Các phương pháp thẩm định

Một phần của tài liệu 161 HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH dự án đầu tư tại NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG – CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 49 - 51)

2.2.2.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự.

Đây là phương án thường được các nhà thẩm định sử dụng trong công tác thẩm định dự án tại TPBank. Thẩm định theo trình tự cơ bản gồm 2 bước: thẩm định khái quát và thẩm định chi tiết.

1) Thẩm định khái quát: Căn cứ vào hồ sơ dự án mà khách hàng cung cấp, cán bộ Ngân hàng sẽ đánh giá những vấn đề cần phải làm rõ. Trong bước này cán bộ sẽ có cách nhìn khái quát về dự án như: quy mô, vai trò và mô tả chung về dự án. Đồng thời đây là bước giúp cán bộ rà soát lại hồ sơ tín dụng của khách hàng, nếu còn hồ sơ còn thiếu sót, chưa đầy đủ có thể yêu cầu khách hàng bổ sung hoàn thiện thêm.

2) Thẩm định chi tiết: Sau khi thẩm định khái quát đã xong cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định từng từng lớp đối với nội dung của dự án từ vấn đề pháp lý cho đến hiệu quả đầu tư và biện pháp trả nợ. Cuối cùng sẽ đưa ra nhận xét cho từng mục cụ thể và kết luận kết quả thẩm định của dự án có được phép cấp tín dụng hay không

Sử dụng phương pháp này có ưu điểm là rất hiệu quả và có độ chính xác cao. Nhưng do phải trải qua nhiều khâu thẩm định và đối tượng thẩm định

nên quy trình thẩm định hay quy trình cấp tín dụng có thể diễn ra trong khoảng thời gian khá lâu.

Ý kiến cá nhân: phương pháp này được các cán bộ thẩm định TPBank sử dụng rất hiệu quả và hợp lý và mang lại kết quả khả quan, tuy phải trải qua nhiều khâu thẩm đinh, xem xét dự án nhưng cán bộ ngân hàng luôn tích cực đẩy nhanh tốc độ cấp tín dụng kịp thời cho cấc dự án có tính khả thi cao. Từ đó cũng tạo ra tính cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường tín dụng.

2.2.2.2. Phương pháp so sánh chỉ tiêu.

Đây là phương pháp thẩm định đơn giản và được sử dụng khá phổ biến tại tất cả các Ngân hàng và trong đó có cả TPBank- chi nhánh Thăng Long. Sử dụng phương pháp này giúp cho việc đánh giá tính hợp lý và chính xác các chỉ tiêu của dự án. Cán bộ thẩm định cần thực hiện so sánh, đối chiếu các số liệu, chỉ tiêu, nội dung của dự án đầu tư với các chuẩn mực mà pháp luật quy định. Từ đó đưa ra quyết định có đầu tư vào dự án hay không? Phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉ tiêu sau:

Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn vê cấp công trình nhà nước quy định.

Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị.

Tiêu chuẩn về sự phù hợp của sản phẩm đối với thị trường

Kiểm tra các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư

Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư.

Mức độ tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu, công nhân, chi phí quản lý có thích hợp hay không?

Một số chỉ tiêu khách tùy theo từng lĩnh vực, ngành nghề hoạt động. Sử dụng phương pháp này có ưu điểm là đã có sẵn những tiêu chuẩn, định mức để so sánh với các chỉ tiêu của dự án từ đó đánh giá được mức độ hiệu quả, hợp lý của dự án. Nhưng khi sử dụng phương pháp này sẽ rất dễ gặp

trường hợp so sánh máy móc cứng nhắc, dễ mang tâm lý chủ quan của cán bộ thẩm định.

Ý kiến cá nhân: Phương pháp so sánh chỉ tiêu là phương pháp được các cán bộ thẩm định tại TPBank CN Thăng Long thường xuyên sử dụng. Tại đây, các cán bộ sử dụng phương pháp này một cách rất linh hoạt, các chỉ tiêu được dụng để so sánh được lấy từ các dự án có tính chất trương tự đã thực hiện và đem lại kết quả tốt. Nhưng nói chung, trên thực tê không có 2 dự án nào có thể giống nhau hoàn toàn nên các chỉ tiêu được mang ra so sánh chỉ mang tính chất tương đối và chưa thể chính xác hoàn toàn.

- Ngoài các phương pháp trên còn có một số phương pháp mà Ngân hàng có thể sử dụng như: phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp triệt tiêu rủi ro và phương pháp dự báo…

=> Do có nhiều phương pháp mà cán bộ thẩm định có thể sử dụng, mà mỗi phương pháp lại có những ưu, nhược điểm nhất định cho nên yêu cầu đặt ra đối với cán bộ thẩm định là rất cao, làm sao để hạn chế được hết mức những nhược điểm của mỗi phương pháp cũng như phát huy được những điểm tích cực của mỗi phương pháp đó. Do vậy để thẩm định một dự án các cán bộ thẩm định sẽ không chỉ sử dụng một phương pháp nhất định mà sẽ sử dụng kết hợp hài hoà nhiều phương pháp khách nhau để thực hiện mục tiêu đó.

Một phần của tài liệu 161 HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH dự án đầu tư tại NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG – CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 49 - 51)