Giới thiệu bài:

Một phần của tài liệu GA 5 TUAN 13-14-15-16 (Trang 26 - 29)

GV nêu MĐ, YC của tiết học

1. Hoạt động 1. Hớng dẫn HS nghe - viết

- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Chuỗi ngọc lam. HS theo dõi trong

SGK.

- GV hỏi HS về nội dung đoạn đối thoại. (Chú Pi – e biết Gioan lấy hết tiền dành dụm từ con lợn đất để mua tặng chị chuỗi ngọc đã tế nhị gỡ mảnh giấy ghi giá tiền để cô bé vui vì mua đợc chuỗi ngọc tặng chị)

- HS đọc thầm lại đoạn văn, chú ý cách viết các câu đối thoại, các câu hỏi, câu cảm,

các từ ngữ các em dễ viết sai. (VD: Trầm ngâm, lúi húi, rạng rỡ,..)

- HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết. GV đọc cho các em soát lại toàn bài; chấm, chữa bài.

2. Hoạt động 2. Hớng dẫn HS làm bài tập chính tả

Bài tập 2

- GV cho HS lớp mình làm BT2a; nêu yêu cầu của bài tập; lu ý HS có thể sử dụng từ điển để tìm từ ngữ.

- HS trao đổi nhanh trong nhóm nhỏ. GV yêu cầu mỗi nhóm tìm những từ ngữ chứa cả 4 cặp tiếng trong bảng

-4 nhóm HS thi tiếp sức. Mỗi em chạy lên bảng viết nhanh từ ngữ tìm đợc.

- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung; đánh giá các nhóm tìm đợc đúng nhanh nhiều từ ngữ.

Bài tập 3

- GV nhắc HS ghi nhớ điều kiện bài tập đã nêu : chữ ở các ô số 1 có vần ao hoặc an,

chữ ở các ô số 2 bắt đầu bằng ch hoặc tr.

- Cả lớp đọc thầm đoạn văn Nhà môi trờng 18 tuổi.

- HS làm việc cá nhân, điền vào ô trống (trong VBT) hoặc viết những chữ đúng để hoàn chỉnh mẫu tin.

- 2-3 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. Mỗi HS làm bài xong, đọc lại mẩu tin đã đợc điền chữ hoàn chỉnh. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm.

- Một HS đọc lại mẩu tin đã đợc điền chữ đúng.

- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng : (hòn )đảo, (tự)hào, dạo (trầm), trọng, tàu , (tấp)

vào, trứơc (tình hình đó), (môi) trờng, (tấp) vào, chở (đi), trả (lại)

Hoạt động nối tiếp

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS ghi nhớ những từ đã ôn luyện để không viết sai chính tả. Về nhà tìm

thêm 5 từ ngữ bắt đầu bằng tr/ ch (hoặc có vần ao / au).

Khoa học:

gốm xây dựng: Gạch, ngói i- Mục tiêu

- Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói.

- Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng. - Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng : gạch, ngói.

ii- đồ dùng dạy học– - Hình trang 56, 57 SGK

- Su tầm thông tin và tranh ảnh về đồ gốm nói chung và gốm xây dựng nói riêng. - Một vài viên gạch, ngói khô; chậu nớc.

iii- Hoạt động dạy học

1. Hoạt động 1: Thảo luận Bớc 1: Làm việc theo nhóm

Nhóm trởng điều khiển nhóm mình sắp xếp các thông tin và tranh ảnh su tầm đợc về các loại đồ gốm và giấy khổ to tuỳ theo sáng kiến của mỗi nhóm.

Bớc 2: Làm việc cả lớp.

- Các nhóm treo sản phẩm lên bảng và cử ngời thuyết trình. - Tiếp theo, GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:

+ Tất cả các loại đồ gốm đều đợc làm bằng gì? + Gạch, ngói khác đồ sành, sứ ở điểm nào?

Kết luận:

- Tất cả các lọai đồ gốm đều đợc làm bằng đất sét.

- Gạch ngói hoặc nồi đất,…đợc làm từ đất sét, nung ở nhiệt độ cao và không tráng men. Đồ sành, sứ đều là những đồ gốm đợc tráng men. Đặc biệt đồ sứ đợc làm bằng đất sét trắng, cách làm tinh xảo.

2. Hoạt động 2: Quan sát Bớc 1:

Nhóm trởng điều khiển nhóm mình làm các bài tập ở mục Quan sát trang 56, 57

SGK. Th kí ghi lại kết quả quan sát vào giấy theo mẫu sau:

Hình Công dụng Hình 1 Hình 2a Hình 2b Hình 2c Hình 4

Tiếp theo, nhóm trởng điều khiển nhóm mình trả lời câu hỏi: Để lợp mái nhà ở hình 5, hình 6 ngời ta sử dụng loại ngói nào ở hình 4?

Bớc 2: làm việc cả lớp.

- Đại diện từng nhóm trình bầy kết quả làm việc của nhóm mình. - GV chữa bài (nếu cần)

Dới đây là đáp án:

Hình Công dụng

Hình 1 Dùng để xây trờng

Hình 2a Dùng để lát sân hoặc vỉa hè.

Hình 2b Dùng để lát sàn nhà

Hình 2c Dùng để ốp tờng

Hình 4 Dùng để lợp mái nhà

+ Mái nhà ở hình 5 đợc lợp bằng ngói ở hình 4c. + Mái nhà ở hình 6 đợc lợp bằng ngói ở hình 4a.

Kết luận:

Có nhiều loại gạch và ngói. Gạch dùng để xây tờng, lát sân, lát vỉa hè, sát sàn nhà. Ngói dùng để lợp mái nhà.

3. Hoạt động 3: Thực hành

Bớc 1 : Nhóm trởng điều khiển nhóm mình:

- Quan sát kĩ một viên gạch hoặc viên ngói rồi nhận xét. (thấy có rất nhiều lỗ nhỏ li ti)

- Làm thực hành: Thả một viên gạch hoặc ngói khô vào nớc, nhận xét xem có hiện t- ợng gì xảy ra. Giải thích hiện tợng đó.

(HS dễ dàng nhận thấy có vô số bọt nhỏ từ viên gạch hoặc viên ngói thoát ra, nổi lên mặt nớc. Giải thích: Nớc tràn vào các lỗ nhỏ li ti của viên vạch hoặc viên ngói, đẩy không khí ra tạo thành các bọt khí).

Bớc 2:

- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thực hành và giải thích hiện tợng. - Tiếp theo, GV nêu các câu hỏi:

+ Điều gì sẽ xảy ra nêu ta đánh rơi viên gạch hoặc viên ngói? + Nêu tính chất của gạch nói

Kết luận:

Gạch, ngói thờng xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ. Vì vậy, cần phải lu ý khi vận chuyển để tránh bị vỡ.

Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2009.

Toán: Luyện tập I. Mục tiêu:

Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thơng tìm đợc là một số thập phân và vận dụng trong giảI toán có lời văn.

II. Các hoạt động dạy học.

1. Hoạt động 1: Rèn kỹ năng chia 2 số tự nhiên

Bài 1 : HS tự làm , gọi HS lên làm bài

Khi chữa bài cho HS nêu cách thực hiên tính giá trị biểu thức Kết quả là:

a) 16,01 ; b) 1,89 ; c) 1,67 ; d) 4,38. - GV nhắc lại quy tắc thứ tự thực hiện các phép tính.

2. Hoạt động 2 : Giải toán

Bài 3 : HS tóm tắt bài toán , tự giải

Tóm tắt Bài giải

Chiều dài : 24m Chiều rộng của mảnh vờn là:

Chiều rộng bằng 5

2 chiều

dài 24 x 5

2= 9,6 (m)

Tính chu vi? diện tích? Chu vi mảnh vờn là:

(24 + 9,6) x 2 = 67,2 (m) Diện tích mảnh vờn là:

24 x 9,6 = 230,4 (m2)

Đáp số: 67,2m; 230,4 m2

Bài 4 HS tự làm bài rồi chữa bài. Đáp số: 20,5 km.

Bài 2: ( Nếu còn thời gian GV cho HS khá làm thêm) GV gọi 2 HS lên bảng làm 2 bài. Cả lớp làm bài vào vở.

8,3 x 0,4 ( = 3,32) đồng thời một HS làm 8,3 x 10 : 25 (= 3,32). Gọi 1 HS nhận xét 2 kết quả tìm đợc.

- GV giải thích lí do vì 10 : 25 = 0,4 và nêu tác dụng chuyển phép nhân thành phép chia ( do 8,3 x 10 khi tính nhẩm có kết quả là 83)

3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò

- Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau.

Luyện từ và câu: ôn tập về từ loại I- Mục tiêu

- Nhận biết đợc danh từ chung, danh từ riêng trong bài tập 1; nêu đợc quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học (BT2); tìm đợc đại từ xng hô theo yêu cầu của BT3; thực hiện đ- ợc yêu cầu của BT4( a, b, c).

- HS khá giỏi làm đợc toàn bộ bài tập 4.

II chuẩn bị:

- Vở BT.

iii- các hoạt động dạy học

1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:

HS đặt câu sử dụng một trong các cặp quan hệ từ đã học.

Một phần của tài liệu GA 5 TUAN 13-14-15-16 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w