Nội dung thẩm định

Một phần của tài liệu 161 HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH dự án đầu tư tại NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG – CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 47 - 49)

Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn

Thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án

Trong phần này cán bộ thẩm định xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ… Trên cơ sở các dự án tương tự đã thực hiện và được xem xét ở giai đoạn thực hiện dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ, về các hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư…) cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì sẽ tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt đựơc mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà TPBank sẽ tham gia vào dự án.

Cán bộ thẩm định sẽ xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn xem đã hợp lý hay chưa; khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Tiếp đó cán bộ thẩm định xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn thực hiện dự án có hợp lý hay không và thông thường thì vốn chủ sở hữu phải tham gia đầu tư trước.

 Thẩm định nguồn vốn đầu tư.

Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, các cán bộ thẩm định rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu. Chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án.

Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án.

Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Việc xác định hiệu quả về mặt tài chính của dự án có chính xác hay không còn phụ thuộc vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên các cán bộ thẩm định sẽ lượng hoá những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể như sau:

Đánh giá tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa TSCĐ, khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả.

Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm.

Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp.

Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức độ vốn lưu động tự có của chủ dự án để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.

Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách.

Một phần của tài liệu 161 HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH dự án đầu tư tại NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG – CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 47 - 49)