Các kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. (Trang 30 - 33)

1.2.2.1. Kinh nghiệm giảm nghèo của tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam là một tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Miền Trung với hơn 70% nhân dân sống ở nông thôn và làm nghề nông. Đói nghèo cũng là một vấn đề mà Quảng Nam luôn quan tâm trong suốt những năm qua kể từ khi tách tỉnh đến nay. Qua quá trình thực hiện xóa đói giảm nghèo, tỉnh đã đạt được một số thành tựu nhất định, qua đó thấy được một số kinh nghiệm sau:

– Xây dựng mô hình gia đình, thôn, xóm, xã, phường xóa đói giảm nghèo có hiệu quả như mô hình tiết kiệm, tín dụng của Hội phụ nữ, mô hình Thanh niên lập nghiệp của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, mô hình phát triển kinh tế trang trại của Hội nông dân.

– Nhân rộng chương trình “Nâng cấp, cải thiện vườn nhà – vườn rừng và cơ chế hỗ trợ để góp phần giảm nghèo” do Hội nghị 3 bên gồm Bộ NN&PTNN, UBND tỉnh Quảng Nam và FAO, đại diện Đại sứ quán Italy tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

– Xây dựng và thực hiện các chương trình dự án theo hướng bảo đảm tính bền vững xóa đói giảm nghèo, gắn xóa đói giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới.

bồi dưỡng nâng cao kiến thức mà trọng tâm là khuyến nông, lâm và ngư nghiệp, hướng dẫn cách làm ăn, phương pháp xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình dự án. Đồng thời xây dựng các câu lạc bộ của chính người nghèo để họ tự cùng nhau xóa đói giảm nghèo…

1.2.2.2. Kinh nghiệm giảm nghèo của huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam

Trong đó một số huyện miền núi Quảng Nam tuy là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế – xã hội nhưng do địa phương có điểm xuất phát thấp, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, trình độ dân trí không cao, tỷ lệ người đồng bào DTTS cao; số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và số huyện, xã, thôn nghèo, đặc biệt khó khăn còn chiếm tỷ lệ cao… gây khó khăn, thách thức rất lớn cho sự phát triển của địa phương. Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền các huyện miền núi như Quế Sơn, Nam Giang, Hiệp Đức, Nam Trà My.. tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện để lại nhiều dấu ấn và bài học kinh nghiệm để tiếp tục học hỏi và phát hủy trong thời gian tới. Đối với huyện Nam Giang của tỉnh Quảng Nam là 01 huyện miền núi của tỉnh trong những năm qua thực hiện Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015– 2020; các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm, từ 57,36% (năm 2014) xuống còn 32,08% (năm 2017). Để làm tốt được công tác giảm nghèo huyện Nam Giang đã thực hiện tốt 01 số chính sách như sau:

a) Đẩy mạnh chính sách an sinh xã hội

Nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo được tập trung thực hiện. Các vấn đề cơ bản, bức xúc đối với người nghèo được giải quyết kịp thời như: Hỗ trợ, tạo cơ hội cho nhiều người nghèo, cận nghèo tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội, hàng năm cấp miễn phí trên 15 ngàn thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo và đối tượng xã hội khác; thực hiện chính sách miễn, giảm học phí theo Nghị định 49/CP của Chính phủ; hỗ trợ xây dựng 2.740 nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định số 134, 135/TTg–CP; hỗ trợ xây dựng 510 nhà ở

cho hộ nghèo theo Quyết định số 167, QĐ số 67 của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng trên 200 nhà ở cho Người có công cách mạng, trợ giúp pháp lý miễn phí cho hơn 300 lượt người nghèo. Từ năm 2011 đến năm 2014, toàn huyện có 5.640 lao động được đào tạo nghề, chiếm tỷ lệ 35% so với tổng số lao động tự tạo việc làm mới.

Một số chính sách an sinh xã hội khác cũng được thực hiện nhằm kiềm chế lạm phát, góp phần hỗ trợ rất lớn cho hộ nghèo, đối tượng xã hội vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống vật chất và tinh thần.

b) Đầu tư cơ sở hạ tâng tạo điều kiện cho phát triển kinh tế – xã hội

Từ năm 2010 đến nay, huyện đã đầu tư cho lĩnh vực giao thông hơn 239 tỷ đồng, chiếm 52,491% tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, theo đó, toàn huyện đã bê tông hóa khoảng trên 90 km đường bê tông hóa giao thông nông thôn tại các địa phương. Qua đó, hệ thống giao thông cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân trên địa bàn, phần lớn các địa phương đã có đường ôtô đến trung tâm xã, tuy nhiên hệ thống đường giao thông liên thôn, liên xã, đường vào các vùng sản xuất tập trung chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của nhân dân.

Bên cạnh việc vận động nhân dân tập trung khai hoang diện tích lúa nước nhằm góp phần ổn định nguồn lương thực tại chỗ, huyện Nam Giang còn chú trọng đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi. Đến nay, toàn huyện đã có 70 công trình thủy lợi, phục vụ diện tích tưới nước ổn định là 241 ha, tuy nhiên, hiện tại toàn huyện vẫn còn 99 ha diện tích lúa nước phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên, trong những năm đến, huyện tiếp tục ưu tiên xây dựng các công trình thủy lợi nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhân dân.

c) Huy động các nguồn lực tại địa phương để giúp đỡ người nghèo

Cùng với việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, công tác vận động gây Quỹ “Ngày vì người nghèo”, xây dựng nhà đại đoàn kết, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo, thanh niên lập nghiệp đã triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm của huyện. 5 năm qua, Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện hưởng ứng. Toàn huyện

đã vận động các tổ chức Chính trị, xã hội, các doanh nghiệp đóng góp hơn 1.4 tỷ đồng vào quĩ người nghèo; Việc sử dụng quĩ bảo đảm đúng mục đích, đối tượng theo qui chế hoạt động và sử dụng quỹ. Qua phong trào, đã xây dựng mới 142 nhà đại đoàn kết. Ngoài ra, còn huy động hàng vạn ngày công, nhiều hình thức đóng góp khác hơn 2 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo nhanh chóng ổn định cuộc sống. Đến nay đã có 9/12 xã được Trung ương Mặt trận TQVN cấp Bằng ghi công xoá xong nhà dột nát cho người nghèo. Cuộc vận động “Ngày vì nghèo” trên địa bàn huyện đã đem lại những kết quả có ý nghĩa, thiết thực góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, khơi dậy tinh thần tương thân tương ái, giúp nhau vượt qua những khó khăn, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện những năm qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế: kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn; tỷ lệ hộ nghèo còn cao 57,36%.

Trong những năm tới, huyện tập trung nỗ lực nhiều hơn nữa nhằm phát huy những thành quả, tiềm năng và lợi thế riêng có của một huyện miền núi, phấn đấu xây dựng Nam Giang ngày càng phát triển giàu đẹp.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w