Thực trạng quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Điện Bàn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. (Trang 39 - 49)

bền vững trên địa bàn thị xã Điện Bàn

2.2.1. Thực trạng quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Điện Bàn bàn thị xã Điện Bàn

2.2.1.1. Thực trạng bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Điện Bàn

Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo đạo điều hành của Ủy ban, công tác quản lý Nhà nước về giảm nghèo được quan tâm và thực hiện tốt.

Điện Bàn là một trong những huyện, thị của tỉnh Quảng Nam đi đầu trong công tác cải cách hành chính, đổi mới phương thức làm việc và học tập các mô hình quản lý Nhà nước, đơn giản thủ tục hành chính hóa. Là địa phương đi đầu trong công tác chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, chế độ BTXH, đặc biệt là công tác giảm nghèo. Nghị quyết của Thị ủy Điện Bàn nhiệm kỳ ( 2015 – 2020), mục tiêu đến cuối nhiệm kỳ toàn thị xã không còn hộ nghèo, Nghị quyết HĐND Thị xã Điện Bàn khóa XI nhiệm kỳ ( 2016 – 2021) phấn đầu đến cuối năm 2020 toàn thị xã không còn hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo (chỉ còn hộ nghèo thuộc chính sách BTXH).

– Cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước về giảm nghèo: Có đặc điểm phân tán, không tập trung chủ yếu là cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo cấp xã và cán bộ phụ trách công tác BTXH phụ trách để phù hợp với điều kiện công tác quản lý hộ nghèo hằng năm. Tất cả cản bộ giảm nghèo ở các xã, phường đều được bố trí chức danh kiêm nhiệm theo quy định chứ không có cán bộ chuyên trách. Mỗi đồng chí làm việc, tham mưu thông qua ủy ban nhân dân cấp xã và báo cáo trực tiếp về Phòng LĐTB – XH Thị xã Điện Bàn thông qua cán bộ phụ trách công tác giám nghèo.

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thị xã Điện Bàn

Phòng LĐTB&XH Thị xã Điện Bàn

Ủy ban nhân dân các xã, phường

Nguồn: Hệ thống quản lý hành chính cấp Thị xã của Thị xã Điện Bàn

– Cán bộ làm công tác giảm nghèo đều kiêm nhiệm, thiếu cán bộ chuyên trách. Cùng với năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo còn bất cập về kỹ năng, kiến thức chuyên môn.

2.2.1.2. Ban hành các chính sách giảm nghèo trên địa bàn thị xã Điện Bàn

Để đạt được mục tiêu giảm nghèo mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thị xã Điện Bàn nhiệm kỳ (2015 – 2020), Nghị quyết Hội đồng nhân dân Thị xã Điện Bàn Khóa XI

Trung ương ( Ban chỉ đạo giảm nghèo quốc gia thuộc Bộ Lao động TB&XH

Tỉnh ( Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh Quảng Nam

thuộc Sở Lao động TB&XH

UBND Thị xã Điện Bàn

Bộ phận phụ trách BTXH Thị xã ( NKT, NCT, QLHN, HCN)

Cán bộ kiêm nhiệm phụ trách công tác giảm nghèo ở các xã, phường

phấn đấu đến năm 2020 thị xã Điện Bàn không còn hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo.

Triển khai thực hiện tốt chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững theo Nghị quyết số 13/2017/NQ–HĐND ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh Quảng Nam về Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2017– 2021.

Thực hiện theo Quyết định số 2511/QĐ–UBND ngày 13/7/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam Quy định về thực hiện Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2017–2021 như sau:

a) Chính sách khuyến khích đối với hộ nghèo về tiêu chí thu nhập (không bao gồm hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội) có khả năng thoát nghèo và có đăng ký cam kết thoát nghèo bền vững

Hộ nghèo sau khi thực hiện đăng ký cam kết thoát nghèo được hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh tại Ngân hàng Chính sách xã hội (áp dụng đối với khoản vay mới, đáp ứng các điều kiện vay vốn theo chương trình cho vay đối với hộ nghèo). Mức vay tối đa 50.000.000 đồng, thời gian hỗ trợ lãi suất 36 tháng (ngân sách tỉnh).

– Các hộ nghèo sau khi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận hộ thoát nghèo bền vững, tiếp tục được hỗ trợ các chính sách sau đây:

+ Chính sách hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn dùng phát triển sản xuất, kinh doanh tại Ngân hàng Chính sách xã hội các địa phương áp dụng đối với khoản vay mới, đáp ứng các điều kiện vay vốn theo chương trình cho vay đối với hộ thoát nghèo. Mức vay tối đa 50.000.000 đồng, thời gian hỗ trợ lãi suất 36 tháng. (nguồn ngân sách tỉnh)

+ Chính sách hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế theo loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện trong thời gian 36 tháng. (nguồn ngân sách tỉnh)

+ Chính sách cấp bù 100% học phí cho trẻ em mẫu giáo và học sinh các cấp phổ thông; hỗ trợ chi phí học tập mức 100.000 đồng/học sinh/tháng cho trẻ em học mẫu giáo và học sinh các cấp phổ thông; hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em 3,4,5 tuổi mức

120.0 đồng/em/tháng (9 tháng/năm). Các chính sách hỗ trợ nêu trên được thực hiện trong 03 năm học liên tục. (nguồn ngân sách thị xã)

+ Chính sách Cấp bù 100% học phí cho học sinh, sinh viên học chính quy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh và tại cơ sở giáo dục đại học cho đến khi kết thúc khoá học. (ngân sách thị xã)

+ Chính sách Thưởng 5.000.000 đồng/hộ thoát nghèo để phát triển sản xuất, kinh doanh. (ngân sách tỉnh)

b) Chính sách đối với hộ cận nghèo đăng ký cam kết vượt qua chuẩn cận nghèo và thoát cận nghèo bền vững

Hộ cận nghèo sau khi thực hiện đăng ký cam kết vượt qua chuẩn cận nghèo và thoát cận nghèo bền vững được hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh tại Ngân hàng Chính sách xã hội (áp dụng đối với khoản vay mới, đáp ứng các điều kiện vay vốn theo chương trình cho vay đối với hộ cận nghèo). Mức vay từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, thời gian hỗ trợ lãi suất 36 tháng. (ngân sách tỉnh)

– Các hộ đăng ký sẽ được Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận hộ thoát cận nghèo bền vững, tiếp tục được hỗ trợ các chính sách sau đây:

+ Hỗ trợ 100% bảo hiểm y tế theo loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện trong thời gian 36 tháng.

+ Hỗ trợ 100% lãi suất khi các hộ vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh tại Ngân hàng Chính sách xã hội về tín dụng đối với hộ cận nghèo. Lãi suất được hỗ trợ thực hiện theo quy định và phụ thuộc vào thực tế mức vay của hộ cận nghèo khi đăng ký cam kết thoát cận nghèo bền vững nhưng không quá 50.000.000 đồng/hộ, thời gian hỗ trợ lãi suất 36 tháng. (ngân sách tỉnh)

c) Chính sách khuyến khích bổ sung để hỗ trợ thoát nghèo bền vững

–Chính sách khuyến khích tạo thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động là hộ nghèo và cận nghèo đối với cơ sở sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt; tổ hợp tác, hợp tác xã; hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện về việc làm, tạo thu nhập ổn định cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn Quảng Nam.

Được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% lãi suất vay vốn nếu các hộ vay vốn tại các ngân hàng ngoài hệ thống NHCSXH với mức vay tối đa 50.000.000 đồng/lao động nghèo, cận nghèo, thì được hỗ trợ theo hợp đồng vay nhưng không quá 36 tháng.

– Chính sách thưởng cho thôn, khối phố có hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo. Thưởng cho thôn, khối phố có hộ nghèo và cận nghèo tự nguyện đăng ký thoát nghèo và được công nhận thoát nghèo bền vững với mức 3.000.000 đồng/hộ để chi cho các hoạt động của thôn, khối phố hoặc đầu tư các công trình phúc lợi cho cộng đồng trên cơ sở ý kiến thống nhất và đồng thuận của quân dân chính thôn. (ngân sách tỉnh)

d) Chính sách hỗ trợ riêng của thị xã Điện Bàn bổ sung khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 13/2017/NQ–HĐND của HĐND tỉnh Quảng Nam

– Thưởng cho hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo để phát triển sản xuất, kinh doanh.

+ Đối với hộ thoát nghèo: 2.000.000 đồng/hộ. + Đối với hộ thoát cận nghèo: 2.000.000 đồng/hộ.

– Đối với những thôn, khối phố không còn hộ nghèo được thưởng 5 triệu đồng (không tính hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội và chỉ thưởng một lần) để chi cho các hoạt động của thôn, khối phố hoặc đầu tư các công trình phúc lợi

– Thưởng cho xã, phường không còn hộ nghèo (không tính hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội và chỉ thưởng một lần) để chi cho công tác giảm nghèo hoặc đầu tư các công trình phúc lợi cho nhân dân: 50.000.000 đồng/xã, phường.

– Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện theo quy định sẽ được vay vốn ( 100%) ; người nghèo trong độ tuổi lao động được hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm và hướng đến có việc làm ổn định ( 100%)

2.2.1.3. Tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo của các cấp trên địa bàn thị xã Điện Bàn

a) Cấp tỉnh

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân các cấp của tỉnh đã xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nên từ năm 2016 đến nay đã tập trung, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, vì vậy làm thay đổi, chuyển biến trong tư duy, nhận thức và hành động đối với công tác giảm nghèo bền vững, từ đó ban hành nhiều văn bản triển khai để lãnh đạo,

chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả, cụ thể: Các cấp ủy Đảng ban hành Chỉ thị, nghị quyết, chương trình thực hiện Nghị quyết 02 về công tác giảm nghèo; HĐND và UBND tỉnh và một số địa phương cụ thể hóa bằng các Nghị quyết, quyết định; Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục phát động nhiều phong trào có ý nghĩa để hỗ trợ giảm nghèo; các cơ quan báo chí thường xuyên đăng tin, bài, phóng sự về giảm nghèo; nhiều hộ nghèo tự nguyện đăng ký thoát nghèo bền vững.

– Về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững (theo Quyết định số 1722/QĐ–TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ)

Từ năm 2016–2018, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được phân bổ 844,441 tỷ đồng (Vốn đầu tư phát triển: 616,137 tỷ đồng; Vốn sự nghiệp: 228,304 tỷ đồng) và được các ngành và địa phương tổ chức thực hiện kịp thời, đúng quy định và có hiệu quả, cụ thể:

Dự án 1: Chương trình 30a với tổng kinh phí thực hiện cho 03 năm 2016,2017,2018 là 492,830 triệu đồng

Dự án 2: Chương trình 135 với tổng kinh phí thực hiện cho 03 năm 2016, 2017,2018 là 342,207 triệu đồng

Dự án 3: Dự án nhân rộng các mô hình giảm nghèo là 4,568 triệu đồng Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin là 2,466 triệu đồng Dự án 5: Nâng cao năng lực và đánh giá chương trình là 2,370 triệu đồng

– Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của quốc gia: Kết quả 03 năm thực hiện cụ thể như sau:

+ Chính sách đào tạo nghề lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính Phủ (gọi tắt là đề án 1956) là 15,255 triệu đồng (trong đó 2016 : 5,4 triệu đồng; 2017: 5,140 triệu đồng; 2018: 4,175 triệu đồng).

+ Chính sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo và đối tượng khác là: 3,756,273 triệu đồng ( trong đó 2016: 1,121,199 triệu đồng; 2017: 1,185,125 triệu đồng; 2018: 1,449,949 triệu đồng). Doanh số vay vốn theo Nghị định số 78/2002/NĐ–CP: 3,756,273 triệu đồng, trong đó có 124,881 hộ vay ( năm 2016: 41,919 hộ vay; năm

2017: 40,798 hộ vay; năm 2018 42,164 hộ vay).

+ Chính sách hỗ trợ di dời thực hiện định canh, định cư cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số theo QĐ số 33/2007/QĐ – TTg ngày 05/3/20017 là 16,000 triệu đồng.

+ Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt theo Quyết định số 775/QĐ – TTg là 30,00 triệu đồng.

+ Chính sách hỗ trợ giáo dục: 239,744 triệu đồng

– Chính sách y tế đối với người nghèo, cận nghèo và đối tượng khác là: 679,143 triệu đồng.

+ Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo QĐ 48/2014/QĐ – TTg là: 8,835 triệu đồng.

+ Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo QĐ 33/2015/QĐ – TTg là: 39,030 triệu đồng.

+ Chính sách hỗ trợ về tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội là: 87,426 triệu đồng.

– Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững theo NQ 119/2014/NQ – HĐND và QĐ 2813/QĐ– UBND của UBND tỉnh là: 44,339 triệu đồng

+ Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững theo NQ 13/2017/NQ– HĐND và QĐ 2511/QĐ– UBND của UBND tỉnh là: 85,495 triệu đồng

+ Chính sách phát triển kinh tế xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai ođạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2025 theo nghị quyết 12/2017/NQ – HĐND của HĐND tỉnh là: 128,708 triệu đồng.

b) Đối với Thị xã Điện Bàn

Việc triển khai thực hiện các chính sách, văn bản của cấp trên theo quy định cụ thể như sau:

– Đối với chính sách hỗ trợ học phí đối với hộ thoát nghèo Theo Nghị quyết 13/2017/NQ – HĐND tỉnh Quảng Nam ở các cấp học như sau:

Bảng 2.1: Tổng hợp kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ học phí

ĐTV: triệu đồng

Năm

Sinh viên Cấp PHTH Cấp THCS Cấp tiểu học Mẫu giáo Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền 2017 25 200 43 27.090 87 39.150 125 50.000 94 291.400 2018 25 200 43 27.090 78 35.100 130 52.000 75 232.500

Nguồn: Phòng Tài chính Thị xã Điện Bàn

– Đối với chính sách hỗ trợ vay vốn đối với hộ thoát nghèo bền vững như sau: [3] Năm 2017 có 95 hộ vay theo đối tượng thoát nghèo năm 2016 số tiền vay bình quân mỗi hộ 50.000.000đ/hộ; hộ nghèo theo diện quản lý có tại phần mền QLHN của tỉnh Quảng Nam có 101 hộ vay và mức vay tối thiểu là 20.000.000 đồng có 54 hộ vay, mức vay tối đa 30.000.000 đồng có 47 hộ vay; hộ cận nghèo có 165 hộ vay tổng số tiền 3.300.000.000 đồng. Năm 2018 có 68 hộ vay theo đối tượng thoát nghèo năm 2017 số tiền vay bình quân mỗi hộ 50.000.000đ/hộ.

– Về chính sách hỗ trợ lãi suất như sau:[4] Năm 2017 toàn thị xã số tiền hỗ trợ lãi suất cho 95 hộ vay tính theo biên lai thu lãi của Ngân hàng là: 145.920.000 đồng. Năm 2018 toàn thị xã số tiền hỗ trợ lãi suất cho 68 hộ vay tính theo biên lai thu lãi của Ngân hàng là: 104.448.000đồng.

– Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh và xây dựng, nhân rộng các mô hình giảm nghèo:

Điện Bàn là 01 trong 08 huyện thị của Tỉnh Quảng Nam chú trọng về chính sách này, kèm theo đề án tái cơ cấu nông nghiệp, dồn điền đổi thửa, đổi mới kỹ thuật sản xuất, chăm sóc con vật nuôi, nên những đối tượng hộ nghèo cũng được hưởng lợi từ đề án này, các đối tượng sẽ được hỗ trợ miễn phí cây, con, giống và hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu khi phát triển sản xuất. Điện Bàn chú trọng hỗ trợ các mô hình, Câu lạc bộ chăn nuôi trồng trọt xen canh tăng thu nhập nâng cao mức sống cho đối tượng hộ nghèo.

thoát nghèo bền vững, là sự tập trung chung tay giảm nghèo bền vững của Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội với mục tiêu “ Chung tay giảm nghèo”, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam phát động “ Khu dân cư không còn hộ nghèo” mỗi năm giúp hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 04 ngôi nhà Đại đoàn kết với tổng số tiền 160.000.000 đồng; Hội Liên hiệp phụ nữ phát động chương trình “ Việc làm nhỏ – Công trình lớn” từ việc phân loại rác thải, tận dụng các phế liệu bán được quyên góp giúp phụ nữ nghèo thoát nghèo bền vững mỗi năm 40 phương tiện sinh kế với tổng số tiền là 400.000.000 đồng; Hội Nông dân xây dựng Quỹ hỗ trợ Nông dân, giúp Nông dân phát triển kinh tế vườn; Đoàn thanh niên chú trọng giúp đỡ đoàn viên thanh niên con hộ nghèo có điều kiện

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w