4. ĐƠN VỊ LẬPQUY HOẠCH VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
5.1.1. Nguồn lực bên ngoài
Những thành tựu to lớn của hơn 25 năm đổi mới đã làm cho sức mạnh tổng hợp của đất nƣớc tăng lên đáng kể. Nhờ đó Việt Nam có thể chủ động trong việc thực hiện các mục tiêu và định hƣớng phát triển, chủ động lựa chọn đƣợc những phƣơng án tối ƣu phù hợp với tình hình và điều kiện của đất nƣớc, sự ổn định về chính trị - xã hội của đất nƣớc là cơ sở vững chắc cho sự phát triển. Tuy nhiên. những yếu kém của nền kinh tế còn chậm đƣợc khắc phục, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm đƣợc giải quyết.Các thế lực thù địch tiếp tục chống phá quyết liệt, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định chính trị - xã hội. Mặt khác, thiên tai, dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp, tình trạng biến đổi khí hậu tác động ngày càng tiêu cực đến sản xuất, đời sống nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nƣớc.
Trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc đến năm 2020, dự kiến tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) bình quân giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 7,5 ÷ 8%/năm. Đến năm 2020 GDP bình quân đầu ngƣời đạt trên 3.000 USD, cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả, tỷ trọng nông nghiệp dƣới 15% trong GDP, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 30% ÷ 32%, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm trên 60% tổng lao động xã hội. Đến năm 2020, hầu hết dân cƣ thành thị và 85% dân cƣ ở nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch và hợp vệ sinh.
Trong giai đoạn tới, đối với vùng Duyên Hải miền Trung cần phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của các địa phƣơng trong Vùng, nhất là lợi thế về công nghiệp, dịch vụ và kinh tế biển; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng theo hƣớng sử dụng có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng sinh thái; có các giải pháp chủ động phòng tránh và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Về phát triển nông nghiệp: Bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng tiểu Vùng theo hƣớng nâng cao độ an toàn của sản xuất, phòng tránh lũ lụt, nâng cao hiệu quả trên mỗi ha đất canh tác.Xây dựng vùng chuyên canh trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn và dài ngày, cây rau màu có lợi thế theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng, khí hậu từng địa phƣơng trong Vùng; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô phù hợp gắn với phát triển công nghiệp chế biến, ứng dụng giống mới, công nghệ phù hợp vào sản xuất và chế biến, gắn sản xuất với thị trƣờng tiêu thụ tạo thành sự liên kết nông nghiệp - chế biến - dịch vụ - thị trƣờng trên địa bàn Vùng.
- Về phát triển thủy sản: Phát triển nuôi trồng thủy sản công nghiệp và bán công nghiệp gắn với bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo an toàn sinh thái vùng ven biển. Tập trung phát triển nuôi trồng các loại thủy sản là đặc sản có giá trí cao (tôm hùm, cá ngựa, các loại nhuyễn thể...) phù hợp với điều kiện tự nhiên của Vùng, Đầu tƣ hạ tầng để phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung tại các địa phƣơng bao gồm cả nuôi thủy sản trên vùng đất cát; quản lý chất lƣợng giống và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản khu vực bãi ngang, đầm phá ven biển từ Nam Quảng Bình đến vùng đầm phá Tam Giang (Thừa Thiên - Huế); các vùng cửa sông từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
- Về Công nghiệp:Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế của Vùng nhƣ: đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền, cơ khí chế tạo, dệt may, da giầy, sản xuất xi măng, chế biến thủy sản, mía đƣờng.... Tập trung xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu kinh tế nhằm thu hút các doanh nghiệp đến đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, chú trọng phát triển công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, sử dụng công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng. Phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hƣớng khuyến khích các ngành nghề truyền thống nhƣ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc dân dụng, chế biến lƣơng thực, thực phẩm.
-Ngành du lịch: Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung trở thành vùng có nhiều điểm du lịch kết nối đƣợc trong mạng lƣới du lịch của các nƣớc trong khu vực nhƣ: Thái Lan, Singapore, Malaixia, Inđônexia... và là điểm đến thƣờng xuyên của các tour du lịch quốc tế.
-Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển các lĩnh vực xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội để từng bƣớc nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân; đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, giảm chênh lệch về phát triển xã hội giữa các khu vực và giữa các đồng bào dân tộc trong Vùng.
-Kết hợp chặt chẽ việc phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, đảm bảo công tác phòng thủ tuyến biên giới trên đất liền và trên biển.
b. Ngoài nước
Trong giai đoạn tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế chủ đạo của thế giới.Nguy cơ chiến tranh thế giới khó có khả năng xảy ra nhƣng các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột về sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ, tranh giành tài nguyên, khủng bố có thể sẽ gia tăng. Các quốc gia phải đối phó và tích cực phối hợp hành động cùng nhau giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu nhƣ biến đổi khí hậu (tăng nhiệt độ, nƣớc biển dâng, thiên tai...), đói nghèo, ô nhiễm môi trƣờng, khan hiếm nƣớc, các đại dịch và các thảm họa thiên nhiên khác.
Khoa học và công nghệ ngày càng trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, kinh tế tri thức phát triển mạnh và theo đó, chất lƣợng nguồn nhân lực đang trở thành lợi thế chủ yếu của mỗi quốc gia. Việc tham gia vào mạng sản xuất và
chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế điều tiết kinh tế - tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bƣớc tiến mới về khoa học và công nghệ, sử dụng tiết kiệm năng lƣợng, tài nguyên, phát huy lợi thế cạnh tranh động
... sẽ mở ra những cơ hội và thách thức mới cho sự phát triển. Sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bƣớc vào giai đoạn phục hồi và lấy lại đà tăng trƣởng.
Bối cảnh khu vực: Khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng tiếp tục phát triển năng động và đang hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn nhƣ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng TPP. Hiệp định thƣơng mại FTA giữa Việt Nam và các nƣớc Hàn Quốc đã đƣợc thông qua, Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Khối thƣơng mại tự do Châu Âu đang đƣợc đàm phán... hứa hẹn sẽ gia tăng tổng mức thu nhập và xuất khẩu của đất nƣớc. Tuy vậy, ngoài những thuận lợi khi ký kết các hiệp định thƣơng mại thì những khó khăn cũng rất lớn đối với các doanh nghiệp, nền kinh tế Việt Nam khi phải cạnh tranh khốc liệt với các tập đoàn, nền kinh tế lớn trên thế giới vốn có tiềm lực mạnh, khoa học công nghệphát triển. Đặc biệt, thời gian gần đây xuất hiện những nhân tố gây mất ổn định khu vực nhƣ: Tranh chấp ảnh hƣởng và quyền lực, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên giữacác nƣớc ASEAN (Việt Nam, Philipine, Malaysia); các nƣớc ASEAN với Trung Quốc có thể dẫn gây hòa khí giữa các quốc gia trong vùng, tác động xấu tới hợp tác phát triển kinh tế.