Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng cảm nhận và giá cảm nhận tới sự hài lòng và lòng trung thành của người học nghiên cứu tại chương trình chất lượng cao, viện đào tạo tiên tiến, chất lượng cao và pohe, trường đại học kinh tế quốc dân (Trang 51 - 53)

1. 1 Chất lượng cảm nhận

2.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng (quantitative methology) được thực hiện thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết của đề tài. Mục đích của bước nghiên cứu này là kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt ra, đo lường các yếu tố tác động đến sự hài lòng và lòng trung thành của sinh viên.

•Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh dữ liệu.

•Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp: Sau khi thu thập được bảng câu hỏi trả lời, tác giả tiến hành chọn lọc bảng câu hỏi, làm sạch dữ liệu, mã hóa những thông tin cần thiết trong bảng câu hỏi, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 theo các bước như sau:

Thứ nhất: Thống kê đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Kết quả thống kê đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu bao gồm: Cơ cấu giới tính, cơ cấu tuổi, cơ cấu năm học, cơ cấu ngành học. (dựa trên tần số, giá trị trung bình, %)

Thứ hai: Phân tích thống kê mô tả đối với các biến nghiên cứu

Kết quả thống kê mô tả của các biến nghiên cứu sẽ là cơ sở để đáng giá thực trạng qua giá trị trung bình, độ lệch chuẩn

Tác giả phân tích mô tả thống kê các biến quan sát trong mô hình qua các tiêu chí gồm: giá trị trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn nhằm xác định mức độ

42

đồng ý của người tham gia khảo sát đối với các nhân tố ảnh hưởng của chất lượng cảm nhận và giá cảm nhận tới sự hài lòng và lòng trung thành của người học.

Thứ ba: Phân tích thống kê suy diễn và kiểm định giả thuyết Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Một đo lường được gọi là có độ tin cậy nếu nó đo lường đúng được cái cần đo lường hay đo lường đó vắng mặt cả hai loại sai số, hệ thống và ngẫu nhiên (Campbell và Fiske, 1959). Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 và hệ số tương quan biến tổng (item – total correlation) > 0.3.

Phân tích tương quan và kiểm định một số giả thuyết

Sau khi đánh giá, các thang đo đạt yêu cầu sẽ tiếp tục được đưa vào phân tích tương quan Pearson (do được đo bằng thang đo khoảng), đồng thời phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết. “Phân tích tương quan Pearson được thực hiện giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập nhằm khẳng định có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, khi đó việc sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp. Giá trị tuyệt đối của Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này có mối tương quan tuyến tính càng chặt chẽ. Đồng thời cũng cần phân tích tương quan giữa các biến độc lập với nhau nhằm phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập. Vì những tương quan như vậy có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả của phân tích hồi quy như gây ra hiện tượng đa cộng tuyến” (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Từ kết quả trên, tác giả thực hiện kiểm định các giả thuyết đưa ra lúc đầu.

Phân tích hồi quy

Sau khi xác định mối liên hệ giữa các biến trong mô hình, nhóm nghiên cứu thực hiện mô hình hóa mối quan hệ bằng phương pháp hồi quy tuyến tính (đối với biến phụ thuộc là “Lòng trung thành”).

Thứ tư: Phân tích so sánh nhóm

Phân tích so sánh nhóm trong cùng một mẫu nghiên cứu nghĩa là đem so sánh một tỷ lệ hay một giá trị trung bình của một nhóm với một tỷ lệ hay một giá trị trung bình của một nhóm khác. Tác giả phân tích so sánh nhóm để so sánh điểm khác biệt giữa các nhóm sinh viên theo ngành học và năm học.

43

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng cảm nhận và giá cảm nhận tới sự hài lòng và lòng trung thành của người học nghiên cứu tại chương trình chất lượng cao, viện đào tạo tiên tiến, chất lượng cao và pohe, trường đại học kinh tế quốc dân (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)