Phòng Giao dịch

Một phần của tài liệu NguyenTuyetNgan-TCNH7 (Trang 47)

2 .1.3.1 Khái niệm

3.1.4.8. Phòng Giao dịch

Thực hiên các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và các dịch vụ khác có liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng.

Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tiền vay liên quan đến việc thu nợ, thực hiện các nghiệp vụ thẻ được giao, quản lý các loại tài khoản tiền gửi, tiền vay, ngoại bảng của khách hàng.

Thu, chi và nhập xuất tiền mặt, tài sản quý và giấy tờ có giá như là thực hiện thu chi tiền mặt, ngoại tệ, xuất nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá được bảo quản theo quy định, tạm ứng quỹ.

Kiểm đếm, phân loại, đóng bó tiền theo quy định.

Bốc xếp, vận chuyển và bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá…

Tóm lại: Với cơ cấu tổ chức theo dạng trực tuyến-chức năng, công việc được phân công, sắp xếp rõ ràng từ giám đốc tới các phòng ban, điều này góp phần giúp Sacombank Kiên Giang nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong công tác quản lý và lãnh đạo, dẫn đến sự thuận tiện trong việc điều hành nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót cũng như rủi ro trong quá trình hoạt động. Có thể thấy rằng việc tổ chức, sắp xếp và quản lý nhân sự một cách khoa học và hợp lý là đòn bẩy đưa hoạt động của ngân hàng đến gần hơn sự thành công.

3.1.5. Các s n ph m cho vay dành cho khách hàng cá nhân t i Sacombank Kiên Giang.

- Vay sản xuất kinh doanh. - Vay mua nhà.

- Vay mua xe ô tô.

- Vay tiêu dùng – Bảo toàn. - Vay tiêu dùng – Bảo tín. - Vay cán bộ nhân viên Nhà nước. - Vay du học.

- Vay tiểu thương chợ. - Vay cầm cố chứng từ có giá. - Vay chứng minh năng lực tài chính.

- Vay bằng thẻ tín dụng.

3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH KIÊN GIANG QUA CÁC NĂM 2013-2015.

Mục đích hoạt động của NHTM cũng như bất kỳ tổ chức kinh tế nào là vì lợi nhuận. Đó là lý do NHTM luôn quan tâm đến việc kinh doanh làm sao để có lợi nhuận cao nhất? Để đạt mục tiêu trên, NHTM cần phải tăng nhanh doanh thu

đồng thời phải cắt giảm chi phí. Bên dưới, là bảng khái quát kết quả hoạt động kinh doanh và biểu đồ thể hiện trong 03 năm 2013 – 2015 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang.

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Sacomabank Kiên Giang giai đoạn 2013- 2015 Đvt: Triệu đồng. NĂM CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 98.703 100.527 124.882 1.824 1,85 24.354 24,23 Chi phí 33.294 34.965 39.316 1.671 5,02 4.352 12,45 Lợi nhuận 65.409 65.562 85.565 153 0,24 20.003 30,51

Nguồn: Phòng Kế Toán và Quỹ Sacombank Kiên Giang

3.2.1. Thu nhập

Nhìn chung thu nhập của Sacombank chi nhánh Kiên Giang liên tục tăng qua các năm. Năm 2013 doanh thu là 98.703 triệu đồng, đến năm 2014 đã đạt 100.527 triệu đồng, tăng 1.824 triệu đồng (tương đương 1,85%) so với năm 2013. Sang năm 2015 thì doanh thu liếp tục tăng đạt 124.882 triệu đồng, tăng 24.354 triệu đồng (tương đương 24,23%). Đạt kết quả như vậy là do trong thời gian qua Ngân hàng đã mở rộng và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tín dụng cũng như đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.

Đồng thời Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều chính sách, quyết định kịp thời để ổn định kinh tế, giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp và nợ xấu ở các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước đã triển khai chính sách thắt chặt tiền tệ đã làm giảm mặt bằng lãi suất cho vay dao động ở mức 9% và lãi suất này tiếp tục giảm trong năm 2013. Thêm vào đó do ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp như đa dạng hóa các hình thức cho vay, chính sách cho vay phù hợp, cho vay đủ mọi thành phần kinh tế cụ thể như tập trung cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ có uy tín, các hộ kinh doanh cá thể nên bước sang năm 2015 nguồn thu này tăng hơn 24,23% so với năm 2014, nguyên nhân là do trong giai đoạn này ngân hàng linh hoạt trong việc điều chỉnh lãi suất cho vay sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh trên địa bàn nhưng vẫn đảm bảo được kế hoạch tài chính, phần nào đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân trên địa bàn và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó công tác thu các khoản nợ rủi ro được hoàn thành tốt bởi những cán bộ tín dụng nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc đã mang lại những khoản thu không nhỏ, tránh được những tổn thất cho ngân hàng.

3.2.2 Chi phí

Cùng với sự tăng lên về doanh thu thì chi phí cũng tăng lên đáng kể. Năm 2013, chi phí của chi nhánh là 33.294 triệu đồng, sang năm 2014 chi phí tăng lên đạt 34.965 triệu động, tăng 1.671 triệu đồng (tương đương 5,02%). Sang năm 2015 chi phí tiếp tục tăng đạt 39.316 triệu đồng, tăng 4.352 triệu đồng (tương đương 12,45%). Nguyên nhân là do Ngân hàng thường xuyên tổ chức các đợt khuyến mãi, trúng thýởng vào các dịp lễ,Tết,..nhằm thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ làm cho chi phí của Ngân hàng tãng lên.

Trong những nãm qua, Ngân hàng luôn mở rộng quy mô cũng nhý thị trýờng tín dụng ðiển hình là việc mở thêm các Phòng giao dịch trên địa bàn Tỉnh Kiên Giang, hiện tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang có 08 PGD. Mặt khác loại chi phí như lương, chi phí quản lý, tài sản, chi phí điện, …nhằm duy trình hoạt động và điều kiện làm việc của Ngân hàng cũng tăng lên do giá cả các loại hàng hóa này ngày càng tăng cao.

Còn chi phí thanh toán khác có sự biến động liên tục qua các năm và chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu chi phí.

3.2.3 Lợi nhuận

Kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, đạt được kết quả cao và an toàn là điều mà các NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang nói riêng quan tâm đến. Trong giai đoạn 2013 – 2015, lợi nhuận của Ngân hàng đã không ngừng gia tăng. Cụ thể, năm 2013 , lợi nhuận đạt 65.409 triệu đồng, sang năm 2014 lợi nhuận tăng đạt 65.562 triệu đồng, tăng 153 triệu đồng. Bước sang năm 2015, lợi nhuận tiếp tục tăng đạt 85.565 triệu đồng, tăng 20.003 triệu đồng. Nguyên nhân của biến động tăng lợi nhuận là do doanh thu và chi phí của Ngân hàng đều tăng, mức tăng của doanh thu lớn hơn mức tăng của chi phí.Thêm vào đó sự tăng cao từ nguồn thu dịch vụ như: thẻ, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ chuyển tiền…đã làm cho lợi nhuận ngân hàng tăng đáng kể. Bên cạnh đó, đạt được kết quả nêu trên phải kể đến sự điều hành, quản trị tốt các mặt trong hoạt động kinh doanh của Ban Giám đốc Ngân hàng và những nỗ lực trong công việc của cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng.

3.2.4 Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng

3.2.4.1 Thuận lợi

Trong những năm gần đây, chính sách của Nhà nước về hoạt động của Ngân hàng ngày càng hoàn thiện và tạo điều kiện tự chủ hơn cho các tổ chức tín dụng. Đặc biệt, NHNN có những quyết định cụ thể, hướng dẫn thực hiện một cách triệt để, giúp các Ngân hàng và các TCTD hoạt động có hiệu quả hơn, hạn chế được rủi ro. Như Nghị quyết 11/NQ-CP, quyết định 493, thông tư 13,… đã khuyến khích việc mở rộng, triển khai các nghiệp vụ Ngân hàng mới phù hợp với nền kinh tế, đảm bảo an toàn trong hoạt động. Sacombank Chi nhánh Kiên Giang luôn được quan tâm, giúp đỡ về nhiều mặt từ Ngân hàng cấp trên, đặc biệt là vốn điều chuyển giúp Chi nhánh đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng kịp thời. Mặt khác, Sacombank có lượng vốn dồi dào, là một trong các Ngân hàng TMCP có vốn điều lệ cao với 18.852 tỷ đồng tại Việt Nam.

Sacombank Kiên Giang có trụ sở khang trang, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị hiện đại, mạng lưới hoạt động bố trí rải đều trong thành phố hợp lý. Đồng thời Chi nhánh được đặt ngay Thành phố Rạch Giá, là khu vực “Rừng vàng Biển bạc” của Tổ quốc, là Thành Phố phát triển năng động của Tây Nam Bộ.

Với đội ngũ cán bộ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, thành thạo chuyên môn và qua quá trình công tác, làm việc chung đã tạo được sự liên kết cao, tương trợ nhau trong công tác nghiệp vụ. Hơn nữa, Ngân hàng thường xuyên tổ chức các khóa tự đào tạo, đào tạo tại chỗ, đào tạo xa,…nhờ đó chất lượng nhân sự ngày một nâng cao, đáp ứng được nhu cầu phát triển chung.

Hoạt động của Sacombank được chuẩn hóa bằng các quy định, quy chế hiện hành như bộ tiêu chuẩn chất lượng của Sacombank, chương trình năng suất chất lượng (5S), khách hàng bí mật (MS),…Chủ trương của Ngân hàng tạo điều kiện cho việc chuyên nghiệp hóa chuyên môn của cán bộ nhân viên.

Ngân hàng có hệ thống công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đặc biệt là sử dụng phần mềm Corebanking - T24 trị giá 4 triệu USD do công ty Temnos của Thụy Sỹ thực hiện, hiện tại Ngân hàng đang tiến hành kiểm tra nâng cấp hệ thống này theo phiên bản R8, phần mềm này sẽ tạo điều kiện để triển khai sản phẩm dịch vụ hiện đại hơn, tạo sự an toàn chính xác trong giao dịch, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng tín dụng của Ngân hàng, tạo tiền đề phát triển trong những năm sắp tới.

3.2.4.2 Khó khăn

Mặc dù Sacombank Chi nhánh Kiên Giang có nhiều thuận lợi cho việc phát triển hoạt động nhưng cũng tồn tại rất nhiều hạn chế gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Sacombank Chi nhánh Kiên Giang đang phải đối mặt với sự cạnh tranh trong các hoạt động của các Ngân hàng tại Kiên Giang. Trong quá trình mở cửa hội nhập, các Ngân hàng nước ngoài chính là đối thủ cạnh tranh không cân sức về cả nhân lực, tài lực và kinh nghiệm. Đây chính là khó khăn và thách thức rất lớn cho các NHTM Việt Nam nói chung và Sacombank nói riêng. Mặt khác thu nhập của người dân Kiên Giang thực sự chưa cao, việc giao dịch với Ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức đặc biệt ở các huyện xa trung tâm Tỉnh.

Trong những năm nay, hoạt động kinh tế ở Kiên Giang gặp không ít khó khăn do biến động của giá cả thị trường nông sản, nguyên nhiên vật liệu, bất động sản bị đóng băng do chính sách Nhà nước thay đổi, tỷ lệ lạm phát cao,… đã tác động rất lớn đến công tác cho vay của Ngân hàng.

Việc triển khai các chương trình giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới còn tốn nhiều thời gian, nhân sự, tài chính,…Để thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch, Sacombank Chi nhánh Kiên Giang đã áp dụng mức lãi suất cạnh tranh tương đối cao buộc phải áp mức trần lãi suất ra cao. Việc này phần nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

3.3. THỐNG KÊ TÌNH HÌNH GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH KIÊN THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH KIÊN GIANG

Trong hoạt động ngân hàng thì khoản mục TGTK chiếm tỷ trọng cao nhất và là khoản mục chủ yếu, ổn định nhất trong vốn huy động của ngân hàng. TGTK chủ yếu được huy động từ dân cư trong địa bàn, do đó sự biến động của nguồn vốn này phụ thuộc chặt chẽ vào thu nhập của người dân, tỷ lệ lạm phát, biến động của lãi suất huy động, giá vàng và các yếu tố tâm lý xã hội,... Trong những năm gần đây nền kinh tế của địa bàn khá phát triển vì vậy ngân hàng thu hút được lượng TGTK khá lớn.

Bảng 3.2 Tình hình gửi tiết kiệm tại Sacombank Kiên Giang giai đoạn 2013 – 2015.

Đvt: Triệu đồng.

NĂM CHÊNH LỆCH

CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014

Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi tiết kiệm 0 0 0 0 0 0 0

không kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm có 1.309.574 1.411.897 1.729.211 102.323 7,8 317.314 22,5 kỳ hạn 1. Tiền gửi có kỳ hạn 874.602 1.137.029 1.424.395 262.427 30,6 287.366 25,3 dưới 12 tháng Dưới 12 tháng của cá 592.583 794.960 943.746 202.377 34,2 148.786 18,7 nhân Dưới 12 tháng của DN 282.019 342.069 480.649 60.050 21,3 138.580 40,5 2. Tiền gửi có kỳ hạn 434.972 247.868 304.816 (160.104) (4,2) 56.948 22,9 trên 12 tháng Trên 12 tháng của cá 312.325 200.079 205.655 (112.246) (35,9) 5.576 2,8 nhân Trên 12 tháng của DN 122.647 74.789 99.161 (47.858) (39,1) 24.372 32,6 TỔNG 1.309.574 1.411.897 1.729.211 102.323 7,8 317.314 22,5

Nguồn: Phòng Kế Toán và Quỹ Sacombank Kiên Giang

Bảng 3.2 cho thấy tình hình huy động vốn qua TGTK của ngân hàng qua 3 năm đều tăng đáng kể. Năm 2013 tổng lượng TGTK là 1.309.574 triệu đồng đến năm 2014 tăng đến 1.411.897 triệu đồng và vào năm 2015 tăng thêm là

1.729.211 triệu đồng. Xét về tốc độ tăng trưởng năm 2014 so với năm 2013 là tăng 7,8%, tốc độ tăng trưởng năm 2015 so với năm 2014 là 22,5%. Nguyên nhân khoản mục này có sự chênh lệch là do tình hình kinh tế địa phương đang dần ổn định. Trong vài năm trở lại đây do áp dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh tế nên năng suất tăng khá cao, người dân có lời nhiều nên lượng TGTK tăng.

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của ngân hàng không thu được lượng tiền nào. Do lãi suất của loại hình gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn cao hơn không kỳ hạn, với mục đích gửi tiền thu lãi thì khách hàng sẽ chọn gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Thay vì gửi không kỳ hạn khách hàng sẽ chọn gửi tiền vào tài khoản thanh toán để tiện sử dụng phục vụ nhu cầu của mình, do lãi suất giữa tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán hầu như xấp xĩ lãi suất gần bằng nhau đều rất thấp, không thể sinh lợi theo mục đích gửi tiền của khách hàng.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu huy động vốn của ngân hàng. Giai đoạn 2013 – 2015, lượng TGTK có kỳ hạn tăng mỗi năm lần lượt là 1.309.574, 1.411.897 và 1.729.211 triệu đồng. Riêng về tốc độ tăng giai đoạn 2013 – 2014 là 7,8% còn giai đoạn 2014 – 2015 là 22,5%, chênh lệch 14,7%. Trong cơ cấu tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì tỷ trọng loại tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng lớn hơn loại tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng và ước tính gấp hơn 3 lần. Nguyên nhân của sự tăng lên đáng kể này là do lãi suất các loại tiền gửi thấp hơn lãi suất của tiền gửi dưới 12 tháng, bên cạnh đó là do ngân hàng đã khắc phục được sự chênh lệch lãi suất giữa ngân hàng với các ngân hàng thương mại cổ phần khác trên địa bàn. Xét theo nhóm khách hàng gửi tiết kiệm thì chiếm tỷ trọng lớn là khách hàng cá nhân, vì đa phần cá nhân có lượng tiền nhàn rỗi sẽ chọn ngân hàng là kênh đầu tư chính hơn là khách hàng doanh nghiệp chọn đầu tư làm đầu.

Nhìn chung, tình hình gửi tiết kiệm của khách hàng tại Sacombank Chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2013 – 2015 có những bước phát triển khả quan. Với lượng tiền gửi tăng cao mỗi năm sẽ đảm bảo tính thanh khoản tốt cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, đồng thời phát triển được nguồn khách hàng tiềm năng.

3.4. GIỚI THIỆU CÁC SẢN PHẨM TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦASACOMBANK CHI NHÁNH KIÊN GIANG. SACOMBANK CHI NHÁNH KIÊN GIANG.

Năm 2016, Sacombank Kiên Giang tập trung phát triển huy động vốn qua kênh tiền gửi tiết kiệm. Hiện tại, ngân hàng đang phát triển nhiều loại hình sản phẩm tiền gửi chất lượng, mang tính cạnh tranh cao và đa dạng nhu cầu khách hàng.

Bảng 3.3 Sản phẩm tiền gửi tại Sacombank Kiên Giang

Một phần của tài liệu NguyenTuyetNgan-TCNH7 (Trang 47)