Phƣơng hƣớng phát triển công nghiệp – xây dựng

Một phần của tài liệu 03-BCHienTrang thuy loi (Trang 106 - 110)

4. ĐƠN VỊ LẬPQUY HOẠCH VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

6.3.3.Phƣơng hƣớng phát triển công nghiệp – xây dựng

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân khoảng 15% thời kỳ 2016-2020. - Đến năm 2020 thu hút 240÷245 nghìn lao động, chiếm 36% lao động xã hội. - Tăng tốc độ kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp đạt 17÷18%/năm cho cả thời kỳ 2011 - 2020.

- Đƣa trình độ công nghệ của một số ngành, lĩnh vực công nghiệp chủ yếu đạt mức tiên tiến trong khu vực; thúc đẩy việc tiếp cận với công nghệ tiên tiến của thế giới ở một số lĩnh vực có thế mạnh.

- Phấn đấu 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng áp dụng công nghệ sạch hoặc đƣợc trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo xử lý chất thải; tất cả các khu công nghiệp đều có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trƣờng.

- Phát triển công nghiệp theo hƣớng bền vững; hình thành và phát triển các khu công nghiệp xanh, khu công nghiệp thân thiện với môi trƣờng.

Định hƣớng phát triển: Tập trung ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, đầu tƣ công nghệ mới, tránh nhập công nghệ thải của các nƣớc, tăng hàm lƣợng tri thức trong sản phẩm công nghiệp, tăng tỷ lệ nội địa hóa. Phát triển mạnh các ngành có lợi thế cạnh tranh từng bƣớc xây dựng sản phẩm có thƣơng hiệu mạnh nhƣ cơ khí đóng tàu thuyền, cơ khí chế tạo; công nghiệp năng lƣợng và dầu khí; công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm; công nghiệp sản xuất điện, điện tử và công nghệ thông tin.

Định hƣớng đầu tƣ phát triển từng nhóm ngành công nghiệp nhƣ sau:

- Nhóm ngành công nghiệp cơ khí, điện và công nghiệp công nghệ thông tin. - Công nghiệp năng lƣợng và dầu khí.

- Nhóm ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản. - Nhóm ngành sản xuất bia, nƣớc giải khát, nƣớc khoáng.

- Nhóm ngành chế biến lâm sản và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. - Nhóm ngành công nghiệp khai thác.

- Công nghiệp dệt, may, da giày.

- Các ngành công nghiệp khác: Phát triển công nghiệp sản xuất phân vi sinh và chế phẩm sinh học; sản xuất muối công nghiệp, vật tƣ y tế, sản xuất hóa mỹ phẩm từ nguyên liệu địa phƣơng, công nghiệp in ấn v,v.

Phát triển các khu, cụm công nghiệp.

1. Hình thành 3 vùng trọng điểm công nghiệp nhƣ sau:

- Vùng vịnh Vân Phong: KKT Vân Phong tập trung phát triển công nghiệp gắn với biển nhƣ công nghiệp đóng tàu thuyền và cấu kiện phục vụ khai thác dầu khí, công nghiệp điện, công nghiệp lọc, hóa dầu, công nghiệp dịch vụ cảng và công nghiệp hỗ trợ.

- Vùng trọng điểm phát triển công nghiệp Nha Trang - Diên Khánh. Ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao, sử dụng nhiều chất xám để bảo vệ môi trƣờng cho phát triển du lịch và đời sống dân cƣ, xã hội.

- Vùng vịnh Cam Ranh, bán đảo Cam Ranh: Chủ yếu phát triển các ngành công nghiệp phục vụ khai thác biển, dịch vụ hậu cần cảng, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến thủy sản và công nghiệp hỗ trợ v.v. phân bố ở khu vực phía Tây quốc lộ 1A.

2. Các khu, cụm công nghiệp

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 5 KCN tập trung đã đƣợc Chính phủ phê duyệt. Định hƣớng phát triển đến năm 2020 sẽ tiếp tục hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tƣ phát huy hiệu quả các khu công nghiệp hiện có và hình thành thêm một số khu, cụm công nghiệp mới, đặc biệt là ở khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung.

a) Khu Công nghiệp Suối Dầu (136,7 ha)

Địa điểm nằm trên địa bàn xã Suối Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa,Đã đầu tƣ hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng (bao gồm cả 02 giai đoạn), tỷ lệ lấp đầy đạt 83%. Có vị trí thuận lợi để đầu tƣ dự án phát triển công nghiệp: Nằm gần trục đƣờng quốc lộ 1A, cách thành phố Nha Trang 25 km, cách cảng biển Nha Trang 25 km, cách sân bay Cam Ranh 35 km, thuận tiện cho việc vận chuyển và đi lại; có hệ thống điện quốc gia và cấp nƣớc ổn định; lực lƣợng lao động địa phƣơng dồi dào và có trình độ.

- Cơ sở hạ tầng đã có: Đƣờng giao thông xây dựng hoàn chỉnh gồm đƣờng chính nối QL1A, các đƣờng phụ quy hoạch hợp lý đảm bảo đi lại an toàn, tiện lợi; Trạm biến áp 110KV-25MVA, cung cấp điện đầy đủ và ổn định; Hệ thống cấp nƣớc sử dụng nƣớc từ hồ thủy lợi Suối Dầu với công suất 10.000m3 ngày/đêm; Trạm xử lý nƣớc thải của từng nhà máy kết nối với trạm xử lý chung của Khu công nghiệp với công suất 5.000 m3ngày/đêm; các hạ tầng kỹ thuật khác v.v.

- Các ngành nghề thu hút đầu tƣ: Chế biến rau quả, thực phẩm đóng hộp; chế biến thủy sản xuất khẩu; sản xuất quần áo, giày dép, hàng nhựa gia dụng và đồ chơi trẻ em; sản xuất các mặt hàng điện, điện tử, cơ khí chính xác cao; sản xuất gạch block; sản xuất nhựa cao cấp, kính xe; gia công hàng thủy sản khô; sản xuất văn phòng phẩm, nhạc cụ, dụng cụ thể thao và dụng cụ y khoa...

b) Khu công nghiệp Ninh Thuỷ: Vị trí nằm trên địa bàn xã Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Diện tích đất quy hoạch 206,5 ha (không kể nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu biển Hyundai Vinashin). Lĩnh vực khuyến khích đầu tƣ: đa ngành, đặc biệt các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ và dịch vụ đóng và sửa chữa tàu. Hiện đang đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng giai đoạn I 113 ha để thu hút các lĩnh vực chế tạo cơ khí, điện tử, vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gia dụng, công nghiệp phụ trợ và dịch vụ đóng, sửa chữa tàu biển... Sau khi hoàn thành giai đoạn I, chủ đầu tƣ sẽ tiếp tục tập trung xây dựng giai đoạn II để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

c) KCN Vạn Thắng: Vị trí nằm ở xã Vạn Thắng và xã Vạn Khánh huyện Vạn Ninh. cạnh quốc lộ 1A; cách TP. Nha Trang 65 km; cách sân bay Cam Ranh 90 km. Diện tích đất qui hoạch 200 ha. Theo quy hoạch đƣợc duyệt, tỉnh đã cho phép Tập đoàn TGEC - Thụy Sĩ và Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Việt Nam làm chủ đầu tƣ, đến nay đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 đã hoàn chỉnh. Đây sẽ là khu công nghiệp kỹ thuật cao.

d) KCN Nam Cam Ranh: Vị trí nằm trên địa bàn xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh; cách TP. Nha Trang khoảng 70 km, sân bay Cam Ranh 30 km. Diện tích quy hoạch 350 ha. Hiện nay, chủ đầu tƣ là Công ty Công nghiệp tàu thủy Nha Trang đang tiến hành các bƣớc lập thủ tục để triển khai thi công xây dựng cơ sở hạ tầng. Lĩnh vực khuyến khích đầu tƣ: sẽ thu hút ngành công nghiệp đóng tàu và công nghiệp phụ trợ đóng tàu, sản xuất máy móc phục vụ ngành tàu biển, lắp ráp ô tô; chế biến thủy sản; sản xuất thức ăn cho tôm, cá; sản xuất muối, hóa chất, vật liệu xây dựng...

e) Các cụm công nghiệp

- Cụm công nghiệp Diên Phú: Nằm trên địa bàn xã Diên Phú, huyện Diên Khánh, Diện tích đất quy hoạch 43,8 ha, đã đƣợc đầu tƣ xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng và tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp đạt 100%, Hiện có 24 doanh nghiệp thuê hết 100% diện tích, trong đó có 6 doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lĩnh vực khuyến khích đầu tƣ: điện tử, cơ khí, công nghệ điện lạnh, thủ công mỹ nghệ, chế biến nông, lâm sản (trừ chế biến thủy sản, thịt gia súc, gia cầm).

- Cụm công nghiệp Đăk Lộc: Nằm trên địa bàn thôn Đăk Lộc, xã Vĩnh Phƣơng, thành phố Nha Trang. Diện tích đất quy hoạch 36.8 ha, cơ bản đã hoàn thành việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng lấp đầy 100% diện tích. Lĩnh vực khuyến khích đầu tƣ: điện tử, cơ khí, công nghệ điện lạnh, công nghệ gia dụng, thủ công mỹ nghệ, chế biến (trừ chế biến thủy sản, gia súc) v.v.

- Cụm công nghiệp và chăn nuôi Khatoco thị xã Ninh Hòa 36.16 ha: Tổng Công ty Khánh Việt làm chủ đầu tƣ từ năm 2009. các năm qua Chủ đầu tƣ vừa triển khai đầu tƣ hạ tầng, đồng thời xây dựng các dự án trong CCN nhƣ: trại cá sấu. Nhà máy thuộc da đà điểu cá sấu và công trình hạ tầng kỹ thuật đƣa vào sử dụng trong quý II năm 2014, tổng diện tích đầu tƣ trên 65%.

- Cụm công nghiệp Ninh Xuân - thị xã Ninh Hoà. Ngày 17/10/2014, UBND tỉnh đã có Quyết định số 2760/QĐ-UBND chấm dứt thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Ninh Xuân (giai đoạn 1) thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

- Cụm công nghiệp Sông Cầu. huyện Khánh Vĩnh (40ha): Đƣợc thành lập từ năm 2010do UBND huyện Khánh Vĩnh làm chủ đầu tƣ, quy hoạch chi tiết 1/2000 đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt năm 2011. Ngày 12/01/2015UBND tỉnh đã đồng ý chuyển giao chủ đầu tƣ của dự án cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Sông Cầu từ Tổng Công ty Khánh Việt sang Công ty TNHH Nhà nƣớc MTV Yến Sào Khánh Hòa thực hiện chức năng là đơn vị kinh doanh hạ tầng CCN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cụm công nghiệp Tân Lập, huyện Cam Lâm (40ha): Đƣợc thành lập năm 2010, do UBND huyện Cam Lâm làm chủ đầu tƣ. Ngày 12/02/2015, UBND tỉnh có Quyết định số 405/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000. Hiện nay chủ đầu tƣ đang triển khai lậpquy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và lập dự án đầu tƣ xây dựng.

- Các cụm công nghiệp Trảng É huyện Cam Lâm (152,3 ha): Đã đƣợc thành lập với mục đích di dời, mở rộng các cơ sở sản xuất công nghiệp của Tổng Công ty Khánh Việt tại khu vực Bình Tân và thu hút dự án đầu tƣ mới. Ngày 12/12/20114,UBND tỉnh đã có Quyết định số 3401/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 các Cụm CN Trảng É. Hiện nay, Công ty TNHH MTV Đầu tƣ và kinh doanh bất động sản Khatoco đang lập dự án đầu tƣ, lập phƣơng án bồi thƣờng hỗ, tái định cƣ đối với CCN Trảng É 1 (35,2ha).

- Cụm công nghiệp Diên Thọ (40ha) huyện Diên Khánh. UBND tỉnh đã có Thông báo 482/TB-UBND ngày 04/9/2014 chƣa cho phép triển khai thành lập CCN này.

- Cụm công nghiệp Dốc Đá Trắng, huyện Vạn Ninh (50ha): Do nhu cầu về nƣớc cho cụm công nghiệp tƣơng đối khó khăn, mặt khác KCN Ninh Thủy đang triển khai đầu tƣ xây dựng hạ tầng và đang thu hút các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề đầu tƣ vào KCN này. Do đó hiện nay chƣa triển khai các công tác chuẩn bị đầu tƣ đối với cụm công nghiệp Dốc Đá Trắng.

- Cụm công nghiệp Sơn Bình, huyện Khánh Sơn (18ha), tuy nhiên qua theo dõi nhu cầu đầu tƣ của doanh nghiệp vào địa bàn huyện Khánh Sơn còn nhiều hạn chế, do đó Sở Công Thƣơng đã đề nghị chƣa thành lập cụm công nghiệp này vào giai đoạn 2015-2020.

- Cụm công nghiệp Cam Thành Nam, thành phố Cam Ranh (40ha) UBND tỉnh Khánh Hòa đã có chỉ đạo đầu tƣ cụm công nghiệp Tân Lập làm cụm công nghiệp dùng chung cho huyện Cam lâm và thành phố Cam Ranh. Do đó cụm công nghiệp Cam Thành Nam, thành phố Cam Ranh chƣa triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tƣ trong giai đoạn 2015-2020.

Các cụm công nghiệp này phần lớn có vị trí thuận lợi về giao thông, đền bù giải phóng và san lấp mặt bằng, đã và đang đƣợc UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép lập quy hoạch chi tiết.

Một phần của tài liệu 03-BCHienTrang thuy loi (Trang 106 - 110)