2 .1.3.1 Khái niệm
3.3. THỐNG KÊ TÌNH HÌNH GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH KIÊN GIANG
Trong hoạt động ngân hàng thì khoản mục TGTK chiếm tỷ trọng cao nhất và là khoản mục chủ yếu, ổn định nhất trong vốn huy động của ngân hàng. TGTK chủ yếu được huy động từ dân cư trong địa bàn, do đó sự biến động của nguồn vốn này phụ thuộc chặt chẽ vào thu nhập của người dân, tỷ lệ lạm phát, biến động của lãi suất huy động, giá vàng và các yếu tố tâm lý xã hội,... Trong những năm gần đây nền kinh tế của địa bàn khá phát triển vì vậy ngân hàng thu hút được lượng TGTK khá lớn.
Bảng 3.2 Tình hình gửi tiết kiệm tại Sacombank Kiên Giang giai đoạn 2013 – 2015.
Đvt: Triệu đồng.
NĂM CHÊNH LỆCH
CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014
Số tiền % Số tiền %
Tiền gửi tiết kiệm 0 0 0 0 0 0 0
không kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm có 1.309.574 1.411.897 1.729.211 102.323 7,8 317.314 22,5 kỳ hạn 1. Tiền gửi có kỳ hạn 874.602 1.137.029 1.424.395 262.427 30,6 287.366 25,3 dưới 12 tháng Dưới 12 tháng của cá 592.583 794.960 943.746 202.377 34,2 148.786 18,7 nhân Dưới 12 tháng của DN 282.019 342.069 480.649 60.050 21,3 138.580 40,5 2. Tiền gửi có kỳ hạn 434.972 247.868 304.816 (160.104) (4,2) 56.948 22,9 trên 12 tháng Trên 12 tháng của cá 312.325 200.079 205.655 (112.246) (35,9) 5.576 2,8 nhân Trên 12 tháng của DN 122.647 74.789 99.161 (47.858) (39,1) 24.372 32,6 TỔNG 1.309.574 1.411.897 1.729.211 102.323 7,8 317.314 22,5
Nguồn: Phòng Kế Toán và Quỹ Sacombank Kiên Giang
Bảng 3.2 cho thấy tình hình huy động vốn qua TGTK của ngân hàng qua 3 năm đều tăng đáng kể. Năm 2013 tổng lượng TGTK là 1.309.574 triệu đồng đến năm 2014 tăng đến 1.411.897 triệu đồng và vào năm 2015 tăng thêm là
1.729.211 triệu đồng. Xét về tốc độ tăng trưởng năm 2014 so với năm 2013 là tăng 7,8%, tốc độ tăng trưởng năm 2015 so với năm 2014 là 22,5%. Nguyên nhân khoản mục này có sự chênh lệch là do tình hình kinh tế địa phương đang dần ổn định. Trong vài năm trở lại đây do áp dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh tế nên năng suất tăng khá cao, người dân có lời nhiều nên lượng TGTK tăng.
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của ngân hàng không thu được lượng tiền nào. Do lãi suất của loại hình gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn cao hơn không kỳ hạn, với mục đích gửi tiền thu lãi thì khách hàng sẽ chọn gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Thay vì gửi không kỳ hạn khách hàng sẽ chọn gửi tiền vào tài khoản thanh toán để tiện sử dụng phục vụ nhu cầu của mình, do lãi suất giữa tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán hầu như xấp xĩ lãi suất gần bằng nhau đều rất thấp, không thể sinh lợi theo mục đích gửi tiền của khách hàng.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu huy động vốn của ngân hàng. Giai đoạn 2013 – 2015, lượng TGTK có kỳ hạn tăng mỗi năm lần lượt là 1.309.574, 1.411.897 và 1.729.211 triệu đồng. Riêng về tốc độ tăng giai đoạn 2013 – 2014 là 7,8% còn giai đoạn 2014 – 2015 là 22,5%, chênh lệch 14,7%. Trong cơ cấu tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì tỷ trọng loại tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng lớn hơn loại tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng và ước tính gấp hơn 3 lần. Nguyên nhân của sự tăng lên đáng kể này là do lãi suất các loại tiền gửi thấp hơn lãi suất của tiền gửi dưới 12 tháng, bên cạnh đó là do ngân hàng đã khắc phục được sự chênh lệch lãi suất giữa ngân hàng với các ngân hàng thương mại cổ phần khác trên địa bàn. Xét theo nhóm khách hàng gửi tiết kiệm thì chiếm tỷ trọng lớn là khách hàng cá nhân, vì đa phần cá nhân có lượng tiền nhàn rỗi sẽ chọn ngân hàng là kênh đầu tư chính hơn là khách hàng doanh nghiệp chọn đầu tư làm đầu.
Nhìn chung, tình hình gửi tiết kiệm của khách hàng tại Sacombank Chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2013 – 2015 có những bước phát triển khả quan. Với lượng tiền gửi tăng cao mỗi năm sẽ đảm bảo tính thanh khoản tốt cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, đồng thời phát triển được nguồn khách hàng tiềm năng.