C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I KẾT LUẬN
2. Mô tả tình huống
2.4. Phương án giải quyết tình huống
Đứng trước tình huống cấp bách cần giải quyết, để sớm thông đường, giải phóng tình trạng cô lập các xã vùng biên trong thời gian sớm nhất, cá nhân học hiên đã đưa hai phương án để thực hiện nhiệm vụ đó là:
- Phương án 1:
Thực hiện thủ tục chuyển đổi đất rừng tự nhiên sang đất sử dụng cho mục đích giao thông trải qua 05 bước sau khi hoàn thành thủ tục chuyển đổi đất rừng tự nhiên được Thủ tướng Chính phủ cho phép thi mới tiến hành đào chỉnh tuyến vào đồi để khôi phục lại nền mặt đường, đảm bảo giao thông và giải quyết tình trạng cô lập 04 xã thuộc địa bàn Huyện Quan Sơn.
- Phương án 2:
Vừa tiến hành thực hiện đào chỉnh tuyến khôi phục nền mặt đường để đảm bảo giao thông thông tuyến đồng thời vừa tiến hành thực hiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên sang đất sử dụng xây dựng đường bộ theo quy định.
- Ưu điểm của phương án 1: là thực hiện theo đúng trình tự quy định của các văn bản quy phạm pháp luật.
- Nhược điểm của phương án 1 là: không đáp ứng được thời gian yêu cầu thông đường đảm bảo giao thông trong thời gian nhanh nhất; có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của người dân ở bốn xã bị cô lập do tắc đường nên không cung cấp được các thực phẩn thiết yếu đến nhân dân vì đây là tuyến độc đạo, ảnh hưởng nhiều đến phát triển kinh tế qua khu vực cửa khẩu Na Mèo.
- Ưu điểm của phương án 2 là: đáp ứng kịp thời được thời gian yêu cầu thông đường đản bảo giao thông trong thời gian nhanh nhất; giải phóng tình trạng bị cô lập của bốn xã thuộc huyện Quan Sơn, đáp ứng được sự phát triển kinh tế qua việc lưu thông hàng hóa qua cửa khẩu Na Mèo.
- Nhược điểm của phương án 2 là: thực hiện không đúng trình tự quy định của các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước; có thể bị cấp cấp trên xem xét kỷ luật vì vi phạm trình tự quy định của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.