ngữ chiếm tỷ lệ khá cao. Năm 2013 có 714 người (chiếm tỷ lệ 92.0%), năm 2014 có 726 người (chiếm tỷ lệ 92.0%), và năm 2015 có 751 người (chiếm tỷ lệ 94.2%).
Qua những phân tích về thực trạng nhân sự BVĐK tỉnh Sóc Trăng cho thấy những ưu điểm, và hạn chế.
* Ưu điểm
Nguồn nhân lực BVĐK tỉnh Sóc Trăng có quy mô đông, và có kết cấu nguồn nhân lực trẻ đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của BVĐK tỉnh Sóc Trăng.
Chất lượng nguồn nhân lực về chính trị, và trình độ chuyên môn chiếm tỷ trọng khá cao. Đây là điểm quan trọng giúp nguồn nhân lực quán triệt, và vận dụng có hiệu quả đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, và khả năng nghiên cứu và vận dụng chuyên môn ngành thuận lợi.
Nguồn nhân lực BVĐK tỉnh Sóc Trăng có trình độ về tin học chiếm tỷ lệ cao, thuận lợi cho công việc và phù hợp theo xu hướng thời đại công nghệ thông tin.
* Hạn chế
Nguồn nhân lực BVĐK tỉnh Sóc Trăng có trình độ về ngoại ngữ chiếm tỷ lệ cao nhưng khả năng vận dụng vào thực tiễn rất hạn chế.
Nguồn nhân lực BVĐK tỉnh Sóc Trăng tốt nghiệp hệ không chính quy chiếm tỷ lệ cao.
3.4. Một số chế độ, chính sách, quy định tại BVĐK tỉnh Sóc Trăng
3.4.1. Lương, thu nhập
BVĐK tỉnh Sóc Trăng là đơn vị sự nghiệp y tế Nhà nước nên có một số quy định đặc thù. Về thu nhập, nhân viên sẽ được hưởng một số chế độ phù hợp với bộ phận công việc như: lương, phụ cấp lương, trực, phẫu thuật, thủ thuật, …. Ngoài các khoản thu nhập trên, nhân viên còn được hưởng thu nhập tăng thêm từ thu lớn hơn chi của nguồn thu viện phí.
Theo số liệu của phòng kế toán tính đến hết 31/12/2015, thu nhập bình quân một tháng của một nhân viên là 10.142.712 đồng.
Bên cạnh nâng bậc lương thường xuyên theo quy định, BVĐK tỉnh Sóc Trăng còn xét nâng lương trước hạn, dựa vào thành tích nhân viên đã đóng góp thể hiện qua mức độ hoàn thành công việc có thể được xét nâng lương trước hạn 6 tháng, 9 tháng, hay 12 tháng.
3.4.2. Công việc và điều kiện làm việc
Mỗi vị trí công việc được phân công và mô tả rõ ràng, cụ thể. BVĐK tỉnh Sóc Trăng là đơn vị sự nghiệp công lập đặc thù phần lớn công việc đơn điệu mang tính lặp đi lặp lại có tính chu kỳ. Các nhân viên trực tiếp tham gia công tác điều trị có nhiều cơ hội, điều kiện phát huy nâng cao năng lực chuyên môn, và sở trường bản thân. Do là đơn vị sự nghiệp nhà nước nên quy luật đào thải nhân viên rất thấp.
BVĐK tỉnh Sóc Trăng được đưa vào sử dụng nhiều năm, nhưng được sự quan tâm của Sở Y tế, và tập thể ban lãnh đạo Bệnh viện nên về điều kiện làm việc, cơ sở vật chất trang bị khá tốt. Một số phòng ban được trang bị máy điều hòa nhiệt độ, máy chiếu, máy vi tính,…. Đặc biệt là hệ thống máy điều hòa nhiệt độ luôn được mở 24/24 để đảm bảo chất lượng thuốc, hóa chất phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh.
3.4.3. Một số quy định trong giao tiếp ứng xử của nhân viên tại BVĐK tỉnhSóc Trăng Sóc Trăng
BVĐK tỉnh Sóc Trăng có quy chế giao tiếp ứng xử, nhân viên có thái độ lịch sự, tôn trọng, đoàn kết, thân thiện,…, có văn hóa trong giao tiếp đối với đồng nghiệp và không gây khó khăn, phiền hà với bệnh nhân.
Về trang phục, nhân viên BVĐK tỉnh Sóc Trăng có mặc đồng phục theo quy định của ngành đối với nhân viên làm công tác lâm sàng và cận lâm sàng.
Quy chế dân chủ được triển khai thực hiện ở BVĐK tỉnh Sóc Trăng có tác động tích cực đến mối quan hệ giữa đảng viên, ban lãnh đạo, và quần chúng, tạo nên không khí dân chủ trong đơn vị. Nhân viên BVĐK tỉnh Sóc Trăng có nhận thức về quy chế dân chủ được nâng cao, thể hiện ở sự dân chủ, văn minh trong công việc, và trong cuộc sống.
Thành quả của việc thực hiện quy chế dân chủ mang lại là động viên nhân viên tham gia tích cực vào các hoạt động cơ quan, xác định rõ trách nhiệm của lãnh đạo trong việc phát huy dân chủ, nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực nhân viên, đảng viên,…, thay đổi và cải tiến lề lối làm việc.
Những quy tắc ứng xử nơi công sở và quy định về thực hiện quy chế dân chủ đã có tác động tích cực đến thái độ, hành vi của cá nhân trong tổ chức, tạo ra không khí làm việc nơi công sở thoải mái, thân thiện, mỗi
nhân viên đều có tinh thần, trách nhiệm, lãnh đạo có tác phong tốt, biết quan tâm đến quyền và lợi ích chính đáng của nhân viên.
3.4.4. Công tác đánh giá và xếp loại nhân viên
Đánh giá nhân viên có vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác tổ chức cán bộ nhưng cũng là công việc khó khăn, phức tạp. Công tác đánh giá, xếp loại nhân viên tại BVĐK tỉnh Sóc Trăng được thực hiện hàng tháng và cả năm.
Hàng tháng, căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc được giao, ý thức chấp hành kỷ luật trong công tác, việc thực hiện nội quy cơ quan, ý thức thực hành tiết kiệm, số ngày công lao động trong tháng. Riêng đối với ban lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng, khoa trở lên ngoài những tiêu chí trên, việc đánh giá xếp loại còn phải dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, tinh thần hợp tác với đơn vị bạn và mức độ tín nhiệm tại đơn vị. Đánh giá xếp loại hàng tháng là căn cứ để chi tiền lương tăng thêm (thu nhập tăng thêm).
Việc xếp loại lao động hàng tháng đối với nhân viên được thực hiện theo 3 mức A, B, C trong đó lao động loại A được hưởng hệ số 1.2; lao động loại B được hưởng hệ số 1.0 và lao động loại C được hưởng hệ số 0.8. Hàng năm, với sự tự đánh giá bản thân và đánh giá qua việc bình bầu của tập thể, từng đồng chí trong ban lãnh đạo công khai kiểm điểm trước tập thể và ban lãnh đạo của đơn vị về trách nhiệm của từng cá nhân và tập thể ban lãnh đạo trong công tác chỉ đạo điều hành, quan hệ nội bộ, việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức, lối sống....
Việc đánh giá nhân viên BVĐK tỉnh Sóc Trăng được thực hiện trên nguyên tắc tập trung dân chủ, thảo luận dân chủ và kết luận theo đa số trên cơ sở tiêu chuẩn và kết quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ công việc được giao. Kết quả đánh giá nhân viên được làm cơ sở để tuyển chọn, bố trí, sử dụng, xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với nhân viên.
Tuy nhiên trong thực tế, việc đánh giá, xếp loại nhân viên còn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự đi vào đánh giá theo chất lượng công việc.
3.4.5. Chính sách đào tạo và thăng tiếna. Công tác đào tạo bồi dưỡng a. Công tác đào tạo bồi dưỡng
Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực luôn được lãnh đạo BVĐK tỉnh Sóc Trăng quan tâm, có quy chế quy định cụ thể, được thực hiện theo quy định.
Hàng năm, BVĐK tỉnh Sóc Trăng đều có xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị đề ra. Vì vậy, nhân viên BVĐK tỉnh Sóc Trăng thường xuyên được cập nhật, bổ sung và trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ,…, góp phần xây dựng đội ngũ nhân viên có đủ năng lực, phẩm chất bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của ngành y tế nói chung và của BVĐK tỉnh Sóc Trăng nói riêng.
Các khoá đào tạo, bồi dưỡng đa dạng cho hầu hết các đối tượng, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên theo yêu cầu vị trí công việc nhằm tăng cường năng lực thực hiện công tác chuyên môn, đặc biệt đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nhóm nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu trong các lĩnh vực hoạt động then chốt của BVĐK tỉnh Sóc Trăng;
Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn quy định đối với từng ngạch nhân viên, chức vụ lãnh đạo quản lý;
Bồi dưỡng các kỹ năng bổ trợ công việc như ngoại ngữ, tin học, kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp (kỹ năng mềm);
Đào tạo dài hạn (đại học – cử nhân, thạc sĩ – chuyên khoa 1, tiến sĩ - chuyên khoa 2);
Đào tạo, bồi dưỡng con người luôn được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tổ chức cán bộ tại BVĐK tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng thao tác công việc, bài tập tình huống và kinh nghiệm xử lý công việc, hình thức đào đạo bồi dưỡng vẫn chủ yếu là học tập trung trên lớp, sử dụng phương pháp thuyết trình truyền thống; việc chia sẻ kiến thức của nhân viên sau khi đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế.
b. Chính sách thăng tiến
Công tác quy hoạch nhân viên lãnh đạo, quản lý tại BVĐK tỉnh Sóc Trăng được thực hiện hàng năm, theo một quy trình chặt chẽ gắn với nhiều khâu khác trong công tác cán bộ như : đánh giá, luân chuyển, đào
tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và chính sách cán bộ.
Quy định về độ tuổi nhân viên đưa vào quy hoạch chức danh cấp phòng, khoa phải có thời gian công tác trong ngành y ít nhất là 03 năm và với chức danh lãnh đạo đơn vị phải có thời gian giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng, khoa ít nhất là 05 năm cho thấy có nhiều cơ hội thăng tiến đối với những nhân viên trẻ tuổi tại BVĐK tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn từng chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng (Trưởng khoa), Phó phòng (Phó khoa) cũng được quy định cụ thể và được phổ biến trong công chức; tiêu chuẩn thực sự không quá cao và quy trình bổ nhiệm được quy định thực hiện công khai, dân chủ…
Tuy nhiên, trong tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo có quy định về bậc lương làm điều kiện xem xét bổ nhiệm là khá cứng nhắc; việc rà soát, bổ sung quy hoạch hàng năm còn mang tính hình thức, chưa chú trọng đến đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức được giới thiệu vào danh sách quy hoạch, dẫn đến tình trạng khi bổ nhiệm vẫn còn sự lúng túng, băn khoăn.
Có thể nói còn một vài tồn tại, nhưng chính sách đào tạo, bồi dưỡng và chính sách thăng tiến tại BVĐK tỉnh Sóc Trăng tạo nhiều cơ hội để nhân viên học tập nâng cao trình độ cũng như cơ hội được đề bạt, bổ nhiệm.
Tiểu kết chƣơng 3
Chương 3 tác giả trình bày phương thực hiện đề tài bằng sự kết hợp giữa kỹ thuật nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng cùng với phương pháp chọn mẫu xác suất theo kiểu phân tầng;
Các biến độc lập, và biến phụ thuộc đều được đo lường bằng thang đo Likert 5 cấp độ;
Đề tài tập trung phân tích các chỉ tiêu: thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan Pearson, phân tích hồi quy đa biến, và kiểm định sự khác biệt theo các đặc điểm cá nhân;
Giới thiệu vài nét về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng;
Phân tích sơ lược về hoạt động của Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng qua các năm 2013, 2014, và 2015, trên cơ sở các nguồn thu: viện phí, ngân sách, và thu khác;
Phân tích thực trạng nhân sự tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn từ năm 2013 – 2015, dựa trên quy mô lực lượng lao động, chất lượng nhân viên Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng;
Trình bày một số chế độ, chính sách về thu nhập, điều kiện làm việc. Quy định trong giao tiếp ứng xử của nhân viên, công tác đánh giá - xếp loại, chính sách đào tạo – thăng tiến có liên quan đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng.
CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN BVĐK TỈNH
SÓC TRĂNG 4.1. Kết quả khảo sát
Để đánh giá được các yếu tố có thể ảnh hưởng tới sự hài lòng của nhân viên BVĐK tỉnh Sóc Trăng, nghiên cứu này tiến hành khảo sát 250 nhân viên thuộc khối lâm sàng và cận lâm sàng ở BVĐK tỉnh Sóc Trăng. Kết quả xử lý dữ liệu thu được 219 phiếu khảo sát hợp lệ và 31 phiếu khảo sát không hợp lệ. Dữ liệu thu thập từ 219 phiếu hợp lệ sẽ được sử dụng cho các phân tích.
4.1.1. Kết quả khảo sát về giới tính
Theo kết quả khảo sát về giới tính ở bảng 4.1 cho thấy mẫu khảo sát đối tượng trong nghiên cứu này được chia theo tỷ lệ nam và nữ. Trong đó, tỷ lệ nam chiếm 39.7% và tỷ lệ nữ chiếm 60.3% trong tổng số 219 đối tượng được khảo sát. Việc chia đối tượng khảo sát theo giới tính nam, và nữ nhằm làm cho mẫu có tính đại diện và giúp chúng ta biết được đối tượng nào hài lòng về công việc nhiều hơn từ đó đề xuất giải pháp phù hợp.
Bảng 4.1 Kết quả khảo sát nhân viên BVĐK tỉnh Sóc Trăng theogiới tính giới tính
Giới tính Tần số Phần trăm Phần trăm cộng dồn
Nam 87 39.7 39.7
Nữ 132 60.3 100
Tổng 219 100
Nguồn: Số liệu thu thập từ 219 mẫu quan sát 4.1.2. Kết quả khảo sát về độ tuổi
Theo kết quả khảo sát về độ ở bảng 4.2 cho thấy độ tuổi của đối tượng khảo sát trong mẫu thu thập được chia thành 4 bậc, bậc thấp nhất có độ tuổi dưới hoặc bằng 30 tuổi có 67 người chiếm tỷ lệ 30.6%, đối tượng có độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi có 82 người chiếm tỷ lệ 37.4%, đối tượng có độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi có 54 người chiếm tỷ lệ 24.7%, đối tượng có độ tuổi từ 51 đến 60 tuổi có 16 người chiếm tỷ lệ 7.3% trong tổng số 219 đối
tượng được khảo sát.
Bảng 4.2 Kết quả khảo sát nhân viên BVĐK tỉnh Sóc Trăng theo độ tuổi
Độ tuổi Tần số Phần trăm Phần trăm cộng dồn
<=30 67 30.6 30.6
Từ31–40 82 37.4 68
Từ41–50 54 24.7 92.7
Từ51–60 16 7.3 100
Tổng 219 100
Nguồn: Số liệu thu thập từ 219 mẫu quan sát
Biểu 4.3 Biểu đồ khảo sát theo độ tuổi của 219 mẫu quan sát 4.1.3. Kết quả khảo sát theo bộ phận làm việc
Theo kết quả khảo sát theo bộ phận làm việc ở bảng 4.3 cho thấy mẫu khảo sát có 2 đối tượng là nhân viên ở bộ phận lâm sàng và cận lâm sàng. Nhân viên làm viêc ở bộ phận lâm sàng có 130 người chiếm tỷ lệ 59.4% và nhân viên làm việc ở bộ phận cận lâm sàng có 89 người chiếm tỷ lệ 40.6%.
Bảng 4.3 Kết quả khảo sát nhân viên BVĐK tỉnh Sóc Trăng theo bộ phận làm việc
Bộ phận Tần số Phần trăm Phần trăm cộng dồn
Lâm sàng 130 59.4 59.4
Cận lâm sàng 89 40.6 100
Tổng 219 100
4.1.4. Kết quả khảo sát về trình độ
Theo kết quả khảo sát về trình độ ở bảng 4.4 cho thấy đối tượng khảo sát trong mẫu có trình độ chuyên môn từ trung cấp đến sau đại học. Trong đó, số lượng có trình độ chuyên môn trung cấp có tỷ lệ cao nhất là 71.2%, còn nhóm đối tượng có trình độ chuyên môn đại học có tỷ lệ 26.5%, và nhóm đối tượng có trình độ chuyên môn sau đại học có tỷ lệ thấp nhất là 2.3% trong tổng số 219 đối tượng được khảo sát.
Bảng 4.4 Kết quả khảo sát nhân viên BVĐK tỉnh Sóc Trăng theo