5. Kết cấu đề tài
2.4.2.1. Môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và thách thức khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau và có ảnh hưởng lớn đến những chiến lược của doanh nghiệp. Vậy nên, việc phân tích môi trường kinh tế luôn thu hút sự quan tâm của các nhà quản trị.
Trong 5 tháng đầu năm 2019, tỉnh Thừa Thiên Huế đón 2,11 triệu lượt khách du lịch, trong đó có hơn 1 triệu lượt khách quốc tế, tăng 14,46% so với cùng kỳ năm 2018. Hàn Quốc dẫn đầu thị trường khách quốc tế đến Huế, chiếm từ 27-29%, tiếp theo là Pháp, Thái Lan, Anh, Đức, v.v. Doanh thu du lịch của tỉnh đạt 1.935 tỷ đồng.
Theo Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, khách du lịch đến địa phương này tăng mạnh trong những tháng đầu năm do tỉnh tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, du lịch đặc sắc như Festival Nghề truyền thống Huế 2019, Lễ hội “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới”, Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Lào, khu vực miền Trung, Tây Nguyên năm 2019. Riêng Festival Nghề truyền thống Huế 2019 đón 400.000 lượt khách, cao gấp hơn 2,3 lần so với kỳ lễ hội trước đây, công suất buồng phòng các khách sạn bình quân trên 97%, các khách sạn từ 3-5 sao đạt 100%.
Tình hình dịch bệnh đầu năm 2020 bùng phát mạnh, nên tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi, kích cầu phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh được thực hiện từ tháng 5/2020 đến hết năm 2020, tập trung chủ yếu vào thị trường khách du lịch nội địa. Trong đó, khuyến khích khách nội tỉnh sử dụng các dịch vụ và các điểm đến trong tỉnh, chú trọng nguồn khách ngoại tỉnh ở các địa phương gần; tập trung xúc tiến, quảng bá nguồn khách từ hai đầu Bắc, Nam và khách lẻ, gia đình.
Tùy theo tình hình thực tế của dịch bệnh và việc mở cửa các đường bay quốc tế đến Việt Nam sẽ tiến hành xúc tiến, tiếp cận ngay để khai thác các thị trường khách quốc tế. Trong đó, tập trung chuẩn bị các chương trình, kế hoạch để sẵn sàng quảng bá đối với một số thị trường như Thái Lan, Hàn Quốc, Úc và New Zealand, v.v.
Lượng khách đến Huế trong quý I, năm 2020 ước đạt 853 ngàn lượt, giảm hơn 32% và chỉ đạt gần 68% so với quý I, năm 2019. Trong đó, khách quốc tế đến Huế ước đạt 488 ngàn lượt, đạt 75% so với cùng kỳ; khách lưu trú ước đạt 429 ngàn lượt, đạt 75% so với quý I, năm 2019; tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 2.102 tỷ đồng, đạt 76%.
Riêng trong tháng 3, khách đến Huế ước đạt 90 ngàn lượt, giảm 80% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế ước đạt 49 ngàn lượt; tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 340 tỷ đồng, chỉ đạt khoảng 34% so với tháng 3/2019.
Theo Sở Du lịch, lượng khách đến Huế trong tháng 1, năm 2020 vẫn tăng so với cùng kỳ, nên trong toàn quý I giảm 32%, bởi sang tháng 2 và tháng 3 khách đến Huế giảm sâu do dịch bệnh. Riêng trong tháng 3/2020, giảm đến 80% là do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và lan rộng ra toàn thế giới; cùng với đó là các chính sách nghiêm ngặt để chống dịch bệnh lây lan của Việt Nam và toàn thế giới, nên khách không còn đến Huế từ cuối tháng 3/2020.
Thu nhập bình quân của người dân Việt Nam
Thu nhập bình quân của người dân tăng khoảng 35,6 USD so với năm 2019. Mức tăng thấp so với trước đó bởi tác động tiêu cực của Covid – 19. Năm 2020, GDP bình quân đầu người ước đạt 2.750 USD, tăng gần 35,6 USD so với năm 2019, thấp hơn mức tăng của năm 2019 (tăng khoảng 144 USD). Tốc độ tăng GDP năm 2020 thấp hơn nhiều so với mức tăng của năm 2019 (7,02%). Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người
tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Năm 2019, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục cho thấy có nền tảng mạnh và khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn ở mức cao. GDP thực tăng ước khoảng 7% trong năm 2019, tương tự tỉ lệ tăng trưởng năm 2018, là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực.
Tiết kiệm chi tiêu
Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Việt Nam Q&Me, năm 2020 cách chi tiêu của người Việt trong bối cảnh hậu Covid đã có sự chuyển dịch đáng kể. 80% người được khảo sát bị ảnh hưởng tài chính, giảm thu nhập do Covid; 93% người tiêu dùng cho biết họ sẽ chủ động tiết kiệm tiền và có kế hoạch quản lý tài chính chu toàn hơn. Người dân vẫn cố gắng duy trì các hoạt động bình thường nhưng giữ ở mức chi phí tối thiểu; đồng thời, tránh các khoản chi lớn để dự phòng cho lúc cần thiết.
Để tiết kiệm tài chính, người tiêu dùng tập trung cắt giảm chi tiêu vào các khoản như ăn ngoài (61%), thời trang (60%), giải trí (54%), làm đẹp (43%), đồng thời quan tâm nhiều hơn đến các đợt giảm giá, ưu đãi khi mua sắm. Ngoài ra, người dân có xu hướng cẩn trọng hơn với những rủi ro có thể phát sinh cho tương lai, gần 40% người tham gia khảo sát đã sử dụng khoản tiền tiết kiệm để tham gia các gói bảo hiểm cao cấp.
Để cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền kinh tế Huế nói riêng cũng như khách sạn trở lại hoạt động đúng quỹ đạo thì cần đưa ra các chính sách kích cầu du lịch như:
Triển khai các chương trình kích cầu du lịch
Triển khai gói kích cầu của chính quyền trong năm 2020 tại các điểm di tích do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý với các hình thức: Giảm 50% phí tham quan các điểm di tích từ ngày 8/5/2020 - 31/7/2020. Tùy thuộc vào tình hình khôi phục của thị trường khách du lịch, các tháng còn lại năm 2020 để tiếp tục thực hiện kích cầu bằng việc giảm phí tham quan các điểm di tích.
Tăng các chương trình biểu diễn miễn phí ở Đại Nội, ít nhất là 01 chương trình biểu diễn nghệ thuật 1 ngày tại một khung giờ cố định trong thời gian từ ngày 15/7/2020 đến hết năm 2020. Nghiên cứu thực hiện chính sách giảm trừ phí tham
quan tại các điểm di tích lịch sử văn hóa Huế nhằm kích cầu, khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến Thừa Thiên Huế.
Xây dựng và triển khai gói kích cầu của các doanh nghiệp, kết hợp với gói kích cầu của chính quyền: Vận động các đơn vị vận chuyển hàng không, đường sắt giảm giá vé đến Huế trong năm 2020; các cơ sở lưu trú thực hiện chương trình “Nghỉ 3 đêm trả tiền 2 đêm”; các đơn vị kinh doanh lữ hành, dịch vụ du lịch, dịch vụ vận chuyển, các khu/ điểm đến du lịch (trừ các điểm di tích đã giảm 50% giá vé) cam kết giảm giá tối thiểu 20% trên giá công bố hoặc khuyến mãi các sản phẩm, dịch vụ khác có giá trị tương đương.
Tổ chức liên kết các nhà cung cấp dịch vụ trong tỉnh liên kết với nhau để hình thành, cung cấp các chương trình, sản phẩm trọn gói hấp dẫn, giá cả ưu đãi cho khách đến Thừa Thiên Huế. Thành lập những liên minh kích cầu những sản phẩm thu hút 2 chiều: cả khách đến Huế và khách từ Huế đi (có những chính sách hỗ trợ, ủng hộ các liên minh này).
Tổ chức Hội nghị lữ hành toàn quốc vào cuối tháng 5/2020 để kết nối với các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú và dịch vụ du lịch. Kết nối với Đà Nẵng, Quảng Nam để hình thành các gói kích cầu, chương trình tour ưu đãi liên kết miền Trung.
Xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch mới
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng và làm mới các sản phẩm, dịch vụ đang có, tập trung xây dựng và đưa vào phục vụ các sản phẩm, dịch vụ mới trong giai đoạn này. Ưu tiên phát triển loại hình du lịch MICE, các loại hình du lịch đảm bảo an toàn sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
Tập trung phát triển, tổ chức có chất lượng các lễ hội, sự kiện hấp dẫn, có điểm nhấn để thu hút du khách như: Festival Huế 2020; Lễ hội Huế - Kinh đô ẩm thực; Lễ hội Huế - Kinh đô áo dài; Vnexpress Marathon Huế 2020; Các lễ hội khác (Ngày hội Lân Huế, Ngày hội Hiphop Huế v.v)
Tổ chức hỗ trợ sản xuất hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, quà tặng nhằm đa dạng các sản phẩm lưu niệm, phục vụ khách du lịch; tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Festival Huế 2020 nhằm thu hút khách hàng đến Huế; tổ chức tháng bán hàng khuyến mại năm 2020 trên địa bàn tỉnh nhằm kích cầu hoạt động thương mại, phục vụ khách du lịch.
Đẩy mạnh chiến dịch quảng bá, truyền thông điểm đến
Đẩy mạnh chiến dịch truyền thông về điểm đến "Thừa Thiên Huế - an toàn và thân thiện" thông qua truyền thông, báo chí, qua các ứng dựng du lịch thông minh; chú trọng quảng bá qua các kênh của mạng xã hội, chú trọng các Fanpage có lượt follow lớn…Tăng cường hợp tác công tư, phối hợp với các doanh nghiệp lớn để tạo hiệu quả cao trong các hoạt động xúc tiến quảng bá; ưu tiên tập trung kinh phí xúc tiến, quảng bá thị trường nội địa trong năm 2020.
Tập trung quảng bá những sản phẩm, dịch vụ chiến lược như Huế - Kinh đô ẩm thực, Huế - Kinh đô áo dài, Festival 4 mùa, Festival Huế 2020 kết hợp với giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới của các đơn vị, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn (du lịch y tế - chăm sóc sức khỏe, du lịch sinh thái, cộng đồng, khai thác du lịch biển, đầm phá, suối, thác v.v).
Liên kết với Đà Nẵng và Quảng Nam quảng bá chương trình “3 địa phương - một điểm đến”. Tham gia các chương trình kích cầu du lịch nội địa, khai thác thị trường quốc tế mới của Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đảm bảo an toàn cho du khách đến Huế
Công bố bộ tiêu chí an toàn đối với dịch bệnh Covid-19 trong lĩnh vực du lịch để các cơ sở lưu trú, các khu/ điểm du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển, nhà hàng, biểu diễn nghệ thuật, giải trí trên địa bàn tỉnh sớm triển khai, công bố đến các Công ty du lịch, du khách và các cơ quan truyền thông.
Thực hiện đăng ký và khai báo y tế cho du khách đến Thừa Thiên Huế qua mạng internet. Tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, bảo đảm an toàn cho khách du lịch và cộng đồng dân cư. Ngăn ngừa sự tái phát của dịch bệnh.
Đẩy mạnh triển khai Chương trình Ngày Chủ nhật xanh, huy động sự tham gia tích cực của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các điểm đến trên địa bàn tỉnh từ thành thị đến nông thôn gắn với chỉnh trang vỉa hè, các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố. Đảm bảo thông thoáng, an toàn, hấp dẫn và tiện nghi, phục vụ tốt cho người dân và khách du lịch.
Môi trường chính trị và pháp luật
Việt Nam là 1 trong những nước có tình hình chính trị ổn định, đó chính là nền tảng tạo sự an tâm của du khách khi đến với Việt Nam. Các thủ tục cấp giấy phép đi ra nước ngoài như Visa hay nhập cảnh, hải quan đã được giảm bớt, thời gian cấp phép nhanh hơn. Công dân của những nước ký hiệp định song phương miễn thị thực với Việt Nam như Thái Lan, Philippine, Malaysia, Singapore, Indonesia, Lào hoặc là công dân Nhật Bản, Hàn Quốc đều được Việt Nam đơn phương miễn thị thực. Điều này giúp cho việc thu hút du khách quốc tế đến với Việt Nam nhiều hơn.
Việt Nam là 1 trong những nước có tình hình chính trị ổn định, đó chính là nền tảng tạo sự an tâm của du khách khi đến với Việt Nam. Các thủ tục cấp giấy phép đi ra nước ngoài như Visa hay nhập cảnh, hải quan đã được giảm bớt, thời gian cấp phép nhanh hơn. Công dân của những nước ký hiệp định song phương miễn thị thực với Việt Nam như Thái Lan, Philippine, Malaysia, Singapore, Indonesia, Lào hoặc là công dân Nhật Bản, Hàn Quốc đều được Việt Nam đơn phương miễn thị thực. Điều này giúp cho việc thu hút du khách quốc tế đến với Việt Nam nhiều hơn.
Từ tháng 2-2020, dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới đã ngay lập tức ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch. Ngành du lịch Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn chưa từng xảy ra trước đó. Kể từ tháng 3-2020, Việt Nam ngừng hoạt động đón khách quốc tế, chỉ còn hoạt động du lịch trong nước.
Theo nghị quyết của Bộ Chính trị đề ra mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa di sản cố đô.
Mục tiêu năm 2030, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu. Ngoài ra, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành một trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, quốc phòng an ninh được đảm bảo vững chắc, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao.
Luật Du lịch có hiệu lực từ tháng 1/2006 và đang được triển khai thực hiện trong cả nước, là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động du lịch. Nhận thức và những quan điểm về du lịch cũng được nâng cao, cùng với công tác đổi
mới bộ máy, năng lực quản lý của Nhà nước về du lịch, toàn bộ hệ thống kinh doanh thích nghi dần với cơ chế quản lý mới. Hoạt động du lịch hiện thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
Các chính sách quản lý du khách trong bối cảnh dich bệnh: Đóng cửa tất cả các đường bay quốc tế, không cho khách người ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Sau khi nhập cảnh vào Việt Nam phải thực hiện cách li tập trung và cách ly đủ 14 ngày. Hạn chế nơi tiếp xúc nơi đông người, hãy luôn nhớ đeo khẩu trang và đứng cách xa người khác tối thiểu 1m. Dù ở nơi không có ca mắc Covid-19 thì hãy luôn nhớ chúng ta hiện vẫn ở thời điểm đại dịch Covid-19 và vẫn chưa có vaccine hay biện pháp điều trị hiệu quả. Hãy nhớ đeo khẩu trang dù ở bất kỳ khu vực nào. Nếu là người trên 60 tuổi, có bệnh nền, hãy luôn sử dụng khẩu trang y tế theo đúng khuyến cáo của WHO.
Môi trường văn hóa – xã hội
Môi trường văn hóa – xã hội và du lịch nói chung, khách sạn nói riêng có mối quan hệ khá khăng khít, luôn tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình phát triển. Thực tế lại cho thấy, du lịch Việt Nam đang mất điểm nghiêm trọng trong mắt du khách khi việc đi lại thiếu an toàn, hay xảy ra cướp giật giữa chỗ đông người, các vụ tai nạn, đeo bám du khách, chèo kéo mua hàng lưu niệm không có giá trị mà lại lấy giá đắt luôn diễn ra hàng ngày tại các điểm du lịch. Văn hóa giao thông cũng rất kém khi người, xe tham gia giao thông thường vi phạm luật đi đường, chen lấn, tranh giành nhau đi, gây ra ùn tắc và tai nạn giao thông v.v. Tất cả những hiện tượng đó để lại ấn tượng khó chịu, nặng nề cho du khách. Không ít du khách nước ngoài đến nước ta một lần và không bao giờ quay trở lại. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn điểm đến của du khách, giảm doanh thu cho ngành du lịch nói chung và các khách sạn