THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA.

Một phần của tài liệu 8 bài TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA bồi DƯỠNG LÃNH đạo, QUẢN lý cấp PHÒNG (Trang 59 - 63)

II. THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH RAU AN TOÀNTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA. TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA.

1. Thực trạng về sản xuất, kinh doanh rau an toàn. - Về sản xuất rau an toàn:

Sản xuất rau ở Thanh Hóa những năm gần đây phát triển tương đối nhanh, diện tích rau các loại toàn tỉnh tăng mạnh từ 35.000 ha năm 2015 lên 279.000 ha năm 2021; năng suất bình quân hàng năm đạt khoảng 210 tạ/ha.

Mặc dù tiềm năng về diện tích sản xuất rau, củ, quả lớn nhưng diện tích sản xuất rau an toàn tập trung còn hạn chế, chủ yếu là sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; số lượng cơ sở sản xuất rau được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và cấp giấy chứng nhận phù hợp với VietGAP đặc biệt là sản phẩm hữu cơ chưa nhiều. Tính đến nay, toàn tỉnh mới có 279.000 ha rau sản xuất tập trung được chứng nhận VietGAP, hình thành được 104 đơn vị sản xuất chuyên canh rau, quả an toàn tập trung trên địa bàn 27 huyện/thị xã/thành phố. Trong đó một số vùng đã và đang phát huy hiệu quả đem lại thu nhập ổn định cho người dân, như các vùng rau an toàn tập trung thuộc các xã: Hoằng Hợp (huyện Hoằng Hóa), Quảng Thắng (Tp. Thanh Hóa), xã Thiệu Hưng (huyện Thiệu Hóa), xã Vạn Hòa (huyện Nông Cống), xã Trí Nang (huyện Lang Chánh)...

Chủng loại rau an toàn hiện nay cũng rất đa dạng, phong phú, như là: Rau ăn lá (Mồng tơi, Rau cải các loại, Rau muống, Rau mùi, Xà lách, Bắp cải, súp lơ, ...); Rau ăn quả (Mướp đắng, Su su, Dưa chuột, Cà chua, Đậu leo, Đậu cô ve vàng, Đậu cô ve xanh...); Rau gia vị (rau húng các loại, rau mùi tàu, rau tía tô...).

- Về sơ chế rau an toàn:

Toàn tỉnh hiện nay mới có 05 nhà sơ chế rau an toàn tại 05 vùng sản xuất rau an toàn tập trung áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) thuộc Hợp tác xã Hoằng Hợp (huyện Hoằng Hóa), hợp tác xã Quảng Thắng (TP Thanh Hóa), Hợp tác xã Thành Hưng (huyện Thạch Thành) và Hợp tác xã Yên Cát (huyện Như Xuân); công suất sơ chế trung bình khoảng 200 - 300 kg rau, quả/giờ. Tuy nhiên, sản phẩm rau, củ, quả được sơ chế tại các nhà sơ

chế này còn ít do chưa có nhiều đơn hàng, hợp đồng tiêu thụ rau an toàn được ký kết.

- Về chế biến rau an toàn:

Việc chế biến rau an toàn hiện nay chưa có nhiều cơ sở quan tâm đầu tư, sản phẩm trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ bị hao hụt nhiều, chất lượng không được duy trì, thời gian bảo quản ngắn (do dễ bị thối, hỏng, xuống cấp...) làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người sản xuất, kinh doanh.

Theo số liệu thống kê, hàng năm toàn tỉnh có khoảng hơn 1.000 tấn rau ăn quả (dưa chuột, ớt, dứa) được chế biến (theo hình thức muối) bởi Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư Thành (Lô E - Khu Công nghiệp Tây Bắc Ga), Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau, quả Thanh Hóa (Số 269 Đường Bà Triệu - thành phố Thanh Hóa), Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông sản Đồng Xanh (Khu A - Khu Công nghiệp Lễ Môn), chiếm khoảng 0,3% tổng sản lượng rau, quả toàn tỉnh.

- Về kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn: Phần lớn lượng rau an toàn sản xuất ra trên địa bàn tỉnh hiện nay không được qua sơ chế, chế biến tập trung tại các cơ sở đủ điều kiện mà chủ yếu được đưa trực tiếp ra thị trường tiêu thụ dưới nhiều hình thức:

+ Người sản xuất tự mang đi bán tại các chợ nội địa, các điểm bán lẻ (chiếm khoảng 60-70%).

+ Bán buôn và bán theo hợp đồng thoả thuận trước giữa người sản xuất và đơn vị thu mua (chiếm khoảng 30 - 40%);

+ Một số sản phẩm rau, quả an toàn được tiêu thụ tại các bếp ăn tập thể (trường học bán trú, bệnh viện, nhà hàng…), hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố Thanh Hóa và một số cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, tuy nhiên khối lượng tiêu thụ tại các hệ thống này chưa nhiều.

Hiện nay, chưa có điều tra chính thức nào thực hiện so sánh giữa hiệu quả kinh tế của sản xuất rau an toàn với sản xuất rau thông thường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy giá bán rau an toàn từ người sản xuất thường cao hơn giá bán rau thông thường. Nguyên nhân của sự chênh lệch trên là do chi phí sản xuất rau an toàn cao hơn sản xuất rau thông thường (cao hơn chủ yếu là do công lao động và chi phí bao gói sản phẩm).

- Một số tồn tại, hạn chế trong sản xuất, kinh doanh rau an toàn có thể nhận thấy đó là:

+ Mặc dù đã có quy hoạch phát triển các vùng rau an toàn được UBND tỉnh phê duyệt nhưng việc hình thành các vùng rau an toàn tập trung theo quy

hoạch tại các huyện, thị xã và thành phố còn chậm, do đó chưa thu hút được sự đầu tư từ các doanh nghiệp, các nhà tiêu thụ.

+ Nhận thức của một số người dân còn hạn chế chưa tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của sản xuất rau an toàn theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo.

+ Sản phẩm rau an toàn bước đầu đã được kiểm soát chất lượng, dán tem xác nhận sản phẩm an toàn để đưa ra thị trường tiêu thụ, tuy nhiên lượng sản phẩm được dán tem chưa nhiều, chưa được nhiều người biết đến nên chưa chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.

+ Giá thành sản phẩm còn cao, thiếu cơ sở để nhận diện sản phẩm; hệ thống cửa hàng, siêu thị kinh doanh rau an toàn chưa có nhiều, chưa hình thành được mối liên kết bền vững giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

+ Hệ thống cơ chế, chính sách còn thiếu chưa khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.

2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh rau an toàn.

Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng trong việc phát triển sản xuất rau an toàn, được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh, công tác quản lý Nhà nước về sản xuất, kinh doanh rau an toàn bước đầu đã thu được một số kết quả sau:

- Tham mưu xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành các văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến sản xuất rau an toàn như: Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/8/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 4152/QĐ-UBND ngày 13/12/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các vùng sản xuất rau an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 618/2013/QĐ-UBND ngày 19/02/2013 của UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn tập trung tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013-2015; Kế hoạch số 49/KH-UBND, ngày 13/5/2014 về tổ chức sản xuất thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 1377/QĐ- UBND ngày 21/4/2016 của UBND tỉnh về việc giao kế hoạch khối lượng và kinh phí thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2016;....

- Tuyên truyền, phổ biến kịp thời các văn bản có liên quan đến sản xuất rau an toàn tới các địa phương và nhân dân trong tỉnh: Trong giai đoạn 2016- 2021, Ngành nông nghiệp và PTNT đã tổ chức được 100 lớp tập huấn cho 5.560 lượt cán bộ quản lý cấp huyện, 10.400 lượt cán bộ cấp xã về các văn bản quy phạm pháp luật và kiến thức trong quản lý chất lượng VTNN và ATTP; 3.000 lớp tập huấn cho 74.20 lượt người về kiến thức đảm bảo ATTP trong sản xuất

kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản nói chung và sản xuất, kinh doanh rau an toàn nói riêng; phát 04 chuyên mục trên đài PTTH tỉnh, 18 tin bài trên báo Thanh Hóa, 27 bộ đĩa về công tác quản lý chất lượng ATTP cho UBND các huyện, thị xã, thành phố phục vụ công tác tuyên truyền tại địa phương; treo 200 băng zôn; phát hành 50.700 tờ rơi, tờ gấp, 8000 bộ tài liệu; thực hiện 8.400 lượt phát thanh trên hệ thống phát thanh xã, phường, thị trấn tuyên truyền, hướng dẫn sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm an toàn, kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV. - Thường xuyên hướng dẫn các đơn vị trong việc thực hiện sản xuất, kinh doanh rau an toàn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng rau an toàn toàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh rau an toàn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau:

- Việc sản xuất rau an toàn còn manh mún, nhỏ lẻ nên khó khăn trong việc kiểm soát các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm khi cần thiết.

- Công tác tuyên truyền, tập huấn, kiểm tra, giám sát chất lượng rau an toàn mặc dù đã được triển khai nhưng hiệu quả chưa cao, do số lượng còn ít, phạm vi còn nhỏ, chưa thường xuyên, chưa sâu rộng.

- Hệ thống các văn bản quản lý nhà nước liên quan đến sản xuất rau an toàn đã đầy đủ, nhưng chưa đồng bộ, chưa theo kịp với tình hình thực tế của từng địa phương.

- Trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng rau an toàn còn thiếu, đặc biệt là các trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá nhanh chất lượng rau an toàn lưu thông trên thị trường.

- Công tác quản lý chất lượng rau an toàn trên địa bàn tỉnh chưa hệ thống; tại các huyện, thị xã, thành phố chưa có cán bộ chuyên trách về rau an toàn, chưa chủ động thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng rau, rau an toàn thuộc phạm vi trách nhiệm.

Từ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế thời gian qua, đòi hỏi thực tế khách quan cần phải có những giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý trong sản xuất, kinh doanh rau an toàn trên địa bàn tỉnh thời gian tới, nhất là trong khi nền kinh tế của chúng ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng, các sản phẩm mới ra đời ngày càng nhiều, có nhiều ưu điểm vượt trội song đồng thời cũng xuất hiện rất nhiều mặt tiêu cực, hạn chế; nếu chúng ta không chủ động trong công tác định hướng, quy hoạch và tăng cường vai trò chi phối, điều tiết, quản lý của nhà nước sẽ gây ra những hậu quả khó lường.

Một phần của tài liệu 8 bài TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA bồi DƯỠNG LÃNH đạo, QUẢN lý cấp PHÒNG (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w