bộphận chính xác hơn giúp họcó hứng khởi trong làm việc, giúp năng suất Nhà máy luôn tăng cao.

3. Giải pháp về hợp tác lao động

Hoàn thiện xây dựng quy trình sản xuất, quy trình may một cách khoa học. Một quy trình may hay một quy trình sản xuất khoa học giúp các lao động tiến hành nhanh chóng hơn, rút ngắn thời gian bịlãng phí. Sựhợp tác lao động lúc này càng chặt chẽ hơn. Nhà máy, Công ty nên nghiên cứu đểhoàn thiện, xây dựng quy trình sản xuất, quy trình may sao cho phù hợp và khoa học nhất.

Bốtrí mặt bằng, không gian trong nhà máy hợp lý. Như đãđềcậpởtrên, không gian Nhà máy hiện không thểbốtrí hết các tổlao động tại Nhà máy vào cùng không gian làm việcđược, do đó công tác tổchức lao động khoa học đôi lúc sẽbịgặp khó khăn, đặc biệt là vấn đềthời gian đi lại và sựphản hồi ý kiến chậm trễ. Vịtrí các bộ phận phải được bốtrí sao cho đường truyền thông tin là ngắn nhất.

Bốtrí thời gian lao động, ca kíp trong Nhà máy khoa học. Quy định rõ nhiệm vụ của từng cá nhânởtừng khâu công việc là rất quan trọng tuy nhiên nếu thiếu sựrõ ràng vềthời gian làm việc tại các khâu thì sẽdẫn đến tình trạng lơ là, tắc trách công việc của các lao động. Tránh tình trạng chỉthực hiện lao động đạt hiệu quả, có năng suất khi có thi đua đối với các tổkhác còn ngày thường chỉlàm cho có mà thôi. Hiện tại đại đa số lao động trong Nhà máy đềuđồng ý cách bốtrí thời gian làm việc như hiện tại, tuy nhiên Nhà máy nên tiến hành nghiên cứu thêm một sốcách bốtrí ca làm việc khác vừa giúp đạt năng suất vừa giúp lao động có nhiều thời gian nghỉngơi hơn. Thời gian nghỉ ngơi, không làm việc nhiều hơn là mong muốn của đại đa sốlao động trong Nhà máy vì họmong muốn có nhiều thời gian hơn bên gia đình, con cái. Có như vậy thì sựgắn bó của họ đối với Nhà máy cũng như Công ty sẽbền lâu.

Quy định rõ nhiệm vụcủa từng cá nhânởtừng khâu công việc. Việc phân định rõ ràng nhiệm vụcủa từng cá nhân cũng như từng bộphận sẽtránh được sựchồng chéo nhiệm vụcủa từng cá nhân cũng như tránh việc đùn đẩy trách nhiệm giữa những cá nhân trong Nhà máy. Quy định rõ nhiệm vụcủa từng cá nhân giúp tăng trách nhiệm của họ đối với công việc, đây là cơ sở để đánh giá năng lực của họcũng như là cơ sở đểtính toán tiền lương, tiền thưởng đúng cho từng lao động, tránh tình trạng làm ít hưởng nhiều và ngược lại.

Xây dựng bầu không khí làm việc lành mạnh tại nơi làm việc của Nhà máy. Hợp tác lao động được hình thành trên cơ sởphân công lao động. Vì vậy phân công lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong sựhợp tác lao động, phân công lao động càng sâu thì hợp tác lao động càng mởrộng. Nhờcó sựhợp tác lao động mà khảnăng làm việc cá nhân từng người lao động được nâng cao làm tăng sức sống của từng người. Hiện nay tinh thần hợp tác lao động giữa những người lao động trong Nhà máy đa phần là rất tốt, tuy nhiên có những bộphậnđặc biệt là tổmay việc tổtrưởng hay quát mắng thành viên trong tổkhiến tinh thần của họlúc nào cũng không thoải mái, lo sợ. Những lúc như vậy trong tổluôn có không khí nghiêm trang, không chỉ ảnh hưởng đến các

thành viên trong tổmà còn lan tỏa không khí đến các bộphận khác. Do đó, đểxây dựng bầu không khí lành mạnh tại Nhà máy, Giám đốc Nhà máy cần phải chấn chỉnh việc đểcác tổtrưởng của nhà máy có những hành động quát mắng đến các nhân viên của mình. Các tổtrưởng tiến hành phân công và bốtrí các lao động trong tổcủa mình đúng người đúng việc tạo niềm hăng say, tích cực đối với công việc được giao.

Thực hiện tốt công tác phục vụnơi làm việc đểtạo điều kiện cho sựhợp tác được dễdàng. Tại nhà máy luôn có những lao động làm vệsinh nhà xưởng cũng như rót nước cho tất cảcác lao động trong Nhà máy, điều này đảm bảo rằng các lao động trong Nhà máy chỉcần làm tốt công việc của mình còn những việc như nước uống thì không cần phải lo nghĩ gì.Điều này tạo tâm lý thoải mái cho người lao động, giúp họ hăng say hơn trong quá trình sản xuất.

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trên cơ sởnghiên cứu đềtài: “Phân tích tình hình t chức lao động khoa hc ti xí nghip ca Công ty cphn Dt may Huế” tôi rút ra được các kết luận sau:

- Công ty đã xây dựng tốt quy trình tổchức lao động khoa học cho xí nghiệp của mình.

- Công ty đã phân công laođộng vào các khâu phù hợp với năng lực của từng lao động và các bộphận.

- Quá trình hợp tác lao động của Nhà máy, Công ty đãđược triển khai, thực hiện tốt.

- Công ty đã có các chính sách động viên, khuyến khích công nhân tốt như các chính sách lương, thưởng, bảo hiểm, y tế...

- Công ty đã quan tâmđến đời sống tinh thần và đời sống vật chất cho công nhân. Đời sống tinh thần nhưtổchức các hoạt động văn hóa, thểthao, văn nghệ, tặng hoa, quà cho các lao động nữvào các ngày 8/3, 20/10...Đời sống vật chất có thểkể đến như bốtrí nơi ăn giữa ca, nhà ăn tập thể...

- Tổchức lao độngởNhà máy đápứng được các đơn hàng cho khách hàng, làm năng suất lao động tăng qua các năm, chất lượng sản phẩm đápứng, phù hợp với nhu cầu xuất khẩu.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

Uỷban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huếcần có những chính sách quan tâm đến hoạt động của Công ty trên địa bàn như: tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty vềquy hoạch mặt bằng một cách hợp lý đểviệc vận chuyển sản phẩm của Công ty được thuận tiện hơn, tạo điều kiện vềcác thủtục pháp lý khi giao dịch, thực hiện hoạt động kinh doanh. Hỗtrợ, tạo điều kiện đểCông ty tiếp xúc với nguồn vốn vay với ưu đãi lãi thấp, các cơ hội kinh doanh nếu có.

2.2. Đối với Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Dệt May Huế

-Bốtrí phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân đi làm và trởvềnhà.

- Tăng cường và liên tục thay đổi khẩu phần ăn trong thực đơn mỗi bữa cho công nhân Nhà máy.

-Xây dựng và bốtrí chỗ đểxe rộng rãi và thoáng mát cho công nhân Nhà máy. - Mởrộng không gian Nhà máy đểcó thểbốtrí được tất cảcác bộphận của Nhà máy vào trong nhà Máy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê ThịThu Hiền (2013),Nghiên cứu thực trạng lao động và tình hình sửdụng lao động trong ngành dệt mayởtỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ Địa lý,

Trường Đại học Sư phạm -Đại học Huế.

2. Nguyễn Chí Hiển (2013),Hoàn thiện công tác tổchức lao động tại Tổng công ty May 10 - Công ty cổphần,Khóa luận tốt nghiệp,Đại học Thương mại, Hà Nội.

3. Nguyễn Tiệp (2007),Giáo trình Tổchức lao động, Nxb: Lao động – Xã hội, Hà Nội.

4. Nguyễn Xuân Trường (2017),Tổchức lao động khoa học cho công chức thuộc các phòng nội vụhuyện, thành phốcủa tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sĩ Hành chính công, Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội.

5. Vũ Bá Tân (2013),Các biện pháp hoàn thiện công tác tổchức lao động tại bưu điện huyện Tủa Chùa,Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học kinh tếquốc dân, Điện Biên Phủ.

6.Tổchức lao động khoa học - Sựcần thiết và triển vọng áp dụng

<http://bmthicong.com.vn/research/29-research/123-t-chc-lao-ng-khoa-hc-s-cn- thit-va-trin-vng-ap-dng-trong-nganh-xay-dng-vit-nam->, truy cập ngày 26/12/2020.

7. Phân công

<https://vi.wiktionary.org/wiki/ph%C3%A2n_c%C3%B4ng#Ti%E1%BA%BFng _Vi%E1%BB%87t.> , truy cập ngày 26/12/2020.

8.Nhiệm vụcủa tổchức lao động

<http://quantri.vn/dict/details/7855-nhiem-vu-cua-to-chuc-lao-dong>, truy cập ngày 26/12/2020.

9.Phân công lao động

10.Tổchức lao động khoa học công tác lưu trữ

<https://ltvaqtvp05.wordpress.com/2009/09/14/t%E1%BB%95- ch%E1%BB %A9c-lao-d%E1%BB%99ng-khoa-h%E1%BB%8Dc-van-phong>, truy cập ngày 14/1/2021.

11. Ngoài ra, một sốtrang web được tham khảo thêm: - https://www.slideshare.net/.

- https://tailieu.vn/. - https://voer.edu.vn/.

TP

BTP

PHỤLỤC

(Nguồn: Văn phòng nhà máy)

Sơ đồ 6: Bố trí dây chuyền may áo 1

Trong sơ đồ6 này, công đoạn 21 và 23, công đoạn 18 và 19, công đoạn 5 và 6 bố trí cho 1 người thực hiện. Công đoạn 7, 8 và 9 dành cho 2 người thực hiện. Công đoạn 16 và công đoạn 20 bốtrí cho 1/2 người thực hiện.

Máy đính, 24 Thùa, 23 1K, 21 1K, 20 Kan sai, 19 Kan sai, 18 2K4C, 17 1K, 16 2K4C, 14 1K, 13 1K gá, 10 Kan sai, 9 1K, 8 1K, 7 1K gá, 3 Bàn ủi, 2 Thủ công, 25 Bọ, 22 1K, 21 1K, 21 1K, 20 2K4C, 17 2K4C, 17 1K, 16 1K, 15 1K, 12 1K, 11 1K gá, 6 1K gá, 6 Máy xén, 5 1K, 4 Máy ép, 1

TP

1K, 1 BTP

hiện.

(Nguồn: Văn phòng nhà máy)

Sơ đồ 7: Bố trí dây chuyền may áo 2

TP

BTP

(Nguồn: Văn phòng nhà máy)

Sơ đồ 8: Bố trí dây chuyền may áo 3

Một phần của tài liệu NguyenDangHop-KLTN (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w