CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.

Một phần của tài liệu 8 bài TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA bồi DƯỠNG LÃNH đạo, QUẢN lý cấp PHÒNG (Trang 56 - 59)

1. Một số khái niệm có liên quan:

- An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

- Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), sản xuất nông nghiệp hữu cơ là tập hợp các tiêu chí do tổ chức, quốc gia, nhóm quốc gia ban hành hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động;

- Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), sản xuất hữu cơ cho rau an toàn là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế nhằm bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

- Rau an toàn là sản phẩm rau tươi được sản xuất, sơ chế phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP/hữu cơ hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương VietGAP và mẫu điển hình đạt chỉ tiêu vệ sinh ATTP quy định hiện hành.

- Chứng nhận VietGAP là hoạt động đánh giá, xác nhận của tổ chức chứng nhận VietGAP đối với sản phẩm được sản xuất hoặc sơ chế phù hợp với VietGAP.

2. Cơ sở lý luận.

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hiện nay đang là thách thức tại các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã được Đảng, nhà nước đặc biệt quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và coi đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng, phát triển giống nòi, tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất an toàn, đồng thời hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nên đã tạo được nhiều chuyển biến tích cực trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nói chung và về sản xuất, kinh doanh rau an toàn nói riêng.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, công tác đảm bảo VSATTP trong thời gian qua đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc quan tâm chỉ đạo và có những chuyển biến đáng khích lệ, làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo được sự đồng tình của dư luận xã hội, chất lượng VSATTP từng bước được cải thiện. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành chủ trương, chính sách để khuyến khích người sản xuất, kinh doanh đầu tư, tổ chức sản xuất các sản phẩm thực phẩm an toàn. Một

số mô hình tiêu biểu trong sản xuất rau quả an toàn, chăn nuôi an toàn, nuôi trồng thủy sản an toàn theo GAP hiện đang được duy trì và hoạt động có hiệu quả, làm cơ sở để nhân rộng, hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm an toàn.

Tuy nhiên, một số nơi tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về VSATTP trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ vẫn còn xảy ra và ngày càng tinh vi, phức tạp; một bộ phận người dân còn lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chưa thực hiện đúng thời gian cách ly, ngừng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng trước khi thu hoạch, xuất bán sản phẩm nông sản; việc sử dụng thuốc, hóa chất, chất phụ gia và chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục trong sản xuất, kinh doanh vẫn còn diễn ra ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm, môi sinh, môi trường và sức khỏe cộng đồng; nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa đủ điều kiện bảo đảm VSATTP và tiềm ẩn nguy cơ gây mất VSATTP, gây bức xúc trong dư luận, làm giảm niềm tin của người tiêu dùng, tác động xấu đến sự phát triển sản xuất, môi trường đầu tư và uy tín, hình ảnh của tỉnh trong thời kỳ hội nhập.

Nguyên nhân của tình hình trên, trước hết là do sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa thực sự quyết liệt; nhận thức về đảm bảo VSATTP của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng chưa thực sự đầy đủ. Tổ chức bộ máy quản lý chưa được kiện toàn ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã; kinh phí đầu tư cho công tác quản lý VSATTP còn hạn chế; cơ chế chính sách chưa đầy đủ để khuyến khích người sản xuất áp dụng các quy trình sản xuất, kinh doanh an toàn; việc thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện thường xuyên; chế tài, biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm chưa đủ mạnh để có tính ngăn ngừa; chưa đề ra được các giải pháp đồng bộ để khắc phục tình trạng trên.

3. Căn cứ pháp lý.

- Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12;

- Các Nghị định: số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 về Nông nghiệp hữu cơ;

- Các Thông tư: số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; số 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế;

- Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 18/8/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Kết luận số 624-KL/TU ngày 04/10/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa;

- Quyết định số 4152/QĐ-UBND ngày 13/12/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các vùng sản xuất rau an toàn tập

Một phần của tài liệu 8 bài TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA bồi DƯỠNG LÃNH đạo, QUẢN lý cấp PHÒNG (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w