Hạn chế cần khắc phục

Một phần của tài liệu 161 HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH dự án đầu tư tại NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG – CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 78 - 80)

Những thành tích trong công tác thẩm định như đã đề cập ở trên là điều không thể phủ nhận song bên cạnh đó, công tác này vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế như sau:

-Thứ nhất: Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư về mặt tài chính, việc tính toán một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp xin đi vay nhiều khi chỉ mang tính hình thức hay nếu có nhận xét đánh giá thì chỉ tiêu đó lại thiếu cơ sở do không có những số liệu định mức cụ thể để so sánh (các số liệu tài chính của khách hàng xin vay liệu có cung cấp một cách chính xác, bảo đảm chất lượng thông tin hay không, một số chỉ tiêu bình quân trong

cùng ngành dùng để so sánh thực sự có đúng?...). Trong một số trường hợp thì cán bộ thẩm định đã có nhiều kinh nghiệm thì có thể đem ra so sánh với các dự án cùng loại mà rút ra đánh giá chỉ tiêu đó là tốt hay xấu, nhưng hầu hết đây cũng là một yếu tố chưa chắc chắn và có thể dẫn đến rủi ro, còn đối với cán bộ ít kinh nghiệm thì thật là khó khăn để đưa ra quyết định giải ngân.

- Thứ hai, về phương pháp, chi nhánh chủ yếu áp dụng phương pháp truyền thống, chưa có phương pháp thẩm định riêng áp dụng cho từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh đó đôi khi cán bộ thẩm định với lối tư duy cũ, tư duy đường mòn theo kinh nghiệm của bản thân mà sử dụng một số phương pháp thẩm định nhất định mà chưa sử dụng hết các phương pháp khác để có thể đạt hiệu quả thẩm định một cách cao nhất.

- Thứ ba, nội dung phân tích đôi khi còn chưa đảm bảo do một số chỉ tiêu nhỏ không được cán bộ tín dụng quan tâm, vì thế mà chưa có được cái nhìn khái quát cũng như sâu rộng về vấn đề cần phân tích. Bên cạnh đó hệ thống chỉ tiêu đánh giá còn chung chung, chưa có sự phân biệt theo các loại dự án cụ thể.

- Thứ tư, về thông tin: chủ yếu mang tính chất chủ quan của người cung cấp mà phần lớn từ khách hàng vay vốn. Do vậy thường bị hạn chế về số lượng và chất lượng thông tin.

- Thứ năm, mô hình tổ chức tại chi nhánh cũng như các điểm giao dịch khác trong toàn hệ thống TPBank thì mô hình này còn đang rất mới, vì thế còn cần có thời gian hơn nữa để đánh giá một cách cụ thể mức độ hiệu quả của nó. Bên cạnh đó mô hình này còn có nhược điểm là cần nhiều thủ tục, do vậy nếu có sự bất đồng ý kiến của các cán bộ thẩm định thì cũng gây giảm chất lượng trong công tác thẩm định.

- Thứ sáu, về vai trò tư vấn: Chủ yếu cán bộ thẩm định chỉ tư vấn cho chủ đầu tư về việc hoàn thiện dự án cho đầy đủ giấy tờ cần thiết quy định và

một số yêu cầu cần thay đổi sơ bộ mà chưa đi cụ thể về các chỉ tiêu để có được một dự án đầu tư mang tính hiệu quả và khả thi nhất.

- Thứ bảy, về dự đoán rủi ro: Tại Ngân hàng chưa có bộ phận riêng chuyên thực hiện việc thu thập thông tin và phân tích đánh giá rủi ro. Vì thế, vấn đề dự báo và đưa ra phương pháp phòng ngừa rủi ro còn chưa thực sự tốt mà chủ yếu chỉ là những phán đoán theo kinh nghiệm và chưa có tính khoa học.

- Cuối cùng là kết quả thẩm định chỉ mang tính đánh giá nhận xét mà chưa đưa ra giải pháp để từ đó mà nhà đầu tư có thể thay đổi, chỉnh sửa sao cho dự án là khả thi hơn. Bên cạnh đó việc nhận biết rủi ro cũng cần được tăng cường hơn nữa để từ đó đưa ra được biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu 161 HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH dự án đầu tư tại NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG – CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 78 - 80)