Công tác quản lý các hệ thống công trình thuỷ lợi

Một phần của tài liệu 03-BCHienTrang thuy loi (Trang 85 - 86)

4. ĐƠN VỊ LẬPQUY HOẠCH VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

4.4.2.Công tác quản lý các hệ thống công trình thuỷ lợi

Về phân cấp quản lý, khai thác các công trình thủy lợi: Thực hiện theo thông tƣ số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009. UBND tỉnh đã ban hành

quyết định số 81/2009/QĐ-UBND ngày 16/10/2009 Quy định về phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa:

- Các Công ty Khai thác công trình thủy lợi quản lý các công trình:

+ Hồ chứa: Có dung tích từ 500.000 m3 nƣớc trở lên hoặc đập có chiều cao từ 12 m trở lên.

+ Kênh và công trình trên kênh loại I, loại II, loại III có diện tích tƣới lớn hơn 100 ha.

- Đối với công trình thủy lợi không thuộc đối tƣợng quản lý của công ty Khai thác công trình thủy lợi đƣợc phân cấp cho xã quản lý (thực tế có nơi UBND xã thành lập các Tổ nông giang ở từng thôn quản lý, có nơi xã giao cho Hợp tác xã nông nghiệp quản lý).

Nhìn chung việc phân cấp quản lý công trình thủy lợi cơ bản phù hợp với điều kiện địa phƣơng nên khá ổn định. Tuy nhiên còn nhiều bất cập:

- Chƣa phân cấp việc quản lý hệ thống kênh tiêu, đê ngăn mặn nên xảy ra sự đùn đẩy trách nhiệm của các đơn vị quản lý khai thác và bảo vệ đối với loại công trình này. Cụ thể: Hệ thống kênh tiêu nằm giữa địa phận xã Suối Hiệp của huyện Diên Khánh và xã Suối Cát của huyện Cam Lâm với chiều dài khoảng 1,3 km đã bị hƣ hỏng, xuống cấp từ nhiều năm qua nhƣng không đƣợc sửa chữa, hiện gây sạt lở diện tích đất nông nghiệp của ngƣời dân dọc hai bờ kênh đến nay vẫn chƣa đƣợc sửa chữa. Các đê ngăn mặn thuộc một số xã ở huyện Vạn Ninh thị xã Ninh Hoà bị vỡ đê lúc triều cƣờng nên nƣớc mặn xâm nhập vào ruộng lúa gây bức xúc cho nhân dân.

Một phần của tài liệu 03-BCHienTrang thuy loi (Trang 85 - 86)