Khi mà cơ chế chính sách của nhà nước có sự thay đổi sẽ có tác động rất lớn đến hoạt động của ngân hàng vì các hoạt động của ngân hàng đều chịu sự điều chỉnh của các bộ luật và các quy định chung, văn bản của nhà nước. Muốn hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển mạnh thì nhà nước cũng như các bộ, ngành phải có các giải pháp thích hợp.
- Chính phủ cần xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn thiện đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung và hoạt động cho vay theo dự án nói riêng. Tránh tình trạng chồng chéo giữa các văn bản luật hay sự thay đổi thường xuyên các quy định gây khó khăn cho việc tuân thủ luật pháp của cán bộ ngân hàng. Đồng thời phải tăng cường trách nhiệm của cán bộ ngành có liên quan khi cùng ngân hàng giải quyết những vướng mắc trong các khoản tín dụng đối với doanh nghiệp.
- Các bộ ngành cần phối hợp chặt chẽ trong công tác phê duyệt dự án đầu tư. Các phê duyệt cần phải chính xác, từ đó tạo thuận lợi cho các ngân hàng trong việc thẩm định dự án và xác định nhu cầu vay.
- Tăng cường kiểm tra, phát hiện kịp thời các sai sót trong công tác tín dụng, công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại NHTM.
- Tăng cường hỗ trợ thông tin (đặc biệt thông qua 2 kênh thông tin sau: Trung tâm phòng ngừa rủi ro (TPR) và Trung tâm tín dụng (CIC)): NHNN cần nâng cao chất lượng thông tin, thương xuyên cập nhập dữ liệu nhanh chóng, kịp thời giúp ngân hàng có thể quản lý được các hoạt động nợ của đất nước và đánh giá uy tín tín dụng của khách hàng.
- Xây dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh tạo sự cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp. Từ đó, sẽ thu hút được rất nhiều nhà đầu tư và nhiều dự án khả thi hơn.
- Tạo điều kiện cho sự ra đời của các trung tâm, các công ty mua bán thông tin nhằm tạo ra các nguồn cung cấp thông tin cho công tác thẩm định dự án, rút ngắn thời gian và chi phí cho các NHTM trong việc thu thập thông tin cũng như thẩm định.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Hệ thống hóa các định mức kinh tế kỹ thuật của một số ngành nghề chủ yếu trên cơ sở tiêu chuẩn Nhà nước đã ban hành, trang bị cho cán bộ thẩm định để có sự thống nhất chung trong công tác thẩm định. Khi xây dựng
những tiêu chuẩn này cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, đồng thời đối chiếu với các định mức do các ban ngành khác ban hành.
Xây dựng phương án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định. Cần có kế hoạch bố trí, sắp xếp, tuyển dụng đội ngũ nhân viên làm công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng. Trước hết là đánh giá những cán bộ này về mặt trình độ, kinh nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, sức khỏe…, từ đó phân loại, sắp xếp, bố trí cho những cán bộ đủ tiêu chuẩn đi học tập đào tạo làm cán bộ nguồn. Đồng thời, cần thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, các hội nghị tổng kết kinh nghiệm thẩm định để các cán bộ có thể chia sẻ kinh nghiệm và rút ra những vấn đề cần chú ý trong công tác thẩm định.
Thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra việc tuân thủ quy định, quy trình, nội dung của hệ thống quy định của TPBank
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng được mở rộng thì toàn ngành Ngân hàng nói chung và ngân hàng TPBank- Chi nhánh Thăng Long nói riêng cần phải có sự thay đổi và những chính sách mới để có thể đáp ứng với nhu cầu và mục tiêu của ngành cũng như để thích ứng với sự phát triển hội nhâp của nền kinh tế. Trong đó, nâng cao chất lượng thẩm định dự án nói chung và thẩm định dự án đầu tư vay vốn nói riêng là một yêu cầu cấp thiết, nhằm đảm bảo các quyết định tài trợ cho các dự án đầu tư của ngân hàng thực sự đem lại lợi ích cho cả hai bên. Muốn làm được điều đó, công tác thẩm định của NHTM phải được thực hiện thật kỹ càng, cẩn thận, chính xác, khoa học tránh những ruiro trong quá trình tiến hành dự án.
Từ những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tâp tại trường và khoảng thời gian được thực tập tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong- Chi nhánh Thăng Long cho thấy việc thẩm định dự án trước khi cho vay là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Tuy Ngân hàng đã đạt được những tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế và cần phải có những biện pháp khắc phục.
Em xin được cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn TS. Trần Phương Anh cùng các anh chị tại ngân hàng TMCP Tiên Phong- Chi nhánh Thăng Long đã tận tình giúp, hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS.TS Định Văn Hải – TS Lương Thu Thủy (2016), “Bài giảng gốc Quản Lý dự án 2”, Học Viện Tài Chính
[2] PGS.TS Định Văn Hải (2013), “Bài giảng gốc Quản Lý dự án 1”, Học Viện Tài Chính
[3] Phụ lục 01 – quy trình thẩm định và xét duyệt tín dụng cho KHDN (Ban hàng kèm theo quy trình số: 1543/200/QT-TPB.CR ngày 25/11/2020 của Tổng giám đốc), Ngân hàng TMCP Tiên Phong.
[4] Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Thăng Long, “Báo cáo thẩm định- TPBank- Thăng Long”.
[5] Luật đầu tư (2014), “Luật đầu tư số: 67/2014/QH13 của Quốc hội khóa 13 quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài.
Một số trang website tham khảo: 1.https://tpb.vn 2.https://phamlaw.com 3.https://123doc.net 4.https://vi.wikipedia.org 5.http://tranek.com.vn 6. https://thuvienphapluat.vn Một số kênh tham khảo khác.
PHỤ LỤC
PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ)
TT LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ I DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA
1. Theo tổng mức đầu tư:
Dự án sử dụng vốn đầu tư công 10.000 tỷ đồng trở lên 2. Theo mức độ ảnh hưởng đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả
năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên;
c) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên; d) Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;
đ) Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Không phân biệt tổng mức
II NHÓM A
II.1
1. Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt.
2. Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh.
3. Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia.
4. Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ.
5. Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất.
Không phân biệt tổng mức
đầu tư
II.2
1. Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ.
2. Công nghiệp điện. 3. Khai thác dầu khí.
4. Hóa chất, phân bón, xi măng. 5. Chế tạo máy, luyện kim.
6. Khai thác, chế biến khoáng sản. 7. Xây dựng khu nhà ở.
Từ 2.300 tỷ đồng trở lên
II.3 1. Dự án giao thông trừ các dự án quy định tại điểm 1 Mục II.2. 2. Thủy lợi.
3. Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật. 4. Kỹ thuật điện.
5. Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử. 6. Hóa dược.
7. Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm 4 Mục II.2.
Từ 1.500 tỷ đồng trở lên
8. Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm 5 Mục II.2. 9. Bưu chính, viễn thông.
II.4
1. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. 2. Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
3. Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới.
4. Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các Mục I.1, I.2 và I.3.
Từ 1.000 tỷ đồng trở lên
II.5
1. Y tế, văn hóa, giáo dục;
2. Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình; 3. Kho tàng;
4. Du lịch, thể dục thể thao;
5. Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại Mục II.2.
Từ 800 tỷ đồng trở lên
III NHÓM B
III.1 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.2 Từ 120 đến 2.300 tỷ đồng
III.2 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.3 Từ 80 đến 1.500 tỷ đồng
III.3 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.4 Từ 60 đến 1.000 tỷ đồng III.
4 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.5
Từ 45 đến 800 tỷ đồng
IV.1 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.2 Dưới 120 tỷ đồng
IV.2 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.3 Dưới 80 tỷ đồng
IV.3 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.4 Dưới 60 tỷ đồng IV.4 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.5 Dưới 45 tỷ đ
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ tên người nhận xét: Chức vụ:
Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên Trịnh Phương Nhung
Khóa: CQ55 ; Lớp niên chế: CQ55/62.01
Đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong- Chi nhánh Thăng Long”.
Nội dung nhận xét:
1. Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên
... ...
2. Về ý thức kỉ luật, tuân thủ quy định của đơn vị thực tập
... ...
3. Về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm
... ...
4. Về kiến thức chuyên môn
... ... Hà Nội, ngày tháng năm
Người nhận xét
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Họ tên của người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Phương Anh
Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên Trịnh Phương Nhung
Khóa: CQ55 ; Lớp niên chế: CQ55/62.01
Đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong- Chi nhánh Thăng Long”.
Nội dung nhận xét
1. Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên
... ...
2. Về chất lượng và nội dung của luận văn/ đồ án
... ...
Hà Nội, ngày tháng năm
- Điểm + Bằng số:………… Người nhận xét
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN
Họ và tên người phản biện:
Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên Trịnh Phương Nhung
Khóa: CQ55 ; Lớp niên chế: CQ55/62.01
Đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong- Chi nhánh Thăng Long”.
Nội dung nhận xét: ... ... ... ... ... ...
Điểm – Bằng số: Hà Nội, ngày tháng năm
Bằng chữ: Người nhận xét