Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: Thu thập thông tin và hồ sơ cần thiết đáp ứng theo danh mục hồ sơ bắt buộc được quy định theo từng sản phẩm cụ thể áp dụng cho KHDN ban hành theo từng thời kỳ và các hồ sơ liên quan khác (nếu cần thiết). Thông thường danh sách hồ sơ vay vốn bao gồm:
+ Quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư.
+ Quyết định bổ nhiệm một số chức danh chủ chốt của doanh nghiệp. + Điều lệ công ty
Hồ sơ tài chính của chủ đầu tư:
+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được thông qua.
+ Báo cáo tài chính tối thiểu 2 năm gần nhất có xác nhận của kiểm toán. + Báo cáo kế toán
Hồ sơ vay vốn:
+ Giấy đề nghị vay vốn.
+ Dự án, phương án kinh doanh đã được thông qua và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Hồ sơ về kế hoạch trả nợ và đảm bảo khoản vay.
- Thực hiện kiểm tra, phân tích, đánh giá, đối chiếu chi tiết giữa bản gốc và bản sao mà KH cung cấp đảm bảo tính đầy đủ, hợp lệ, chân thực, hợp pháp và nhất quán của hồ sơ theo quy định của từng sản phẩm
Bước 2: Kiểm tra, phân tích và đánh giá hồ sơ tín dụng:
Kiểm tra danh sách đen gian lận, danh sách nghi ngờ gian lận.
Kiểm tra, phân tích, đánh giá trực tiếp khách hàng về: cơ sở SXKD, trụ sở/ văn phòng, sổ sách/ chứng từ/ hồ sơ liên quan, tính trạng TSBĐ của khách hàng (nếu có). Ngoài ra ĐVKD cần kiểm tra, phân tích, đánh giá thêm tư cách/ năng lực của Chủ Doanh nghiệp và TSBĐ của Chủ Doanh nghiệp/ TSBĐ của cổ đông góp vốn vào Doanh nghiệp (trong trường hợp khoản cấp tín dụng được đảm bảo bằng TSBĐ của Chủ Doanh nghiệp/ cổ đông góp vốn của Doanh nghiệp).
Kiểm tra, phân tích, đánh giá hồ sơ tín dụng: bằng cách kiểm tra hồ sơ pháp lý của khách hàng theo đúng quy định của TPBank và pháp luật, kiểm
tra, phân tích, đánh giá năng lực tài chính, năng lực hoạt động kinh doanh của khách hàng, thông tin tín dụng của khách hàng và người có liên quan hoặc người có liên hệ đảm bảo. Ngoài ĐVKD thu thập thêm các thông tin khách liên quan đến khách hàng (như thông tin về tình hình kinh tế, lĩnh vực SXKD, dự án đang đề nghị tài trợ, TSBĐ, chất lượng dư nợ tại các TCTD…)
Thẩm định hồ sơ tín dụng: Lãnh đạo P.KD/ Trưởng nhóm KHDN/ Lãnh đạo ĐVKD có trách nhiệm thẩm định các nội dung mà CVQHKH đã kiểm tra, phân tích, đánh giá nêu trên.
Bước 3: Hoàn thiện tờ trình và đề xuất cấp tín dụng:
Lập tờ trình kiểm tra, phân tích, đánh giá, đề xuất cấp tín dụng theo những nội dung đã được thẩm định ở bước trước kèm theo những điều kiện nếu có: Chính sách giá, phí,… áp dụng đối với khách hàng.
Đề xuất cấp tín dụng lên cấp phê duyệt: CVQHKH trình tờ trình và toàn bộ hồ sơ tín dụng kèm danh mục hồ sơ lên lãnh đạo P.KD/ Trưởng nhóm KHDN. Lãnh đạo P.KD/ Trưởng nhóm KHDN thực hiện phê duyệt nêu ý kiến đồng ý/ không đồng ý với các ý kiến đánh giá, phân tích của CVQHKH, đề xuất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng (có nêu rõ lý do/ ý kiến bổ sung (nếu có)) và CVQHKH thực hiện trình lãnh đạo ĐVKD. Lãnh đạo ĐVKD phải nêu rõ ý kiến đồng ý/ không đồng ý với các ý kiến đánh giá, phân tích của CVQHKH và ý kiến thẩm định của lãnh đạo P.KD/ Trưởng nhóm KHDN và đề xuất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng (có nêu rõ lý do/ ý kiến bổ sung (nếu có)) tại tờ trình.
Kết hợp với Phòng thẩm định thực tế (Sitecheck) để thẩm định tính thực tế của hồ sơ và hoàn thiện ý kiên thẩm định trình hồ sơ lên P.TTD/CGPD.
Bước 4: Tiếp nhận và tái thẩm định hồ sơ: Sau khi nhận được hồ sơ từ NV TTD/CGPD kiểm tra tính phù hợp của hồ sơ và thẩm quyền phê duyệt
(TQPD) so với quy định của sản phẩm. Sau đó, TTD/CGPD sẽ thực hiện tái thẩm định hồ sơ theo những nội dung đã được nêu tại tờ trình của ĐVKD.
Bước 5: Phê duyệt tín dụng: CGPD nêu ý kiến phê duyệt độc lập tại tờ trình của ĐVKD. Phần ý kiến phê duyệt phải dựa trên tiêu chí của sản phẩm và thể hiện được các nội dung sau (*): Đồng ý cấp tín dụng theo đề xuất của ĐVKD/ hoặc đồng ý cấp tín dụng với các điều kiện bổ sung/ hoặc không đồng ý cấp tín dụng có nêu rõ lý do.
Bước 6: Tổng hợp kết quả phê duyệt, gửi thông báo cấp tín dụng hay từ chối cấp tín dụng tới KH và lưu hồ sơ tín dụng.