0
Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

Các kết quả thực hiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Điện Bàn

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM. (Trang 49 -53 )

địa bàn thị xã Điện Bàn

2.2.2.1. Xu hướng giảm nghèo trên địa bàn thị xã Điện Bàn

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, điều hành của các cấp chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cũng như sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân dân thị xã Điện Bàn đã đạt được những thành tựu về kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng, đời sống của nhân dân không ngừng cải thiện và nâng

cao. Qua đó, chương trình giảm nghèo của thị xã đã đạt kết quả tích cực.

Tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn giai đoạn 2011– 2015) giảm từ 7,63% (3.884 hộ) năm 2011 xuống còn 2,70% (1.463 hộ) năm 2015, hộ cận nghèo từ 6,79% (3.460 hộ)

năm 2011 xuống còn 3,52% (1.911 hộ) năm 2015 (tương ứng hộ nghèo giảm 2.421 hộ, tỷ lệ giảm 4,93%; hộ cận nghèo giảm 1.549 hộ, tỷ lệ giảm 3,27%.

Giai đoạn 2016 – 2020, áp dụng phương pháp đánh giá hộ nghèo đa chiều, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để làm tiêu chí xác định hộ nghèo. Hộ nghèo trên địa bàn thị xã giai đoạn 2015 – 2018 ở 20 đơn vị xã, phường giảm đáng kể, từ 3,06% ( năm 2015) giảm còn 1,62 % (năm 2018), giảm 1,44% với số hộ nghèo 1.663 hộ (năm 2015) đến năm 2018 còn 915 hộ, tỷ lệ 1,62%. Hộ cận nghèo từ 3,65% với 1.983 hộ ( năm 2015) giảm còn 1.145 hộ, tỷ lệ 2,02% (năm 2018) giảm

1,63% (Bảng 2.2).

Bảng 2.2: Hộ nghèo, hộ cận nghèo của Thị xã Điện Bàn Năm Số hộ Số khẩu Số hộ nghèo Tỷ lệ % Số hộ cận nghèo Tỷ lệ % 2015 54.307 220.989 3.643 3,06 1.983 3,65 2016 55.187 221.443 1.498 2,71 1.925 3,49 2017 55.505 225.589 1.193 2,15 1.492 2,69 2018 56.558 22.5054 915 1,62 1.145 2,02 Nguồn: Phòng LĐTB– XH Thị xã Điện Bàn

Hộ nghèo chia theo tiêu chí thu nhập và thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản: Toàn thị xã có 810 hộ, tỷ lệ 1,43% hộ nghèo về thu nhập không thiếu hụt các dịch vụ cơ bản; 102 hộ, tỷ lệ 0,18% hộ nghèo vừa thiếu hụt về thu nhập thiếu hụt mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; có 3 hộ, tỷ lệ 0,01% hộ nghèo thiếu hụt mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (Bảng 2.3 – Phụ lục).

Các số liệu từ Bảng 2.4 – Phụ lục cho thấy các nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nghèo đói đặc biệt ở 13 xã của Thị xã Điện Bàn, bảng tổng hợp đã chỉ rõ được 12 nguyên nhân nghèo, trong đó: i) Nguyên nhân ốm đau bệnh tật là nguyên nhân có số hộ nghèo nhiều nhất, với tổng số 237 hộ chiếm tỷ lệ 25,9%; ii) Nguyên

nhân già cả neo đơn có 321 hộ chiếm tỷ lệ 35,08%; iv) Hộ nghèo có thành viên trong gia đình là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng là 113 chiếm tỷ lệ 12,3%; iv) Nguyên nhân khác có 70 hộ chiếm tỷ lệ 7,6%. Nếu so sánh các nguyên nhân này thì chủ yếu rơi vào đối tượng hộ nghèo thuộc chính sách BTXH, các nguyên nhân này rất khó thay đổi được các nguyên nhân trên. Các nguyên nhân còn lại chủ yếu tập trung vào các hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo, nếu công tác quản lý nhà nước tốt thì hiệu quả giảm nghèo bền vững xuất phát từ nguyên nhân trên là giải pháp tốt.

Nguyên nhân như thiếu đất canh tác, thiếu vốn sản xuất làm ăn, thì vai trò quản lý sẽ thể hiện rõ ở điểm này, thông qua thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, dồn điền đổi thửa, cải tạo đồng ruộng, tổ chức đấu giá các thửa ruộng của HTX, hay của Thôn, từ đó các hộ nghèo có cơ hội trong việc có đất để canh tác. Ngoài ra những hộ nghèo chưa có việc làm ổn định, Thị xã Điện Bàn xây dựng đề án việc làm, đào tạo nghề, kết hợp với trung tâm dạy nghề Bắc Quảng Nam, liên kết với các doanh nghiệp ở các Khu công nghiệp hỗ trợ đào tạo việc làm.

2.2.2.2. Chất lượng của việc giảm nghèo

Hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững nâng lên thông qua việc triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội như: chương trình hỗ trợ vốn tín dụng, đào tạo nghề miễn phí, hỗ trợ nhà ở, trợ cấp bảo trợ xã hội, các chính sách hỗ trợ về y tế và giáo dục đối với người nghèo nên đã tạo động lực và tiền đề cần thiết cho những hộ nghèo phấn đấu vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tuy nhiên, trong những năm qua, tỷ lệ nghèo trên địa bàn thị xã Điện Bàn có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao so với Nghị quyết HĐND Thị xã đề ra bình quân mỗi năm giảm 1% (thực tế giảm 0,35%/ năm), tỷ lệ giảm nghèo giữa các xã phường không đồng đều, tập trung ở xã, phường dân số ít tỷ lệ thấp; xã, phường dân số đông tỷ lệ hộ nghèo cao (Phường Điện An, Điện Phong, Điện Hòa, Điện Thắng Bắc). Chủ yếu tỷ lệ hộ nghèo giảm theo chỉ tiêu thi đua phân bổ hằng năm, thiếu tính bền vững và khả năng tái nghèo cao nếu gặp các yếu tố bất lợi trong làm ăn, phát triển sản xuất.

Hộ nghèo và cận nghèo ở các đơn vị 20 xã, phường có những xã tỷ lệ hộ nghèo qua các năm có giảm nhưng không đáng kể, tỷ lệ vẫn ở mức cao chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng xã Nông thôn mới (Điện Hòa, Điện Phước, Điện Thọ, Điện. Đa phần hộ nghèo do thiếu hụt về tiêu chí thu nhập vì trên thực tế thu nhập bình quân hằng tháng không đủ bù vào các khoản chi phí sinh hoạt thường ngày. Các thiếu hụt về các dịch vụ xã hội cơ bản qua các năm có giảm nhưng vẫn ở mức cao, mang tính không đồng đều ở các xã, phường (Bảng 2.5 và Bảng 2.6 Phụ lục).

Nguyên nhân của việc giảm nghèo thiếu bền vững: –Yếu tố khách quan:

+ Do một số hộ nghèo quyết tâm thoát nghèo để giảm bớt gánh nặng cho xã hội, nhưng do gặp các điều kiện không may như gia đình có người ốm đau đột xuất, bệnh hiểm nghèo, chăn nuôi gặp bất lợi nên có nguy cơ tái nghèo và phát sinh nghèo mới.

+ Số lượng hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội không thể thoát nghèo và khả năng tái nghèo, rơi nghèo sẽ xảy ra. Số hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội không có khả năng thoát nghèo chiếm tỷ lệ trên 50% trong tổng số hộ nghèo toàn thị xã.

–Yếu tố chủ quan:

+ Sự quan tâm, chỉ đạo chưa kịp thời sâu sát ờ từng địa phương, chủ yếu giảm nghèo theo chỉ tiêu, chưa xây dựng giải pháp hỗ trợ giúp người nghèo thoát nghèo bền vững. Mặt trận, đoàn thể chưa sâu sát, nắm bắt nguyện vọng của người nghèo để hỗ trợ Phương tiện sinh kế giúp thoát nghèo bền vững. Bên cạnh đó việc quản lý nhà nước trong công tác giảm nghèo chưa có sự thường xuyên, thiếu tính đồng bộ, không phù hợp với tình hình thực tiễn để hỗ trợ tối đa khi người nghèo được thoát nghèo. Định kỳ thiếu giám sát, đôn đốc, chưa nắm bắt nhu cầu thực tế từ cơ sở nên không có phương án đề xuất phù hợp.

+ Một bộ phận người nghèo chưa có nhận thức đúng đắn về chính sách giảm nghèo, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, thiếu chủ động, nỗ lực phấn đấu lao động sản xuất, kinh doanh, tự tạo việc làm để vươn lên thoát nghèo.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM. (Trang 49 -53 )

×