Các bước thực hiện bằng các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:

Một phần của tài liệu 8 bài TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA bồi DƯỠNG LÃNH đạo, QUẢN lý cấp PHÒNG (Trang 81 - 85)

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.Các bước thực hiện bằng các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:

3.1. Rà soát, điều chỉnh và bổ sung các quy hoạch du lịch nhằm khaithác tốt nhất tiềm năng, lợi thế của thành phố về du lịch thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế của thành phố về du lịch

- Rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch phát triển các khu, điểm du lịch như: Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, Quy hoạch khu vực Hàm Rồng - Núi Đọ, Quy hoạch khu di tích thắng cảnh Mật Sơn... gắn với quy hoạch phát triển đô thị.

- Đẩy mạnh công tác phối hợp với các sở, ban, ngành trong công tác lập và triển khai quản lý quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn thành phố. Rà soát, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn. Tập trung rà soát các dự án đầu tư du lịch tại khu, điểm du lịch trọng điểm như: Hàm Rồng, Núi đọ, Thái Miếu Nhà Hậu Lê… kiên quyết thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, thu hồi đất đối với các dự án vi phạm quy định về đầu tư.

- Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, phát triển loại hình du lịch trải nghiệm nông nghiệp, sinh thái, cộng đồng ở các phường, xã: Quảng Phú, Quảng Thịnh, Đông Cương, Hàm Rồng, Thiệu Vân. Du lịch văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh tại Hàm Rồng và Thái Miếu Nhà Hậu Lê, Thiền viện trúc lâm Hàm Rồng, Chùa Tăng phúc, chùa Đại Bi, đền thờ Dương Đình Nghệ …

3.2. Kêu gọi xúc tiến đầu tư, huy động các nguồn lực cho đầu tư pháttriển du lịch.Tập trung khai thác thế mạnh của các nhóm tài nguyên du lịch triển du lịch.Tập trung khai thác thế mạnh của các nhóm tài nguyên du lịch Nhóm I: Các di tích cách mạng Hàm Rồng chiến thắng: Quảng trường Hàm Rồng,

cầu Hàm Rồng, Động Long Quang, Trận địa đồi C4, Nhà máy Điện Hàm Rồng, dòng chữ Quyết Thắng trên đồi Quyết Thắng, núi Ngọc.

Mục tiêu: Khai thác và phát huy giá trị các di tích, hình thành sản phẩm

du lịch đặc trưng của thành phố Thanh Hóa về “Hàm Rồng chiến thắng”.

Nhóm II: Các di tích khảo cổ: Di chỉ khảo cổ núi Đọ, di chỉ khảo cổ Đông Sơn, di chỉ gốm Tam Thọ.

Mục tiêu: xây dựng thêm các sản phẩm văn hóa mới theo chuyên ngành nghiên cứu về các di chỉ khảo cổ học núi Đọ, Đông Sơn, gốm Tam Thọ.

Nhóm III. Các di tích lịch sử Văn hóa và kiến trúc nghệ thuật: Làng cổ

Đông Sơn, Thái miếu nhà Hậu Lê, Thiền viện trúc lâm Hàm Rồng, Đền thờ Mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng liệt sỹ tỉnh Thanh Hóa, Chùa Tăng phúc, chùa Đại Bi, Lăng Quận Mãn, đền thờ Dương Đình Nghệ …

Mục tiêu: xây dựng, nâng cao chất lượng và làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch về văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, tín ngưỡng tâm linh.

Nhóm IV. Các điểm tham quan, trải nghiệm tại các nông trại và làng quê:

- Mục tiêu: Kêu gọi đầu tư, nâng cấp phát triển các mô hình về nông nghiệp sạch du lịch trải nghiệm tại các phường, xã: Quảng Thịnh, Đông Cương, Thiệu Vân, Quảng Phú và Hoằng Đại.

Nhóm V. Kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế đêm gắn với khai thác quảng trường, công viên trên địa bàn thành phố

- Mục tiêu: khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm nhằm tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân, đồng thời hạn chế những rủi ro, tác động tiêu cực đối với công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

3.3 Huy động nguồn vốn đầu tư

- Đấu mối, làm việc với các sở, ban, ngành của tỉnh để được tham gia các chương trình, dự án đầu tư phát triển du lịch từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh và các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Tranh thủ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh đầu tư tôn tạo các di tích cách mạng, lịch sử văn hóa cấp quốc gia và các di tích có giá trị khác phục vụ du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu, điểm du lịch trọng điểm của thành phố. Đào tạo đội ngũ thuyết minh viên du lịch cộng đồng, tổ chức tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch để kêu gọi các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư hạ tầng du lịch và khai thác các sản phẩm du lịch.

- Chủ động bố trí nguồn ngân sách để đầu tư tôn tạo di tích, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân về trách nhiệm của cộng đồng trong việc xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, hấp dẫn; xây dựng, hình thành và quảng bá sản phẩm du thành phố.

- Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch, đổi mới nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, nhằm thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm, các doanh nghiệp du lịch có thương hiệu mạnh tham gia đầu tư kinh doanh du lịch tại thành phố Thanh Hóa, ưu tiên tập trung khu du lịch Hàm Rồng, núi Đọ. Các mô hình du lịch trải nghiệm nông nghiệp sinh thái tại các phường, xã: Đông Cương, Quảng Phú, Quảng Thịnh. Có cơ chế khuyến kích đầu tư, phát triển du lịch theo hình thức đối tác công tư đối với dự án bảo tồn phát huy giá trị di tích Thái miếu Nhà Hậu Lê.

- Khuyến khích nguồn vốn xã hội hóa trong việc đầu tư, tu bổ, tôn tạo, khai thác di tích lịch sử, văn hóa; đặc biệt là người dân địa phương tham gia công tác đầu tư, tôn tạo, bảo vệ, phát huy giá trị di tích, danh thắng và các thiết chế văn hóa khác.

3.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu

- Đầu tư xây dựng đường giao thông, lắp đặt hệ thống biển chỉ dẫn đến các khu, điểm du lịch; hệ thống bảng, biển giới thiệu di tích. Hệ thống xử lý nước thải, rác thải, cấp điện, cấp nước. Xây dựng nhà đón tiếp khách, quy hoạch bãi đỗ xe, lắp đặt hệ thống nhà vệ sinh thông minh ở các điểm du lịch như: Trận

địa đồi C4, Động Long Quang, Cầu Hàm Rồng, Nhà máy Điện Hàm Rồng, Làng cổ Đông Sơn, Đền thờ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng Liệt sỹ tỉnh Thanh Hóa, Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng, Đền thờ Dương Đình Nghệ, chùa Đại Bi, chùa Tăng phúc, lăng Quận Mãn...

- Ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ phát triển các sản phẩm du lịch mới:

+ Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển du lịch văn hóa, lịch sử gồm: Tượng Đài Hàm Rồng chiến thắng, Bảo tàng Hàm Rồng chiến thắng, Văn bia Hàm Rồng chiến thắng, điểm đón khách tham quan Cầu Hàm Rồng, hệ thống xe điện, bãi đỗ xe, nhà đón tiếp khách, nhà bán hàng lưu niệm, nhà vệ sinh thông minh, ki ốt thông tin du lịch, hệ thống chỉ dẫn, biển giới thiệu di tích, đường vào các điểm di tích.

+ Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển du lịch trải nghiệm nông nghiệp, sinh thái cộng đồng gồm: Đường giao thông liên xã, đường giao thông nội bộ, nhà đón tiếp khách, bãi đỗ xe, nhà bán trưng bày sản phẩm - quy trình sản xuất, nhà vệ sinh công cộng, hệ thống điện nước... tại các xã: Quảng Phú, Quảng Thịnh, Đông Cương, Hoằng Lý, Hoằng Đại.

3.5. Phát triển các sản phẩm du lịch

Tập trung phát triển sản phẩm du lịch theo 03 hướng chính: - Du lịch văn hóa - tín ngưỡng - tâm linh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Du lịch sinh thái, nông nghiệp và cộng đồng. - Du lịch đô thị.

3.6. Cải thiện môi trường du lịch

- Mục tiêu: Từng bước tạo môi trường du lịch thành phố an toàn, thân thiện, mến khách.

- Nhiệm vụ cụ thể:

+ Gắn trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong cải thiện môi trường du lịch, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về du lịch và phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi trường du lịch.

+ Cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện về cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, đảm bảo an ninh trật tự cho các dự án đầu tư.

+ Xây dựng và triển khai các quy định, phương án về đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý mô trường, tổ chức đường

dây nóng, tiếp nhận xử lý kịp thời khi khách du lịch cần trợ giúp tại khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố.

+ Xây dựng hình ảnh “người dân thành phố nói lời hay, làm việc tốt, hành động thân thiện” triển khai sâu rộng trong công đồng dân cư, đặc biệt quan tâm đến các tuyến phố thương mại, các diểm tham quan du lịch…

+ Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, xử phạt nghiêm việc thực hiện các quy định về chất lượng dịch vụ du lịch, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng, chống cháy nổ, an ninh trật tự; niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

+ Nâng cao nhận thức về lợi ích của phát triển du lịch cho cộng đồng qua nhiều hình thức tuyên truyền.

+ Phổ biến nhận thức về môi trường du lịch đến từng người dân thông qua trường học, địa phương, thông tin đại chúng.

+ Tổ chức các lớp tập huấn cho các nhân viên làm du lịch thường xuyên tiếp xúc với khách du lịch (hướng dẫn viên, thuyết minh viên, nhà hàng, khách sạn và các cơ sở dịch vụ khác).

+ Chú trọng công tác giữ gìn môi trường, quản lý chất thải, nước thải từ các dịch vụ du lịch ra môi trường.

Một phần của tài liệu 8 bài TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA bồi DƯỠNG LÃNH đạo, QUẢN lý cấp PHÒNG (Trang 81 - 85)