Về đặc điểm tự nhiên – Về vị trí địa lí:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. (Trang 35 - 37)

Về vị trí địa lí:

Điện Bàn là vùng đồng bằng nằm về phía Bắc của tỉnh Quảng Nam. Có diện tích tự nhiên là 21.471 ha, trong đó có 10.046 ha đất nông nghiệp để canh tác sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi. Dân số toàn thị xã có 203.295 người. Đơn vị hành chính gồm 7 phường, 13 xã. Địa bàn trải dài từ Bắc vào Nam, cách thành phố Đà Nẵng 25km về phía Nam. Phía Bắc giáp huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng; phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Đông giáp biển Đông và đô thị cổ Hội An, phía Tây giáp huyện Đại Lộc.

– Về điều kiện lịch sử:

Lịch sử hình thành và phát triển của Điện Bàn gắn liền với quá trình mở đất của dân tộc Việt về phương Nam. Vùng đất Điện Bàn xưa thuộc đất Việt Thường Thị của các vua Hùng. Từ năm 206 TCN đến năm 192 SCN, thời Nhà Hán, thuộc quận Tượng Lâm và từ năm 192 đến năm 1306 thuộc Vương quốc Chăm Pa.

Điện Bàn được mệnh danh là vùng đất “Địa linh nhân kiệt” với nhiều tên tuổi của các nhà khoa bảng, các chí sĩ yêu nước như: Binh bộ Thượng thư Hoàng Diệu – Vị Tổng đốc thành Hà Nội đã “cùng thành mà mất làm gương để đời”; Tiến sĩ Phạm Phú Thứ với tư tưởng canh tân đất nước, Tiến sĩ Trần Quý Cáp với phong trào Duy tân, Chí sĩ Trần Cao Vân với cuộc khởi nghĩa Duy tân yêu nước năm 1916, Nhà ngoại giao Nguyễn Thành Ý, Y sĩ yêu nước Lê Đình Dương, Nghị sĩ ái quốc Phan Thanh... Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Điện Bàn tiếp tục được phát huy. Qua hai cuộc kháng chiến, Điện Bàn là nơi có nhiều liệt sĩ, thương binh và Bà mẹ Việt Nam anh

hùng tiêu biểu của cả nước như: AHLS Nguyễn Văn Trỗi, người con gái Điện Bàn Trần Thị Lý, có mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ với 9 con là liệt sĩ... Toàn Thị xã Điện Bàn hiện nay có hơn 19.000 liệt sĩ, gần 8.000 thương bệnh binh, 2171 Bà mẹ Việt Nam anh hùng và 24 tập thể, trên 60 cá nhân được Đảng và nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Sau khi Miền Nam hoàn toàn được giải phóng, 30/4/1975, Quảng Nam được gọi là tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng gồm thành phố Đà Nẵng, thị xã Tam Kỳ, thị xã Hội An và 14 huyện. Điện Bàn là một trong 14 huyện của Quảng Nam. Từ ngày 1/1/1997 khi Đà Nẵng tách khỏi Quảng Nam, Điện Bàn là một huyện của tỉnh Quảng Nam.

Tháng 3, năm 2015, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết công nhận Điện Bàn thành Thị xã. Đây là cột mốc vô cùng quan trọng, khẳng định được vai trò, vị thế của Điện Bàn, là động lực mạnh mẽ để Điện Bàn tiếp tục phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng Thị xã Điện Bàn ngày càng giàu đẹp, văn minh.

– Địa hình, khí hậu:

Địa hình tương đối bằng phẳng, không có độ dốc, độ cao trung bình

Khí hậu : chịu ảnh hưởng của 2 miền khí hậu: khí hậu của khu vực duyên hải Nam Trung bộ và khí hậu Bắc Tây Nguyên nên lượng mưa trong năm rất lớn, chủ yếu tập trung vào những tháng cuối năm; Khí hậu trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa khô: kéo dài từ tháng 2 đến tháng 9. Mùa mưa: kéo dài từ tháng 10 đến tháng 01 năm sau.

+ Nhiệt độ trung bình khoảng 25oC (nhiệt độ thấp nhất là 10oC và cao nhất là 38oC); độ ẩm trung bình là 83%. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.500 mm.

– Tài nguyên:

– Đất đai: đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn, đất lâm nghiệp chiếm 01 phần nhỏ diện tích (chủ yếu tập trung xã Điện Tiến – đồi Bồ Bồ).

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w