Hình thái bề mặt và thành phần của vật liệu K3AlF6:Mn4+@rGO

Một phần của tài liệu Tổng hợp bột huỳnh quang rgok3aif6mn4+ phát quang ánh sáng đỏ định hướng trong chế tạo điốt phát quang ánh sáng trắng (Trang 56 - 57)

Sau khi nghiên cứu tính liên kết giữa màng rGO và tinh thể K3AlF6:Mn4+, mẫu được chụp ảnh SEM để xác đinh sự có mặt của rGO trong mẫu và sự bao bọc của màng rGO xung quanh các hạt bột huỳnh quang. Ảnh SEM trong hình 3.14 cho thấy trên mẫu xuất hiện một số vùng tồn tại các lớp màng màng mỏng được cho là rGO nằm phía ngoài các hạt K3AlF6:Mn4+.

Hình 3.14 Ảnh FESEM và phổ EDX của mẫu K3AlF6: 6 mol.% Mn4+ở nhiệt độ phản ứng 30 oC, bọc rGO

Tuy nhiên rất khó để quan sát rõ ràng được các màng rGO bao bọc xung quanh các hạt bột huỳnh quang. Nguyên nhân không quan sát được các màng rGO khi lượng rGO thấp có thể là do trong quá trình rung siêu âm với tần số cao, lớp màng rGO bị tách rời và tách thành các màng mỏng có kích thước nhỏ bao xung quang các hạt bột huỳnh quang có kích thước lớn hơn rất nhiều so với màng rGO. Kết quả phân tích EDX cho thấy các hạt bột huỳnh quang có tồn tại một lượng cacbon nhất định, điều này có thể khẳng định các màng rGO đã tồn tại xung quanh các hạt bột huỳnh quang.

Để khẳng định rõ ràng hơn sự bao bọc của các màng rGO bao xung quanh các hạt bột huỳnh quang, mẫu đã được chụp ảnh TEM. Hình 3.15 là ảnh TEM của các mẫu khi được bọc rGO với tỷ lệ khối lượng rGO 40 ppm và 80 ppm. Từ ảnh TEM có thể quan sát được phía bề ngoài các hạt bột huỳnh quang được bao xung quang bởi các màng rGO. Như vậy với các phép phân tích ở trên và ảnh

44

TEM thu được từ các mẫu, có thể khẳng định rằng các hạt bột K3AlF6:Mn4+ đã được bọc bởi các màng rGO.

Hình 3.15 Ảnh TEM của mẫu rGO @K3AlF6:6 mol.% Mn4+ở nhiệt độ phản ứng 30 oC, a) 40 ppm và b) 80 ppm.

Một phần của tài liệu Tổng hợp bột huỳnh quang rgok3aif6mn4+ phát quang ánh sáng đỏ định hướng trong chế tạo điốt phát quang ánh sáng trắng (Trang 56 - 57)