Xu thế phát triển đội tàu

Một phần của tài liệu Toan_van_luan_an (Trang 101 - 103)

II Dự báo GDP khu vực phía Bắc

1 Khu bến Lạch Huyện 42 36 288 06 (2020-2025)

3.3.2. Xu thế phát triển đội tàu

3.3.2.1. Xu thế phát triển đội tàu biển thế giới

Trọng tải của đội tàu trên thế giới đã tăng gấp đôi kể từ năm 2001. Năm 2013 tổng tải trọng tàu đã đạt 1,63 tỷ DWT; tăng 27,7% so với năm 2010; trong đó đội tàu hàng rời có sự gia tăng mạnh nhất, tăng khoảng 49,9%, tiếp đến là tàu container tăng khoảng 22,5%; đội tàu dầu tăng 9,1%, ba loại tàu này hiện tại chiếm khoảng 85% tổng trọng tải của đội tàu thế giới. Đội tàu bách hóa giảm 25,9% trọng tải so với năm 2010, điều này cho thấy xu hướng tăng tính chuyên dụng của đội tàu. Đội tàu container năm 2013 đạt 207 triệu DWT, chiếm 12,7% tổng trọng tải đội tàu thế giới.

Trên cơ sở thực trạng hoạt động đội tàu biển thế giới hiện nay, sự phát triển của công nghệ ngành đóng tàu thế giới và quy hoạch, định hướng phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2030.

Dự kiến xu thế đội tàu biển thế giới phổ biến ra vào cảng biển Việt Nam trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất: Cảng trung chuyển quốc tế sẽ có cỡ tàu tương đương từ 6.000 TEU - 15.000 TEU rà vào làm hàng;

Thứ hai: Cảng cửa ngõ quốc tế sẽ có cỡ tàu từ 30.000 DWT - 100.000 DWT - tàu container từ 4.000 TEU - 6.000 TEU ra vào làm hàng;

Thứ ba: Cảng đầu mối khu vực sẽ có cỡ tàu từ 30.000 DWT - 50.000 DWT - tàu container đến 3.000 TEU ra vào làm hàng.

3.3.2.2. Xu thế phát triển đội tàu biển Việt Nam

Hiện nay đội tàu biển Việt Nam đứng thứ tư trong mười nước ASEAN, với 1.840 tàu các loại, với tổng trọng tải khoảng 7,35 triệu DWT, dung tích là 4,65 triệu GT và khoảng 80 mang cờ quốc tịch nước ngoài, có tổng trọng tải trên 1,1 triệu DWT, chiếm 15% tổng trọng tải của đội tàu.

Tuy nhiên trọng tải của tàu Việt Nam lại đứng thứ chín trên mười nước ASEAN, bình quân khoảng 3.997 DWT/tàu và chủ yếu là cỡ tàu dưới 50.000 DWT, chiếm khoảng 80%, cỡ tàu từ 50.000 DWT đến 150.000 DWT chỉ chiếm khoảng 17% và trên 150.000 DWT là khoảng 3%.

Về cơ cấu chủng loại tàu, chúng ta đang thiếu tàu chuyên dùng, tàu có trọng tải lớn hoạt động ở biển xa nhưng lại thừa rất nhiều tàu nhỏ chở hàng rời, hàng khô. Trong khi tàu bách hóa chiếm đến trên 41% tổng trọng tải của đội tàu thì tàu container chỉ chiếm mức khiêm tốn là 3,8% tổng trọng tải của đội tàu.

Về độ tuổi bình quân của đội tàu Việt Nam hiện đang đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, với độ tuổi bình quân là 14 tuổi

Căn cứ quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1517/QĐ-TTg ngày 26/8/2014 thì cỡ tàu vận hành trên các tuyến trong nước và quốc tế của đội tàu biển Việt Nam dự kiến: “Tuyến quốc tế: Tàu hàng rời, sử dụng tàu trọng tải từ 100.000 - 200.000 DWT để nhập khẩu than cho các nhà máy nhiệt điện, than, quặng cho nhà máy liên hợp luyện gang thép; sử dụng tàu trọng tải 30.000 đến 50.000 DWT để xuất khẩu than, quặng, alumin, nhập phân bón và

clinker. Đối với hàng bách hóa, hàng tổng hợp sử dụng tàu trọng tải từ 5.000 đến 50.000 DWT, trong đó đi/đến các nước khu vực Châu Á sử dụng cỡ tàu từ 10.000 đến 20.000 DWT, đi/đến các nước khu vực Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi sử dụng cỡ tàu 30.000 đến 50.000 DWT. Đối với hàng container, đi/đến các nước khu vực Châu Á sử dụng cỡ tàu từ 500 đến 3.000 TEU, đi/đến các nước khu vực Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi sử dụng cỡ tàu từ 4.000 đến 9.000 TEU và tàu có sức chở lớn hơn khi có điều kiện. Đối với hàng lỏng, sử dụng tàu có trọng tải từ 100.000 đến 400.000 DWT chở dầu thô nhập khẩu; tàu có trọng tải từ 10.000 đến 50..000 DWT chở dầu sản phẩm nhập khẩu; tàu mẹ có trọng tải từ 150.000 đến 300.000 DWT vận chuyển xăng dầu nhập khẩu trung chuyển; tuyến nội địa: Tàu hàng rời, hàng bách hóa sử dụng tàu có trọng tải từ 1.000 đến 10.000 DWT; sà lan biển chuyên dùng có trọng tải từ 5.000 đến 10.000 DWT để vận tải than nhập khẩu từ đầu mối trung chuyển về các bến của nhà máy trong nước từ Quảng Ninh đi ven biển đến TTNĐ miền Trung và Nam. Đối với hàng container, sử dụng tàu có sức chở từ 200 đến 1.000 TEU. Đối với hàng lỏng, sử dụng tàu dầu có trọng tải từ 100.000 đến 150.000 DWT chở dầu thô từ các mỏ vào nhà máy lọc dầu; tàu dầu có trọng tải từ 1.000 đến 30.000 DWT chở sản phẩm dầu chuyên dùng” [35].

Một phần của tài liệu Toan_van_luan_an (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w