d. Kiểm định giả thuyết mô hình nghiên cứu
4.3.14. Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng đối với điều kiện làm việc
của nhân viên BVĐK tỉnh Sóc Trăng theo thu nhập
Kết quả kiểm định phương sai theo thu nhập ở bảng 4.27 cho thấy Levene có Sig. = 0.086> 0.05 nên phương sai về sự hài lòng đối với điều kiện làm việc của nhân viên BVĐK tỉnh Sóc Trăng theo thu nhập là không khác nhau. Do đó, kết quả kiểm định ANOVA có thể sử dụng.
Kết quả kiểm định ANOVA ở bảng 4.27 cho thấy Sig. = 0.124 > 0.05, như vậy ta có thể kết luận không có sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với điều kiện làm việc của nhân viên BVĐK tỉnh Sóc Trăng theo thu nhập khác nhau.
Bảng 4.27 Kiểm định phương sai và ANOVA sự hài lòng đối với đánh giá kết quả thực hiện công việc theo thu nhập
Test of Homogeneity of Variances
HL3
Levene Statistic df1 df2 Sig.
2.483 2 216 .086
ANOVA
HL3 Sum of
Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 1.133 2 .567 2.111 .124 Within Groups 57.972 216 .268
Total 59.105 218
Nguồn: Số liệu thu thập từ 219 mẫu quan sát
Tóm lại kết quả kiểm định sự khác biệt về hài lòng công việc của nhân viên BVĐK tỉnh Sóc Trăng theo các đặc điểm cá nhân cho thấy: không có sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc khi xét trên phương diện giới tính nam và nữ, phân loại theo trình độ, hay phân loại theo bộ phận làm việc, và thu nhập. Tuy nhiên, sự hài lòng về công việc của nhân viên BVĐK tỉnh Sóc Trăng sẽ có sự khác biệt nếu xét trên phương diện độ tuổi và sự hài lòng về công việc của nhân viên BVĐK tỉnh Sóc Trăng củng có sự khác biệt nếu xét trên phương diện bộ phận làm việc với điều kiện làm việc.
Tiểu kết chƣơng 4
Chương 4 trình bày kết quả khảo sát các đặc điểm cá nhân: giới tính, độ tuổi, trình độ, thu nhập, và bộ phận làm việc;
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng cách sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy biến quan sát CV4 thuộc thang đo bản chất công việc, và biến quan sát TN5 thuộc thang đo thu nhập đều có hệ số tương quan biến tổng bé hơn 0.3, nên bị loại;
Riêng đối với biến quan sát DN3 thuộc thang đo nhân tố đồng nghiệp, và biến quan sát DKLV1 thuộc thang đo nhân tố điều kiện làm việc có hệ số Cronbach’s alpha khi loại biến lớn hơn Cronbach’s alpha của nhân tố đó. Nên 2 biến quan sát DN3 và DKLV1 sẽ được loại bỏ để làm tăng độ tin cậy của thang đo;
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA từ các biến quan sát thuộc các nhân tố độc lập đã gom lại được 7 nhóm nhân tố thỏa các điều kiện. Các nhóm nhân tố này tương đồng với mô hình đã đề xuất;
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA từ 3 biến quan sát thuộc nhân tố phụ thuộc đã gom lại thành 1 nhóm nhân tố thỏa điều kiện;
Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy nhóm nhân tố Bản chất công việc bị loại do không có ý nghĩa thống kê. Vì, Sig. = 0.231 > 0.05. Phương trình hồi quy sẽ được viết từ kết quả phân tích hồi quy với 6 nhóm nhân tố có ý nghĩa thống kê. 6 nhóm nhân tố sắp xếp theo thứ tự từ mạnh đến yếu lần lượt là: đánh giá kết quả thực hiện công việc, lãnh đạo, đào tạo – thăng tiến, đồng nghiệp, thu nhập, và nhân tố điều kiện làm việc.
CHƢƠNG 5. GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN