Tổ chức công lập thuộc TW đóng trên địa bàn tỉnh: ; Tổ chức công lập thuộc tỉnh: 5; Tổ chức thuộc doanh nghiệp: 03.

Một phần của tài liệu 8 bài TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA bồi DƯỠNG LÃNH đạo, QUẢN lý cấp PHÒNG (Trang 33 - 36)

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1 Tổ chức công lập thuộc TW đóng trên địa bàn tỉnh: ; Tổ chức công lập thuộc tỉnh: 5; Tổ chức thuộc doanh nghiệp: 03.

thuộc doanh nghiệp: 03.

2 Tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở TW: 01; Tổ chức công lập thuộc tỉnh: 11; Tổ chức ngoài cônglập thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của tỉnh: 16. lập thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của tỉnh: 16.

1.1.2. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Giai đoạn 2016-2020, đã thẩm định và cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN cho 17 doanh nghiệp, cấp bổ sung danh mục sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả KH&CN cho 02 doanh nghiệp. Đến nay hệ thống doanh nghiệp KH&CN của tỉnh có 27 đơn vị tăng gấp 2,7 lần so với giai đoạn 2011 - 2015, đứng thứ 3 toàn quốc về số lượng (sau TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội).

Các doanh nghiệp KH&CN sau khi được công nhận đã tổ chức triển khai hiệu quả các dự án sản xuất kinh doanh sản phẩm, hàng hóa từ kết quả KH&CN; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật; tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ứng dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; hoàn thiện, đổi mới công nghệ, thiết bị phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh sản phẩm hàng hóa trên thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đã có 01 doanh nghiệp KH&CN ngừng hoạt động do sản phẩm KH&CN không phát triển được thị trường.

1.1.3. Các tổ chức khác

Ngoài các tổ chức KH&CN, các doanh nghiệp KH&CN còn có các tổ chức khác tham gia hoạt động nghiên cứu triển khai như: Một số cơ quan quản lý nhà nước; các đơn vị sự nghiệp; các doanh nghiệp. Trong đó hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh thực chất có vai trò là những trung tâm nghiên cứu trong lĩnh vực y học ở cấp tỉnh, đã thực hiện nhiều nhiệm vụ nghiên cứu tiếp nhận nhiều kỹ thuật tiên tiến, nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra các Khu Bảo tồn thiên nhiên, Vườn Quốc gia Bến En, một số ban quản lý rừng phòng hộ cũng có nhiều hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ đã chủ trì thực hiện nhiều nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp quốc gia và cấp tỉnh (chương trình hỗ trợ phát triển nông thôn miền núi; chương trình bảo tồn và phát triển nguồn gen).

1.2. Nhân lực khoa học và công nghệ

Số cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (gọi tắt là

cán bộ nghiên cứu) hiện có 3.116 người (trong đó có: 23 phó giáo sư; 189 tiến sỹ; 1.212 thạc sỹ), quy đổi theo cán bộ nghiên cứu toàn thời gian tương đương (full-time equivalence) là 1.229 người, (tăng 8% so với năm 2015), đạt tỷ lệ 3,5 người/1 vạn dân.

Số cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tập trung ở 02 cơ sở giáo dục đại học, với tống số 1.327 người (chiếm gần 42%), đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao: Phó giáo sư 23 người (chiếm 100%); Tiến sỹ 165 người (chiếm 87,3%). Tuy nhiên, tổng số cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại các tổ chức nghiên cứu và phát triển công lập chỉ có 298 người (chiếm 9,5%), trong đó có: 02 tiến sỹ (1,1%) và 81 thạc sỹ.

là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống. Nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao trong các tổ chức Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, trong các doanh nghiệp KH&CN tuy không nhiều, song họ là những cán bộ có chuyên môn sâu, có kỹ năng nghề nghiệp tốt, là đội ngũ tiên phong trong các hoạt động KH&CN của tỉnh.

Giai đoạn 2016 - 2020 bước đầu đã hình thành một số nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực Nông nghiệp có năng lực nghiên cứu chọn tạo và phát triển các giống lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao có khả năng chống chịu sâu bệnh được thị trường tiếp nhận (thuộc Viện Nông nghiệp; Công ty TNHH Hồng Đức; Công ty Giống cây trồng Thanh Hóa); một số nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực Y học là những ekip tiếp nhận và làm chủ các kỹ thuật tiên tiến, phức tạp trong ghép tạng như ghép thận, ghép giác mạc (thuộc bệnh viện Đa khoa, bệnh viện Mắt); đặc biệt nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin có đủ năng lực sản xuất các phần mềm trí tuệ nhân tạo thuộc trường Đại học Hồng Đức.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và tạo nguồn cán bộ tiếp tục được quan tâm. Các trường đại học đẩy mạnh liên kết, hợp tác đào tạo với một số trường đại học trong và ngoài nước để đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Công tác thu hút đội ngũ chuyên gia đầu ngành được quan tâm. Tỉnh đã ban hành một số cơ chế, chính sách để thu hút đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chất lượng cao cho tỉnh (Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND ngày 8/12/2016 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ hoạt động và thu hút, đào tạo cán bộ, giảng viên cho Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa, hướng tới thành lập Trường Đại học Y Thanh Hóa; Nghị quyết số 69/2017/NQ- HĐND ngày 12/7/2017 của HĐND tỉnh về việc ban hành cơ chế, chính sách thu hút bác sĩ về làm việc tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017- 2020). Đến nay, đã thu hút được 30 bác sĩ nội trú cho Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa.

Thực hiện Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ về “Chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ”; UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 25/01/2019; đến nay Tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện thu hút được 01 cán bộ khoa học trẻ về làm việc tại Sở Công thương và 01 cán bộ khoa học trẻ về làm việc tại Sở Khoa học và Công nghệ.

1.3. Cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động khoa học và công nghệ

Điều kiện hạ tầng kỹ thuật các tổ chức KH&CN, nhìn chung đã được cải thiện nhiều so với giai đoạn 2011 - 2015, đặc biệt là các tổ chức KH&CN công lập. Các tổ chức KH&CN công lập, đặc biệt là Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, Trường Đại học Hồng tiếp tục được quan tâm, đầu tư xây dựng nâng cao năng lực

hoạt động (có diện tích đất để bố trí thực nghiệm, đầu tư phòng thí nghiệm, phòng nuôi cấy mô, hệ thống kho lạnh... đủ năng lực thực hiện các nghiên cứu liên quan đến giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản; cơ khí, chế tạo; điện tử; hóa sinh, ...).

07/07 tổ chức dịch vụ KH&CN công lập có cung cấp dịch vụ kiểm định, kiểm nghiệm 3 đã được đầu tư cho các phòng thử nghiệm đủ điều kiện được công nhận VILAS hoặc đạt tiêu chuẩn phòng thí nghiệm chuyên ngành. Ngoài ra khối doanh nghiệp còn có 8 phòng thử nghiệm được công nhận VILAS; 18 phòng thí nghiệm được công nhận LAS-XD.

Các cơ sở nghiên cứu ngoài công lập (thuộc Công ty CP Mía Đường Lam Sơn, Công ty Dược Vật tư Y tế Thanh Hóa, Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông) tiếp tục được quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại phục vụ nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng công nghệ cao như: Phòng nuôi cấy mô thực vật quy mô lớn phục vụ nhân giống và lưu giữ nguồn gen; nhà lưới, nhà kính tự động điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm; trang thiết bị nghiên cứu sản xuất dược phẩm; trang thiết bị nghiên cứu, kiểm nghiệm chất lượng phân bón...

1.4. Nguồn vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ

1.4.1. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Trong giai đoạn 2016 - 2020, đầu tư từ ngân sách tỉnh cho KH&CN là tăng gần 1,4 lần so với giai đoạn 2011 - 2015; đạt tỷ lệ 0,57% trong tổng chi ngân sách của tỉnh giai đoạn 2016 – 2020.

1.4.2. Nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước

Giai đoạn 2016 - 2020, các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ được tăng cường. Theo thống kê chưa đầy đủ từ một số nguồn số liệu, thì Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp cho khoa học công nghệ gồm có:

Tổng kinh phí đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm trong các doanh nghiệp là 430,00 tỷ đồng;

Tổng giá trị nhập khẩu máy móc thiết bị có kèm theo chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa là hơn 3.500 triệu USD (khoảng 80.500 tỷ đồng), trong đó, tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lĩnh vực năng lượng (Nhà máy thủy điện Bá Thước 1, Nhà máy thủy điện Thành Sơn, Nhà máy thủy điện Hồi Xuân, Nhà máy điện mặt trời tại Yên Định...), phần còn lại là của các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh lĩnh vực chế biến nông sản và sản xuất vật liệu xây dựng.

Kinh phí đối ứng để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN là 291,617 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu 8 bài TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA bồi DƯỠNG LÃNH đạo, QUẢN lý cấp PHÒNG (Trang 33 - 36)