Tham mưu xây dựng được đề án nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ; chú trọng đổi mới sáng tạo; chủ động, tích cực tham gia và ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025.
3.2. Cơ sở lý luận
3.2.1. Các văn bản của Trung ương
- Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13, ngày 18/6/2013. - Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13.
- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Nghị quyết số 58 NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN.
- Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 Quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập.
- Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 về doanh nghiệp KH&CN.
- Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018 của Thủ tướng chính phủ về việc “Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”.
- Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg, ngày 19/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”.
- Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030.
- Quyết định số 696/QĐ-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Kết luận số 50-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV ban hành 15/10/2014 của Bộ nội vụ về “hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện”.
- Thông tư số 04/2018/TT-BNNPTNT ngày 03/05/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp.
- Thông tư số 03/2018/TT-BKHCN ngày 15/5/2018 của Bộ Khoa học và Công nghệ, quy định về việc ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành khoa học và công nghệ, thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê quốc gia về khoa học và công nghệ.
- Thông tư Số 17/2018/TT-BKHCN ngày 10/12/2018 về việc Quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi và xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ.
- Thông tư 17/2019/TT-BKHCN ngày 10/12/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ, quy định về hướng dẫn đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất.
- Thông tư số 18/2019/TT-BKHCN ngày 10/12/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ, quy định về đánh giá hoạt động và chất lượng dịch vụ của tổ chức sự nghiệp công lập trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
- Kết luận số 50-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển KH&CN.
3.2.2. Các văn bản của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa
- Quyết định số 2023/QĐ-UBND ngày 13/6/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Phát triển KH&CN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2020.
- Quyết định số 819/QĐ-UBND ngày 07/3/2019 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 11/01/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 03/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành chương trình công tác năm 2020 của Ủy ban nhận dân tỉnh Thanh Hóa.
- Quyết định số 1500/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành danh mục sản phẩm chủ lực tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2019 - 2024.
- Kế hoạch số: 91/KH-UBND, ngày 9/4/2019 của UBND tỉnh về việc thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh giai đoạn 2019- 2021, mục tiêu đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh thanh hóa.
thực hiện Kết luận số 50-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển KH&CN nghệ phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Kế hoạch số 210/KH-UBND ngày 11/10/2019 của UBND tỉnh về ứng dụng các công nghệ mới cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020 – 2025.
- Kế hoạch Số: 144/KH-UBND ngày 30/6/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch Cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
3.3. Nguyên nhân dẫn đến tình huống
- Nhận thức gắn với hành động trong tổ chức thực hiện của một số ngành, địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa thực sự quyết liệt, chưa xác định được KHCN&ĐMST là nội dung “đột phá” trong phát triển kinh tế của ngành, địa phương, doanh nghiệp, để KHCN&ĐMST thực sự trở thành động lực, nền tảng trong phát triển bền vững.
- Các doanh nghiệp của tỉnh chủ yếu là nhỏ và vừa, nhu cầu đổi mới công nghệ rất cao. Song các cơ chế, chính sách vẫn còn thiếu đồng bộ ở tầm vĩ mô để thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động nghiên cứu triển khai, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh. Việc tập trung nguồn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ nhiều lúc, nhiều nơi chưa được quán triệt sâu sắc.
- Hoạt động liên kết trong nghiên cứu khoa học, trong xây dựng và phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế theo chuỗi giá trị chưa được các địa phương quan tâm đúng mức và thực thi các giải pháp hiệu quả.
- Chất lượng tham mưu, tư vấn của bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN và Hội đồng khoa học công nghệ các cấp tuy đã được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa có những nhiệm vụ KH&CN có tính đột phá, những chính sách mạnh, hiệu quả trong lĩnh vực KHCN&ĐMST.
- Cơ cấu hệ thống tổ chức bộ máy KH&CN cấp huyện, cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực chuyên môn của một số cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu dẫn đến công tác quản lý nhà nước hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh còn hạn chế.
- Một số văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, bất cập, triển khai chậm, thiếu đồng bộ: Luật số 07/2017/QH14 về Chuyển giao công nghệ, Nghị định 70/2018/NĐ-CP Quy định việc quản lý tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn nhà nước,..
3. 4. Phân tích diễn biến tình huống
- Nguồn lực cho KH&CN còn rất hạn chế, nguồn kinh phí chi cho KH&CN chủ yếu dựa vào NSNN, các nguồn kinh phí ngoài ngân sách còn rất thấp. Nguồn nhân lực KH&CN chưa đáp ứng nhu cầu, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao;
- Việc xác định nhu cầu công nghệ của từng loại hình doanh nghiệp chưa được thực hiện bài bản, chưa có thông tin số liệu đủ tin cậy về năng lực công nghệ của doanh nghiệp. Do đó, quá trình thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp chưa có sự bứt phá, thiếu nhiều yếu tố để thúc đẩy thực hiện đổi mới. Chưa có nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư cho nghiên cứu khoa học, phát triển và đổi mới công nghệ, coi đầu tư cho KH&CN là chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp;
- Các nhiệm vụ nghiên cứu triển khai đã tập trung hơn vào việc giải quyết các vấn đề KH&CN để phát triển các sản phẩm trọng điểm, chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị, song việc tổ chức triển khai vẫn còn dàn trải, manh mún, chưa tạo được đột phá lớn về ứng dụng công nghệ;
- Một số lĩnh vực quản lý nhà nước còn hạn chế như cơ chế xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin, thống kê KH&CN, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho phân tích, định hướng trong phát triển kinh tế - xã hội; công tác quản lý an toàn bức xạ hạt nhân còn có những hạn chế, chưa có nơi cất trữ tập trung an toàn các nguồn phóng xạ không sử dụng...
- Số cán bộ nghiên cứu của tỉnh còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước (của tỉnh: 3,5 người/1 vạn dân; trung bình của cả nước: 7,02 người/1 vạn dân). Thiếu các chuyên gia đầu ngành và nhân lực trình độ cao trong nhiều lĩnh vực KHCN&ĐMST; Thiếu những nhóm nghiên cứu mạnh có đủ khả năng giải quyết những vấn đề KHCN&ĐMST lớn của tỉnh.