Xu thế phát triển cảng biển

Một phần của tài liệu Toan_van_luan_an (Trang 99 - 101)

II Dự báo GDP khu vực phía Bắc

1 Khu bến Lạch Huyện 42 36 288 06 (2020-2025)

3.3.1. Xu thế phát triển cảng biển

3.3.1.1. Xu thế phát triển cảng biển thế giới và khu vực

Trong thời gian tới, vận tải biển sẽ vẫn tiếp tục giữa vai trò chủ đạo trong các loại hình vận tải hiện nay và tiếp tục chiếm khoảng từ 80% đến 85% khối lượng hàng hóa trao đổi thương mại giữa các quốc gia, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng từ 7 % đến 8%/năm. Các cảng biển có sản lượng thông qua lớn sẽ tập trung chính tại khu vực Châu Á. Dự báo trong vòng từ 10-20 năm tới do sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ ngành đóng tàu nên sẽ xuất hiện các tàu container cực lớn (Super post panamax) với chiều dài lên đến 400m, mớn nước sâu 15m và sức chở đạt đến 15.000 TEUs và sức chở đạt đến 15.000 TEUs do đó các cảng lớn trên thế giới sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng và hiện đại hóa để thích nghi với xu hướng phát triển các tàu container cỡ lớn.

Các cảng sẽ phát triển theo hướng gắn chặt với trung tâm logistics, với trình độ công nghệ quản lý tiên tiến, hiện đại và mang tính tự động cao, được nối kết bằng tàu hỏa với các ICD nằm sâu trong đất liền để thúc đẩy kinh tế xã hội các vùng miền, quốc gia không có điều kiện phát triển cảng biển, đồng thời cũng nhằm tạo nguồn hàng vững chắc cho các cảng biển trung tâm. Tổng mức đầu tư cho cảng biển và vận tải biển tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đến năm 2030 dự kiến khoảng trên 250 tỷ USD.

3.3.1.2. Xu thế phát triển cảng biển Việt Nam 1)Về quan điểm phát triển

Quan tâm đầu tư phát triển cảng biển, đột phá đi thẳng vào hiện đại, sớm phấn đấu phát triển lĩnh vực hàng hải ngang bằng với các nước trong khu vực, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược biển của Đảng và Nhà nước đã đề ra, đưa nước ta trở thành quốc gia thực sự mạnh về biển và giàu lên từ biển.

Tính toán phát triển hợp lý và đồng bộ giữa các cảng tổng hợp quốc gia, cảng địa phương, cảng chuyên dùng, trong đó chú trọng phát triển các cảng nước

sâu ở cả ba khu vực Bắc, Trung, Nam và bảo đảm tính thống nhất trong toàn hệ thống. Bảo đảm hạ tầng cảng biển và hạ tầng giao thông kết nối cảng biển thuận tiện và đồng bộ, gắn sự phát triển cảng biển với sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế và yêu cầu tăng cường tiềm lực an ninh quốc phòng, tập trung huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển cảng biển và kết cấu hạ tầng cảng biển.

Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động đầu tư xây dựng và khai thác cảng biển, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của cảng biển.

2) Về mục tiêu, định hướng phát triển Thứ nhất: Mục tiêu chung

Phát triển tổng thể và thống nhất hệ thống cảng biển Việt Nam trong phạm vi cả nước, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong điều kiện mới, nhất là tới đây một loạt các hiệp định thương mại thế hệ mới mà Việt Nam tham gia có hiệu lực. Tận dụng tối đa tiềm năng lợi thế phát triển cảng biển, kinh tế biển, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới.

Thứ hai: Các mục tiêu cụ thể

Đáp ứng tốt yêu cầu tăng trưởng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển hàng năm, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và giao lưu giữa các vùng miền của cả nước.

Theo dự báo lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển theo quy hoạch như sau: Từ 500 đến 600 triệu tấn/năm vào năm 2015; từ 900 đến 1.100 triệu tấn/năm vào năm 2020 và từ 1.600 đến 2.100 triệu tấn/năm vào năm 2030 [31].

Hình 3.3. Biểu đồ dự kiến lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2030

Một phần của tài liệu Toan_van_luan_an (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w