Các kinh nghiệm quốc tế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. (Trang 28 - 30)

Từ thực tế kinh nghiệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo của 01 số quốc gia trên thế giới như trong Khu vực Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh, đây là những Châu lục có tỷ lệ đói nghèo vẫn còn cao.

Từ thực tế Ngân hàng Thế giới (WB) đã chỉ ra cho chúng ta thấy được muốn xóa được nạn nghèo đói ở mỗi quốc gia cần có nổ lực và tập trung của Chính Phủ ở mỗi chính sách như có sự quan hệ hợp tác trong chính sách đầu tư cho xóa đói giảm nghèo; các dự án hỗ trợ nguồn lực; hỗ trợ về y tế, giáo dục, đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm,

Ở các tổ chức này thường sẽ đi thực tế và khảo sát làm thí điểm 01 vài dự án, từ kết quả thí điểm sẽ điều chính chiến lược dự án ở thời gian bao lâu, phù hợp như thế nào với mỗi quốc gia

Với các nước nghèo trên thế giới, các quốc gia luôn quan tâm xây dựng và thực hiện chiến lược giảm nghèo phù hợp với điều kiện của quốc gia . Trong bối cảnh chung đó, Việt Nam cũng đã thực hiện một loạt các giải pháp tấn công nghèo đói. Tuy nhiên, quá trình thực hiện các giải pháp đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết. Bởi vậy, để chuẩn bị xây dựng chiến lược tấn công đói nghèo thời gian tới, bên cạnh việc đánh giá hệ thống chính sách giảm nghèo hiện tại, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế là việc cần thực hiện. Điển hình là Ấn độ là một quốc gia nghèo ở châu Á và thường xuyên phải gánh chịu các thiệt hại do thiên tai gây ra. Chính vì vậy, để giảm thiểu gánh nặng cho NSNN cũng như giúp cho người nghèo có thể chủ động khắc phục thiên tai, Ấn độ đã rất thành công trong việc thu hút cộng đồng tham gia tái thiết sau thiên tai. Đây không phải là điều mới lạ với các nước nghèo trên thế giới nhưng cần học hỏi kinh nghiệm đó là tính hiệu quả của chương trình rất cao. Với việc chia các cộng đồng trong vùng bị thiên taira làm hai loại: cộng đồng cần được bố trí lại– nơi bị thiệt hại nặng nề nhất, và cộng đồng cần được xây dựng lại, sửa chửa hoặc củng cố. Chương trình triển khai đã thực sự trở thành các dự án của người dân, từng bước sự tham gia của người dân được chấp nhận và phát huy hiệu quả. Nếu như ban đầu cáccán bộ quản lý dự án còn nghi ngờ sự tham gia của người dân thì khi triển khai các dự án có sự tham gia của người dân, mọi vấn đề được giải quyết nhanh chóng và thực sự mang lại lợi ích cho người dân đã làm cho họ đánh giá cao sự tham gia của cộng đồng, coi đây là công cụ hữu hiệu để xử lý cácvấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện. Sự tham gia này còn có

tác động tâm lý tích cực đối với cộng đồng, nhận thức của người dân cũng cao lên. Tính hiệu quả của chương trình đã tạo điều kiện thuận lợi cho chính phủ Bang kêu gọi các nhà tài trợ, tổ chức hảo tâm cùng tham gia vào khắc phục hậu quả của thiên tai. Chính với cách làm như vậy đã giải quyết được hai vấn đề cùng một lúc là huy động được nguồn lực từ các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện các dự án và các dự án này do người dân tham gia xây dựng, thực hiện và giám sát nên thực sự phục vụ lợi ích người dân. Như vậy, thông qua thu hút người dân địa phương vàocác hoạt động tái thiết có thể củng cố tinh thần lãnh đạo và tăng cường tình đoàn kết, điều này sẽ giúp giảm nhẹ những tồn thương tâm lý mà thiên tai đã gây ra. Điều quan trọng hơn cả đó là giúp cho cộng đồng đặc biệt là người nghèo trực tiếp tham gia vào các hoạt động trợ giúp nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho họ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w