Các kinh nghiệm đối với quản lý nhà nước trong công tác giảm nghèo tại thị xã Điện Bàn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. (Trang 33 - 35)

nghèo tại thị xã Điện Bàn

Điện Bàn 01 trong 18 huyện thị đồng bằng của tỉnh Quảng Nam, trong những năm qua công tác quản lý Nhàn nước đối với chính sách đói nghèo thuộc chế độ an sinh xã hội được Thị ủy , Hội đồng nhân dân, UBND Thị xã Điện Bàn đặc biệt chú trọng và quan tâm , hằng năm căn cứ vào chỉ tiêu giao giảm nghèo của Nghị quyết của Đảng, nghị quyết của HĐND, phòng lao động thương binh xã hội với vai trò là chủ thể tham mưu xây dựng nhiều kế hoạch chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững, từ năm 2015, Điện Bàn xây dựng chính sách hỗ trợ học phí, hõ trợ BHYT đối với hộ đăng ký thoát nghèo, phối hợp cùng UBMTTQ Việt Nam phát động “ Khu dân cư chung tay giảm nghèo bền vững”, xây dựng mái ấm tình thương, Nhà đại đoàn kết..; phối hợp với các đoàn thể chính trị Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn

thanh niên xây dựng chương trình hành động riêng của từng đoàn thể để giúp thoát nghèo bền vững. Đối với Hội phụ nữ có chương trình hành động “ Việc làm nhỏ – Công trình lớn” từ những phế liệu tái chế như vỏ lon bia huy động sử dụng số tiền giúp phụ nữ nghèo thoát nghèo bền vững; Hội nông dân xây dựng “Quỹ hỗ trợ nông n”, các mô hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi; Đoàn thanh niên có chương trình mô hình “ Em nuôi của Đoàn” với mong muốn giúp các đoàn viên thanh niên trong diện hộ nghèo được tiếp tục đến trường. Ngoài ra đối với Điện Bàn xây dựng bộ máy quản lý làm tốt công tác giảm nghèo, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức, nghiệp vụ để quản lý đối tượng hộ nghèo trên địa bàn thị xã.

Tiểu kết chương 1

Nghèo là một điển hình về kinh tế xã hội mang tính chất toàn diện. Nó không chỉ tồn tại ở các nước có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn tại ngay tại các nước có nền kinh tế phát triển.

Trên đây luận văn xin cung cấp một số cơ sở lý luận về nghèo và giảm nghèo, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý giảm nghèo. Bên cạnh đó việc phân tích các nguyên nhân cơ bản dẫn tới nghèo đã cung cấp cái nhìn chi tiết hơn nhằm có thể định hướng được các phương thức thực hiện quản lý giảm nghèo hiệu quả.

Dựa trên việc tiếp cạnh nghèo theo phương pháp đa chiều hiện tại Việt Nam đã và đang xây dựng các nội dung giảm nghèo phù hợp nhằm thực hiện tốt trong quản lý giảm nghèo nhanh và bền vững.

Ngoài ra luận văn xin được cung cấp thêm một số kinh nghiệm quản lý giảm nghèo trong và ngoài nước, tại Thị xã Điện Bàn để rút ra những bài học hữu ích cho quá trình xây dựng chính sách quản lý giảm nghèo trong giai đoạn mới.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. (Trang 33 - 35)