trình tổ chức thực hiện, phối hợp chặt chẽ để lồng ghép các hoạt động của hai chương trình vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
3.3.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo bềnvững vững
Việc hoàn thiện đồng bộ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước điều hành hoạt động công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thị xã là một trong những giải pháp hết sức quan trọng ở giai đoạn hiện nay, khi yêu cầu thực hiện nhiệm vụ ngày càng cao. Cùng với việc kiện toàn đồng bộ Ban chỉ đạo giảm nghèo từ Thị xã đến các xã, phường, cần tăng cường hiệu lực của quy chế hoạt động và chú trọng thường xuyên công tác tổng kết đánh giá thực chất (tránh bệnh thành tích) và rút kinh nghiệm, gắn với giải trình trách nhiệm trong công việc nhằm gia tăng hiệu lực, hiệu quả vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Đối với các xã, phường, cần rà soát, sắp xếp bố trí ổn định nhân sự có chuyên môn hoặc có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng làm việc gần với linh vực giảm nghèo nhằm phù hợp với yêu cầu tính chất công việc trong công tác giảm nghèo.
Thị xã Điện Bàn cần tiếp tục chú trọng xây dựng hệ thống phần mềm quản lý đối tượng, cũng như công cụ hỗ trợ cán bộ giảm nghèo để thực hiện tốt công tác quản lý nghèo trên địa bàm từng xã, phường. Theo đó, bộ phận chuyên trách giảm nghèo của Thị xã Điện Bàn sẽ thực hiện công tác tham mưu trực tiếp lên UBND Thị xã Điện Bàn để thực hiện quản lý giảm nghèo được tốt hơn, cán bộ chuyên trách giảm nghèo 20 xã, phường trên địa bàn thị xã sẽ chủ động hơn trong công tác thực thi nhiệm vụ quản lý giảm nghèo.
Ngoài ra, Thị xã Điện Bàn cần đề xuất, xây dựng các kế hoạch liên tịch với Mặt trận và các đoàn thể để việc thực hiện việc quản lý nhà nước về giảm nghèo được logic, đồng bộ và sâu sát, nắm bắt nhu cầu nguyện vọng của người nghèo, tạo
sự đồng thuận trong nhân dân nhằm kịp thời hỗ trợ hiệu quả phương tiện, phương pháp sinh kế giúp thoát nghèo bền vững.