åV Trong đó:
1.3.3. Nhóm các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững về môi trường
1.3.3.1. Mức đầu tư cho công tác bảo đảm môi trường
Đầu tư cho công tác bảo đảm môi trường là quy định bắt buộc không chỉ ở Việt Nam, mà còn là quy định chung cho cả thế giới. Các khoản chi phí này doanh nghiệp phải tự bỏ ra và được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mà khoản đầu tư cho công tác bảo đảm môi trường tương ứng cho mỗi loại hình doanh nghiệp là khác nhau. Thông thường khoản đầu tư này được tính trên cơ sở doanh thu của doanh nghiệp và được xác định theo công thức sau:
r = åCXL ×100 (1.18)
XL
åDTN
Trong đó:
rXL : Là tỷ lệ đầu tư cho xử lý chất thải (%)
åCXL : Là chi phí đầu tư cho xử lý chất thải của doanh nghiệp trong 1 năm å DTN : Là tổng doanh thu của doanh nghiệp trong 1 năm
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị doanh thu được tạo ra thì doanh nghiệp kinh doanh, khai thác cảng biển bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí cho công tác bảo đảm môi trường, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ sự quan tâm của doanh nghiệp đến công tác bảo vệ môi trường càng nhiều.
1.3.3.2. Tỷ lệ đất cây xanh trong toàn bộ diện tích cảng biển r =
åScx × 100 (1.19)
cx
Trong đó: rcx : Tỉ lệ diện tích danh cho trồng cây xanh (%)
å Scx : Diện tích đất danh cho trồng cây xanh, công viên (m2) å S : Tổng diện tích của cảng (m2)
Chỉ tiêu này phản ánh trong một đơn vị diện tích của toàn cảng biển có bao nhiêu % diện tích cây xanh. Đây là chỉ tiêu thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với công tác bảo đảm môi trường và cải tạo cảnh quan môi trường.
1.3.3.3. Bảo đảm các hồ sơ pháp lý về quản lý môi trường
Các cảng biển phải hoàn thiện đầy đủ các hồ sơ pháp lý về quản lý môi trường và năng lượng theo quy định hiện hành của pháp luật, quy định của địa phương, ngành. Cụ thể như sau [8]:
Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt hoặc các hồ sơ tương đương: Đề án BVMT, cam kết bảo vệ môi trường…
Đầy đủ hồ sơ chứng nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường và xử lý chất thải theo yêu cầu của Báo cáo ĐTM hay Đề án BVMT;
Có các kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu; kế hoạch phòng chống cháy nổ, tìm kiếm cứu nạn được các cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt;
Có giấy phép xả nước thải vào nguồn do cơ quan có thẩm quyền cấp và đầy đủ hồ sơ về quản lý chất thải nguy hại;
Có báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo quy định và báo cáo hàng năm về tình hình sử dụng năng lượng của cảng biển nếu tổng mức sử dụng năng lượng hàng năm trên 1000 TOE;
Đầy đủ các báo cáo kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định.
1.3.3.4. Có các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả [8]
Có các giải pháp bảo vệ môi trường nước và bảo vệ môi trường không khí, tiếng ồn tại khu vực cảng biển hoạt động;
Có các giải pháp bảo vệ môi trường đất và bảo vệ các hệ sinh thái xung quanh khu vực cảng biển hoạt động;
Có các giải pháp hạn chế và ngăn ngừa sự phát sinh các chất thải, ngăn ngừa phát sinh các sự cố môi trường do tràn dầu, tràn hóa chất và cháy nổ…
Có các giải pháp cải tiến quy trình sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng các dịch vụ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
Có các giải pháp thay thế các trang thiết bị cũ, tiêu hao nhiều nhiên liệu, gây ô nhiễm môi trường bằng các thiết bị tiên tiến, tiêu hao ít nhiên liệu và ít gây ô nhiễm môi trường;
Có các giải pháp bảo đảm cung cấp nguồn điện bờ cho tất cả các tàu, phương tiện thủy cập cảng sử dụng để giảm lượng khí thải phát sinh trong quá trình sử dụng của các phương tiện neo đậu tại bến cảng và các giải pháp thay thế các nguồn năng lượng đang sử dụng bằng các nguồn năng lượng khác ít gây ô nhiễm;
Có các quy định về bảo vệ môi trường đối với các tàu, các phương tiện thủy trong thời gian neo đậu tại cảng biển và các giải pháp cải tạo, khắc phục những khu vực đã bị ô nhiễm do hoạt động kinh doanh, khai thác của cảng biển tạo ra v.v…